Dwight D.Eisenhower: Tại Sao Kế Hoạch Thường Vô Dụng Nhưng Việc Lập Kế Hoạch Lại Thiết Yếu
1. Đôi nét về Dwight D.Eisenhower:
- Là người chịu trách nhiệm chỉ huy cuộc đánh chiếm châu Âu, ông tham gia sâu vào việc lập kế hoạch cho ngày quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy (D-Day).
- Sau chiến tranh, Eisenhower trở thành Tổng thống Hoa Kỳ (1953-1961), với những chính sách quan trọng như xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang và kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
- Ông được tôn vinh không chỉ vì tài thao lược quân sự mà còn vì những đóng góp lâu dài cho nước Mỹ trong thời kỳ hòa bình.
2. Quan điểm của tác giả:
"Khi chuẩn bị cho trận đánh, tôi luôn thấy các kế hoạch thật vô dụng, nhưng việc lập kế hoạch là không thể bỏ qua."
Người ta thường nói sự thật là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh; nếu đúng vậy thì Tướng Eisenhower đang nhắc nhở chúng ta rằng nạn nhân thứ hai của chiến tranh chính là việc lập kế hoạch. Không có gì theo đúng kế hoạch trong một trận đánh hay một cuộc chiến. Bản chất của chiến tranh là hỗn loạn. Tuy nhiên, bằng cách tính trước càng nhiều khả năng càng tốt, Eisenhower đã có thể đáp ứng các điều kiện hay thay đổi vì ông đã có thông tin cần thiết để đưa ra quyết định.
3. Điều cần thực hiện:
- Chấp nhận sự không hoàn hảo: Không có kế hoạch nào hoàn hảo, đặc biệt trong môi trường biến động, dễ thay đổi thì dự báo của bạn về các điều kiện tương lai càng ít chính xác. Việc lập kế hoạch nên thực hiện trong khoảng 6-12 tháng và điều chỉnh liên tục khi có biến động.
- Lập kế hoạch cho các tình huống: Để ứng phó sự cố bất ngờ, hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra, tập hợp nhóm nhỏ và làm việc với họ để xác định yếu tố tác động và đánh giá xác suất cũng như ảnh hưởng của chúng.
- Phân loại rủi ro: Phân chia rủi ro theo mức độ (cao/thấp) và chi phí (cao/thấp), tập trung vào các rủi ro cao/chi phí cao và rủi ro thấp/chi phí cao.
- Chuẩn bị kế hoạch dự phòng: Đối với rủi ro cao/chi phí cao, chuẩn bị các phương án dự phòng chi tiết nhưng chỉ chi tiết hóa nếu khả năng xảy ra trên 50%. Với rủi ro thấp/chi phí cao, chuẩn bị sơ lược.
- Nâng cao khả năng ứng phó: Xem xét các tình huống trước giúp tổ chức sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố không lường trước và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, giảm phụ thuộc vào may rủi.
4. Vận dụng:
- OKRs (Objectives and Key Results): Google triển khai OKRs nhằm tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, có thể điều chỉnh dựa trên hoàn cảnh thực tế và phản hồi thị trường. Phương pháp này thúc đẩy nhân viên thường xuyên đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch, phù hợp với nguyên tắc của Eisenhower về lập kế hoạch liên tục.
- Fail Fast: Văn hóa “Fail Fast” của Google khuyến khích nhân viên thử nghiệm các ý tưởng và thất bại sớm nếu không khả thi, để nhanh chóng điều chỉnh chiến lược. Điều này phản ánh sự chấp nhận rằng không thể có kế hoạch hoàn hảo, nhưng việc liên tục điều chỉnh và học hỏi là cần thiết.
5. Điều cần hỏi:
Câu 1: Tôi mong sẽ đóng vai trò nào trong quá trình lập kế hoạch của tổ chức?
Câu 2:Tôi có lập kế hoạch hằng năm cho bản thân và nhân viên của mình không?