Cách Giữ Bình Tĩnh Trong Tình Huống Ứng Phó Khẩn Cấp
Trước một trường hợp cấp cứu, quan trọng là nhận ra những yêu cầu cả về cảm xúc và thể chất của những người liên quan, bao gồm chính bạn. Bạn nên quan tâm đến sức khỏe tâm lý của mình và phát hiện được khi căng thẳng xuất hiện hoặc tiến triển.
Khi bạn bình tĩnh và phản ứng có cân nhắc, những người xung quanh sẽ tin tưởng và tôn trọng bạn; đây là yếu tố then chốt giúp bạn đưa ra hoặc nhận về những thông tin chính xác từ nạn nhân hoặc nhân chứng. Nó bao gồm việc nhận thức và kiểm soát phản ứng của bạn, nhờ đó bạn có thể tập trung vào nạn nhân và đưa ra đánh giá sơ bộ.
Các bước quan trọng để ứng phó hiệu quả
Các hành động được miêu tả trong bài này giúp bạn tạo dựng lòng tin, giảm nhẹ trạng thái căng thẳng; giúp thúc đẩy bản năng đối mặt và hồi phục của nạn nhân. Các bước quan trọng để trở thành một người sơ cứu hiệu quả là:
6 bước giữ bình tĩnh khi gặp tình huống khẩn cấp
Bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc
Điều quan trọng là giữ bình tĩnh trong quá trình tiếp cận. Hãy suy xét các tình huống có thể gây khó khăn cho bạn và hướng giải quyết chúng. Để giúp những người xung quanh tự tin và khiến họ tin tưởng bạn, bạn cần kiểm soát cảm xúc và phản ứng của mình.
Trong tình huống cấp cứu, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra hoóc-môn gây nên phản ứng "chiến đấu, bỏ chạy hoặc chết trận". Khi tình trạng này xảy ra, tim bạn đập nhanh hơn, nhịp thở tăng lên và bạn tiết nhiều mồ hôi. Bạn cũng có thể thấy tinh táo hơn, muốn bỏ chạy hoặc bị chôn chân tại chỗ.
Nếu cảm thấy choáng ngợp hoặc hơi hoảng sợ, bạn có thể bị áp lực phải hành động trước khi nhận ra điều gì là cần thiết. Hãy ngừng lại và hít sâu vài hơi. Cân nhắc xem ai có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và luôn nhắc nhở bản thân về các ưu tiên trong sơ cứu. Nếu bạn vẫn cảm thấy choáng váng, hãy hít một hơi nữa và tự nhủ “bình tĩnh nào". Khi đã bình tĩnh, bạn sẽ suy nghĩ mọi thứ rõ ràng hơn và có được kế hoạch hành động.