Thành Phần Của Nước Mắm Gồm Có Gì? Cách Làm Dưa Món Ngâm Nước Mắm
Nước mắm là một loại gia vị nổi tiếng của Việt Nam, nó không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn chứa nhiều dưỡng chất.
Thành phần của nước mắm gồm có gì?
Nước mắm chứa nhiều dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe, dưới đây là những chất dinh dưỡng nổi bật có trong nước mắm:
- 34 calo
- 5g chất đạm
- 3,6g carbs
- 288mg kali
- 0g cholesterol
- 43mg canxi
- 12IU vitamin A
- 0,4mg vitamin B6
- 0,5mg vitamin C
- 175mg magie
- 0,8mg sắt
Những thành phần này điều cần thiết cho cơ thểm tuy nhiên nước mắm có vị mặn, nên bạn cần ăn đúng cách và vừa phải, như vậy mới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước mắm có tác dụng gì?
Nước mắm không chỉ là một nguyên liệu giúp món ăn thêm đậm đà và thơm ngon, mà khi bạn sử dụng đúng cách nó còn mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Cung cấp nguồn khoáng chất phong phú
Nước mắm chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Natri là thành phần chính, cùng các khoáng chất quan trọng khác như kali, phốt pho, và magie. Đây điều là những dưỡng chất có khả năng giúp điều hòa nước cho cơ thể, củng cố xương và hỗ trợ các chức năng sinh lý. Ngoài ra, nước mắm còn chứa canxi, sắt, kẽm và selen... đây cũng là những chất dinh dưỡng cần thiết.
Nước mắm không chứa gluten
Những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten có thể yên tâm sử dụng nước mắm, vì nó không chứa gluten. Trong nhiều loại ngũ cốc hay lúa mì đều có gluten, do đó bạn có thể dùng nước mắm thay thế cho các loại gia vị có chứa gluten như nước tương. Như vậy bạn sẽ ăn uống ngon lành mà không lo lắng về gluten.
Chứa ít calo, nêm nếm không lo tăng cân
Nước mắm không chỉ làm món ăn tròn vị và ngon hơn, mà nó cũng là một gia vị có lượng calo thấp, giúp kiểm soát lượng calo tốt hơn khi nấu ăn. Trong 1 thìa canh nước mắm chỉ chứa khoảng 10 calo, là lựa chọn lý tưởng để tăng hương vị mà không ảnh hưởng đến cân nặng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nêm nếm vừa ăn, không ăn quá mặn vì nó có hại cho sức khỏe.
Tăng hương vị cho món ăn, kích thích vị giác
Nước mắm là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. Với hương vị đặc trưng, vị mặn vừa phải, nước mắm được dùng để nêm nếm, tẩm ướp trong hầu hết các món ăn. Ngoài ra, nó còn là nguyên liệu quan trọng trong các loại nước chấm và sốt, giúp món ăn ngon miệng và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Nguồn cung cấp protein dồi dào
Nước mắm là một nguồn protein lý tưởng cho cơ thể. Chỉ với khoảng 14,7 ml nước mắm ( gần bằng 1 thìa nước mắm), là bạn đã bổ sung được 2g protein cho cơ thể. Đây là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, nó giúp tái tạo mô, phát triển và duy trì cơ bắp, đồng thời nó cũng hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Bổ sung vitamin B thiết yếu
Nước mắm là một nguồn bổ sung vitamin nhóm B dồi dào, khi tiêu thụ nước mắm thì bạn có thể nạp thêm cho cơ thể vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3. Nhóm chất dinh dưỡng này có tác dụng cần thiết trong quá trình sản xuất năng lượng, tăng cường hoạt động trao đổi chất và hỗ trợ chức năng não bộ.
Dùng nước mắm trong bữa ăn cũng là một cách tự nhiên và đơn giản để bổ sung các vitamin quan trọng này.
Giàu chứa chất chống oxy hóa
Những hợp chất chống oxy hóa trong nước mắm giúp chống lại các gốc tự do, giúp bảo vệ cơ thể. Không những vậy, các chất này còn giúp giảm stress oxy hóa và nâng cao sức khỏe. Nguyên liệu và quy trình sản xuất nước mắm có thể khiến lượng chất chống oxy hóa này thay đổi, điều này góp phần cũng giúp phân loại nước mắm.
