
Tiêu Chí Nào Đánh Giá Chất Lượng Trà Tân Cương Thái Nguyên?
Trà Tân Cương Thái Nguyên là một loại trà có danh tiếng, được đánh giá cao về hương vị và chất lượng. Các tiêu chí để xác định phẩm trà còn dựa vừa nhiều yếu tố như hình, sắc, hương, vị...
Trà Tân Cương là gì?

Trà Tân Cương là tên gọi chung cho các loại trà được thu hái và sản xuất ở Tân Cương. Trà Tân Cương ban đầu được sử dụng bằng giống chè gốc được trồng tại Phú Thọ. Nhận thấy tiềm năng của loại chè này, ông Võ Văn Thiệt (còn được gọi là ông Đội Năm) đã mang giống chè này về vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên để canh tác. Điều bất ngờ là nhờ thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát mẻ cùng đất đai màu mỡ mà khi trồng ở đây cây chè phát triển tuyệt vời hơn. Từ đó, Tân Cương cho ra những lá trà chất lượng và nổi danh.
Trà Tân Cương không chỉ có hương thơm nồng nàn, đặc biệt khi uống trà, ban đầu sẽ là chát nhẹ và hậu vị ngọt lan tỏa trong miệng rất dễ chịu, trà không đắng, nên những ai đã từng uống thử, sẽ nhớ mãi loại trà ngon đến từ khu vực này.
Tiêu chí nào đánh giá chất lượng trà Tân Cương Thái Nguyên?
Lá trà xanh chính là nguyên liệu chính, giúp sản xuất hầu hết các loại trà có trên thị trường, nhờ cách thức sản xuất và kỹ thuật khác nhau, từ lá trà xanh đã tạo nên vô vàn loại trà hấp dẫn, từ trà xanh truyền thống, trà ô long, hồng trà, trà sen, trà Shan Tuyết... mỗi loại trà đều có hương vị đặc trưng.
Vậy nên để đánh giá trà ngon hay đánh giá chất lượng trà thì nó cũng còn tùy vào cá nhân mỗi người. Mỗi người sẽ có khẩu vị và thích với một hương vị trà nhất định. Ngoài ra, chất lượng nguyên liệu, công nghệ sản xuất, cách pha trà... cũng là những yếu tố góp phần đánh giá phẩm trà.
Dưới đây là những tiêu chí đánh giá chất lượng trà Tân Cương Thái Nguyên:
Hình dáng lá trà khô

Trước khi pha, bạn có thể quan sát búp trà khô để đánh giá sơ bộ về loại trà mà bạn đang sử dụng, nghệ nhân thường gọi yếu tố này là "hình". Mỗi dòng trà có quy trình sản xuất khác nhau nên sẽ có hình dáng đặc trưng riêng, ví dụ, đối với trà xanh khô thì búp trà thường cong cong như móc câu, cánh trà khô ráo, chắc chắn, có màu xanh mốc. Trong khi đó, trà ô long thì sẽ có dạng viên tròn, cuộn chặt, có loại trà ô long còn để thừa phần cuống trà ra để tạo hình như đuôi rồng, nhìn sẽ đẹp mắt và cao cấp hơn.
Mùi hương của trà
Thưởng trà không chỉ là uống mà còn phải cảm nhận mùi hương. Một loại trà Tân Cương Thái Nguyên ngon sẽ luôn có phần " hương" nhẹ nhàng, với hương cốm non tự nhiên, nó có thể có mùi hoa sen nhẹ hay mùi hoa lài nếu là dòng ướp hương.
Trà Tân Cương thường giữ được mùi trà xanh nguyên bản, hương dịu nhưng bền, dù hãm trà vài lần thì nó vẫn đọng lại mùi hương trên từng tách trà bạn uống.
Vị trà

