Ôn tập: Các dạng bài 1, 2, 3
ÔN TẬP CÁC DẠNG BÀI:
+ Dạng 1: Chính tả
+ Dạng 2: Dấu câu
+ Dạng 3: Từ trái nghĩa ..
Dạng 1
Khi viết chính tả, học sinh cần có những lưu ý sau:
Về dấu câu:
- Đầu câu tiêu đề, lời nói đầu, các chương, mục, điều, kết luận … của văn bản.
- Đầu câu sau dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!)...
- Đầu dòng sau dấu chấm (.), dấu chấm phẩy (;), xuống dòng ...
- Đầu trong dấu hai chấm mở, đóng ngoặc kép: “….” (đoạn trích đầy đủ nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm)....
Viết hoa
- Chỉ tên người: Viết hoa tất cả chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng như: Hồ Chí Minh, Nam Cao, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Viễn Phương, Chính Hữu...
- Chỉ tên riêng của các địa danh, tổ chức kinh tế, xã hội như: Việt Nam, Hà Nội, Sài Gòn, Tập đoàn Sông Đà, Hội Khuyến học...
- Chỉ các danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập, Nghệ sĩ Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân...
- Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ như: Kỷ niệm ngày Quốc khánh; Kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Giải phóng miền Nam 30/4; Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dạng 2
- Đặt dấu câu đúng cách liên quan đến việc viết đúng ngữ pháp và chính tả.
- Lưu ý về các dấu câu:
- dấu chấm (.)
- dấu hỏi (?)
- dấu cảm (!)
- dấu lửng (…)
- dấu phẩy (,)
- dấu chấm phẩy (;)
- dấu hai chấm (:)
Dạng 3
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…
Hướng dẫn tự học
Bước 1: Xem video hướng dẫn của giáo viên
Bước 2: Hoàn thành các bài tập/bài kiểm tra tương ứng
Sau khi đã xem video, bạn nên tiến hành làm bài tập liên quan. Bài tập này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và kỹ năng.
Bước 3: Thực hiện các game tương tác
Sau khi hoàn thành bài tập, bạn có thể tham gia vào các trò chơi hoặc hoạt động tương tác liên quan đến bài học
Ngoài ra, các bạn có thể thảo luận và trao đổi với giáo viên tại mục "Thảo luận"