Tác hại của nước mắm
Nước mắm là một loại gia vị ngon và có lợi khi bạn sử dụng vừa phải và đúng liều lượng, nếu bạn lạm dụng ăn quá nhiều nó có thể gây ra:
Khiến bạn dư thừa natri
Nước mắm có hàm lượng cao natri, do đó khi dùng bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa đủ. Nếu lạm dụng ăn quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như bị thận, huyết áp.
Nên khi ăn bạn cần điều chỉnh cho phù hợp, để cân bằng lượng natri nạp vào.
Có thể gây dị ứng
Nước mắm được tạo nên qua quá trình ủ chượp cá với muối hạt, sau đó cho vào thùng gỗ ủ. Nên những người bị dị ứng khi ăn cá cũng có thể bị dị ứng khi sử dụng nước mắm. Nếu bạn nằm trong những người này thì nên cân nhắc, hoặc thử ăn 1 ít rồi xem phản ứng của cơ thể xem có ổn không đã nhé!
Cách làm dưa món ngâm nước mắm
Món dưa món ngâm nước mắm giòn giòn, thơm ngon thường xuất hiện trong các mâm cơm ngày Tết, thường dùng để ăn kèm bánh chứng hay bánh tét. Để làm món ăn này tại nhà bạn có thể tham khảo cách làm sau:
Bước 1: Nguyên liệu
Để làm món này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1/2 quả đu đủ
- 300g củ kiệu
- 2 củ su hào
- 2 củ cà rốt
- 450g đường
- 4- 5 trái ớt
- 300ml nước mắm
Bạn nên chọn nguyên liệu tươi sạch, tránh bị héo hay có dấu hiệu hư hỏng.
Bước 2: Sơ chế rau củ
- Đu đủ rạch bên ngoài cho chảy mủ bớt, rửa sạch và cắt mỏng
- Cà rốt và su hào gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng
- Cho đu đủ, su hảo và cà rốt thái mỏng vào ngâm 30 phút với nước muối loãng, sau đó vớt ráo nước
- Củ kiệu bóc vỏ, cắt rễ, rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm nước muối loãng 30 phút, để ráo nước
- Ớt rửa sạch.
Bước 3: Sấy khô rau củ
- Cho cà rốt, su hào, đu đủ xanh và ớt vào sắp đều trong khay, tiếp đó cho vào nồi chiên không dầu sấy trong 15 phút, ở mức nhiệt khoảng 120 độ C
- Củ kiệu sấy riêng khoảng 5 phút, nhiệt độ để như sấy rau củ
- Sấy xong bạn cho ra đĩa để nguội.
Bước 4: Pha nước mắm
- Cho 2 chén nước mắm, 3 chén đường và 1/2 chén nước vào trong nồi, bật bếp và đun sôi
- Khuấy cho hỗn hợp tan hết, hạ lửa nhỏ
- Khi thấy đường tan hết thì tắt bếp.
Bước 5: Tiến hành ngâm dưa món
- Khi nước mắm cùng rau củ đã nguội tự nhiên thì tiếp tục ngâm dưa món
- Cho 1 lớp rau củ vào hũ thủy tinh sạch, rồi xếp 1 lớp củ kiệu, rồi một lớp rau củ 1 lớp củ kiệu đến khi nguyên liệu hết
- Cho nước mắm vào, đảm bảo nước mắm ngập hết phần rau củ
- Dùng vỉ nén xuống chặt, rồi đậy kín, cho hũ vào nơi thoáng mát bảo quản khoảng 2 ngày.
Bước 6: Thưởng thức
- Sau 2 ngày ngâm dưa món thì bạn đã có thể sử dụng
- Dưa món ngâm nước mắm có màu sắc đẹp mắt, vị chua ngọt vừa miệng, ăn giòn giòn, món ăn này bạn có thể ăn kèm cơm hay các loại bánh chưng, bánh tét.