" Vị' là tiêu chí quan trọng để đánh giá trà, tuy nhiên nó khá mang tính cá nhân hóa. Có nghĩa là mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng, có thể bạn thấy ngon nhưng người khác lại thấy không quá đặc sắc. Vì thế nên có nhiều loại trà Tân Cương ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trà chất lượng sẽ có điểm chung đó là dù pha 2- 3 lần thì mùi vị trà không dễ dang bị phai nhanh, nó vẫn giữ được vị chuẩn khi uống.
Màu nước trà sau khi pha

Hay còn gọi là “sắc” ý chỉ là màu của nước trà khi rót ra chén sau mỗi lần pha, nước trà là yếu tố giúp bạn đánh giá được chất lượng trà. Trà Tân Cương Thái Nguyên ngon khi pha và rót ra tách sẽ có màu vàng óng ánh hoặc xanh sáng, đôi khi có màu vàng tươi như mật ong, màu sắc nước trà cũng có thể thay đổi tùy loại trà.
Nhưng khi pha khoảng 2- 3 lần, nước trà vẫn trong và giữ được màu sắc đẹp, thì đó là trà ngon.
Lá trà sau khi pha
Sau khi pha, bạn có thể quan sát bã trà để đánh giá trà, tiêu chí này còn gọi là "hóa". Lá trà Tân Cương ngon sẽ bung nở đều, nhìn nó không khác gì hình dáng lá trà tươi nguyên vẹn, không hề bị vụn hay dập nát. Nó cũng biểu hiện nguyên liệu được chọn lựa kỹ.
Quy trình sản xuất trà Tân Cương
Để tạo ra những gói trà ngon, chất lượng, thì trà Tân Cương khi sản xuất trải qua 7 công đoạn như sau:
Thu hái chè

Nguyên liệu là điều then chốt để tạo nên trà chất lượng, trà Tân Cương cũng vậy, việc thu hoạch trà cần khéo léo và tỉ mỉ, sáng lọc và chọn những búp trà ngon nhất, công việc này thường diễn ra vào sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc. Người thợ sẽ hai lá chè tùy vào tiêu chuẩn, như 1 tôm, hay 1 tôm 1 lá, 1 tôm 2 lá... Hái xong chè được cho vào rổ sạch, thoáng, để tránh làm chè bị dập.
Làm héo trà
Chè tươi khi hái xong sẽ mang về xưởng để chế biến trong ngày, chè sẽ được trải mỏng trên nia tre hoặc nứa, đặt ở nơi thông thoáng để khô sương và giảm lượng nước trong lá chè, sau cứ 1 - 1.5 tiếng thì đảo trà một lần, để cho trà héo đều và không bị ẩm, cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm lá chè dập.
Lên men chè

Chè sẽ trải qua quá trình lên men trong tôn quay, quá trình này giúp là chè mềm dai, bề mặt trà có độ dính nhẹ, nắm vào tay không dễ rời ra, lá trà giai đoạn này sẽ chuyển sang màu xanh sẫm, mùi hăng sẽ nhường cho mùi thơm tự nhiên.
Vò chè
Tiếp đó, chè được vò bằng tay, bước này đòi hỏi nghệ nhân có tay nghề cao, việc này cũng giúp những lá trà vụn được loại ra, chỉ lấy những cánh trà ngon, nguyên vẹn. Vò chè xong sẽ cho vào cối vò để tạo hình cánh trà cho đẹp mắt.
Sao khô chè

Cho chè vào tôn quay để làm khô, quy trình này giúp định hình hương và vị trà, trà cũng được làm tơi ra và khi tôn quay đạt nhiệt độ chuẩn thì mới cho chè vào để sao. Tùy loại trà mà nhiệt độ và thời gian sao có thể khác nhau.
Lên hương
Sau khi sao khô, chè được chuyển ra nia, lúc này những cánh trà nào ngon sẽ được lọc và để riêng, sau đó lại cho vào tôn quay để giúp trà đạt hương vị và mùi hương tối ưu nhất. Như thế trà thành phẩm sẽ tuyệt vời hơn.