Rau Má Là Gì? Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Má
Rau má là một loại thảo dược, lá cây tròn, cuống dài, nhiều gân, cây có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát. Rau má mọc ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta.
Rau má là gì?
Rau má (tên khoa học là Centella asiatica) là một loại thực vật thảo mọc ở nơi ẩm ướt, thung lũng và thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát và có thể được dùng trong ẩm thực hoặc làm dược liệu.
Đặc điểm của cây rau má:
- Cây rau má thường mọc dưới dạng lá mảnh và có cuống dài từ 5- 20cm. Lá của nó thường có hình tròn ( hay hình thận với cuống dài), lá có nhiều gân, bề mặt lá trơn
- Rễ chùm, có màu trắng kem
- Thân nhỏ, gầy, có màu xanh lục, mấu thân đều có rễ ăn xuống mặt đất
- Hoa có màu phớt hồng, màu trắng hoặc đỏ nhẹ, mọc từng chùm
- Quả có hình mắt lưới chi chít, dày đặc, quả khoảng 3 tháng sinh trưởng sẽ chín
Rau má đã được sử dụng trong y học truyền thống và nó có một số ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại. Rau má theo một số nghiên cứu cho biết, nó chứa nhiều hoạt chất có lợi như centellosid, hydrocotulin, glycosid asiaticosid, những chất này giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành, thải độc mát gan.
Trong Đông y, rau má là một thảo dược có tính hàn, vị đắng, rau má có nhiều tác dụng vào can, thận và tỳ, nhờ vậy mà nó có nhiều tác dụng tích cực để chứa sỏi thận, kiết lỵ, bệnh vàng da, đau mắt nhờ nó giúp giải độc cơ thể.
Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, serum hoặc toner, nhờ rau má có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đàn hồi cho da....
Thành phần dinh dưỡng của rau má
Rau mà là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Trong 100 gam rau má có chứa những thành phần dinh dưỡng như:
- Nước 88.2 g
- Beta caroten 1.3 g
- Protein ( đạm) 3.2 g
- Cellulose 4.5 g
- Tinh bột 1.8 g
- Sắt 3,1 g
- Canxi 2.29 g
- Vitamin B1 0.15 g
- Vitamin C 3.7 g
- Phốt pho 2 mg
- Mangan
- Kẽm
- Magie
- Sterol
- Saccharides
- Saponin
- Flavonol
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau tùy cách trồng, khu vực trộng và mùa thu hoạch mà có thể thay đổi.
Rau má theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nó rất tốt cho sức khỏe, có thể ăn hoặc uống rau má để bồi bổ và hỗ trợ trị bệnh, trong rau má có những chất nổi bật như:
Vitamin B1
Vitamin B1 cũng là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, việc ăn 100g rau má cũng giúp cơ thể được cung cấp khoảng 0.15 g vitamin B1. Vitamin B1 là một chất rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và hệ thần kinh.
Vitamin C
Rau má còn có chứa lượng vitamin C dồi dào, cụ thể trong 100g rau má cung cấp cho cơ thể tới 3.7g vitamin C, việc ăn rau má cũng giúp làm đẹp hiệu quả nư dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa, ngoài ra còn giúp cơ thể phòng bệnh tật.
Beta caroten
Beta caroten là một chất tiền vitamin A, giúp thị lực khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và chống bệnh tật.
Chất đạm
Rau má là một dược liệu có có hàm lượng chất đạm cao. Trong 100g rau má có thể cung cấp tới 3.2g đạm thực vật, đây là một chất cần thiết cho cơ thể, giúp bồi bổ để cơ thể khỏe mạnh.
Canxi
Canxi là chất hỗ trợ xương chắc khỏe, phòng ngừa các tình trạng về xương do cơ thể thiếu canxi, trong rau má lại có hàm lượng canxi tương đối nhiều, nên cũng giúp cải thiện sức khỏe xương.
Sắt
Rau má có chứa khoáng chất - sắt dồi dào, là chất cần thiết cho cơ thể, ăn rau má cũng là cách để hạn chế thiếu máu, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần ăn rau má đúng cách và đúng liều lượng để phát huy tối đa hiệu quả.
Công dụng của rau má đối với sức khỏe và làn da
Rau má có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không những vậy rau má còn có chất chống oxy hóa tự nhiên, ngừa táo bón... Ngoài ra, rau má còn có nhiều công dụng như:
Giúp dưỡng da
Rau má còn có lợi trong việc là đẹp, rau má giúp da tươi sáng và mềm mịn, nhờ có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, lại có đặc tính hàn, giúp làm mát da, kháng viêm, kháng khuẩn có thể dùng để trị mụn. Giúp da sáng khỏe, chống rạn da cho bà bầu khi mang thai.
Đó cũng là lý do nhiều mỹ phẩm làm đẹp da có thành phần rau má.
Cải thiện tinh thần
Rau má có nhiều dưỡng chất, nhất là vitamin B1, là một loại vitamin có lợi cho hệ thần kinh, do đó, rau má cũng hỗ trợ giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần, giảm lo lắng, trầm cảm hay những vấn đề về tâm thần như bệnh Alzheimer hay rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, người cao tuổi bổ sung rau má điều độ và đúng cách cũng giúp cải thiện trí nhờ, bảo vệ thần kinh khỏi sự lão hóa, ngừa chứng đãng trí do tuổi tác.
Giúp kháng khuẩn và kháng viêm
Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị ngọt, mát, có thể dùng để trị những chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhờ khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mà rau mà còn có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị một số vấn đề như:
- Bệnh sán máng
- Bệnh lao phổi
- Bệnh zona
- Bệnh lỵ, tả, phong
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Hỗ trợ trị cảm cúm thông thường
- Bệnh giang mai.
Giúp vết thương nhanh lành
Rau má trong một số bài thuốc dân gian, có thể dùng trên các vết thương như trầy xước, bỏng...để giúp vùng da đó mau lành hơn, tiêu viêm, hạn chế nhiễm trùng và chống sẹo.
Không những vậy, dùng rau mà để điều trị suy giãn tĩnh mạch, các cục máu đông sau chấn thương cũng được cải thiện đáng kể.
Cách ăn rau má tốt cho sức khỏe
Khi sử dụng rau má cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn mua rau má sạch, được trồng ở môi trường thuận lợi, tránh mua rau mà mọc ở nơi đất bùn nhiều bụi bẩn, ô nhiễm...vì nó có thể có nhiều vi khuẩn, ký sinh có hại
- Rửa sạch rau má trước khi ăn, có thể ngâm cùng nước muối loãng
- Chỉ ăn với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng ăn quá nhiều rau má. Nên dùng 1 cốc nước rau má tương đương khoảng 40g rau má mỗi ngày
- Không được dùng rau má liên tục trong một tháng, mà cần có thời gian nghỉ, cách nửa tháng rồi dùng tiếp
- Không uống nước rau má vào buổi tối, có thể sẽ gây lạnh bụng, khó chịu. Nên dùng rau má vào khoảng 10h trưa đến 17h chiều
- Nếu bạn đang bị tiêu chảy, đau bụng hay đầy hơi không nên dùng rau má
- Không dùng rau má có người có tiền sử bị gan, hay đã từng bị các bệnh tổn thương da...
- Khi đang có vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má
- Nếu dùng rau má có dấu hiệu bất thường như đau bụng, dị ứng... nên ngừng và tìm ngay đến bác sĩ.
Ngoài ra, tùy vào sức khỏe của mỗi người mà liều lượng sử dụng rau má có thể khác nhau, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hay đang trị bệnh, hay muốn dùng rau má thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.