Rong Sụn Là Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Của Rong Sụn
Rong sụn là một thực phẩm lành mạnh, có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nó còn được biết đến với cái tên rong chân vịt.
Rong sụn là gì?
Rong sụn là một loại thực phẩm thuộc họ tảo đỏ (còn được gọi là rong chân vịt), tên khoa học là Kappaphycus alvarezii syn. K. cottonii. Loại rong này ưa thích môi trường có độ mặn cao và ổn định. Rong sụn phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 25 – 28 độ C. Rong sụn chỉ sống từ 5-7 ngày, vong đời khá ngắn sau thời gian này nó sẽ tàn lụi đi.
Rong sụn có mùi biển đặc trưng, không tanh như các loại rong dùng để làm sushi. Vị của rong sụn khá nhạt, mềm và hơi dai, nhưng vẫn có độ giòn vừa phải. Mùi vị của rong sụn nếu bạn ăn lần đầu có thể có mùi hơi tanh một chút, nhưng mùi này có thể được loại bỏ hoàn toàn nếu bạn kết hợp với những nguyên liệu khác. Bên cạnh đó, rong sụn còn chế biến được nhiều món ăn ngon hấp dẫn, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Giá trị dinh dưỡng của rong sụn
Rong sụn được ví như “thực phẩm vàng”, nhờ nó có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Do đó, rong sụng được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng nổi bật của rong sụn:
Nước
Rong sụn cũng có hàm lượng nước cao, với khoảng 77% đến 91%, và tỷ lệ này giảm dần theo thời gian phát triển của rong sụn. Hay nói cách khác càng lâu ngày thì lượng nước trong rong sụn càng giảm.
Chất xơ
Rong sụn cũng như rong nho hay rong biển, đều là nguồn chất xơ tự nhiên dồi dào, đồng thời cung cấp i-ốt – một vi chất rất cần thiết cho sức khỏe tuyến giáp, hỗ trợ điều hòa hormone hiệu quả.
Các loại vitamin
Rong sụn chứa nhiều loại vitamin thiết yếu với hàm lượng vượt trội so với rau củ. Cụ thể, nó giúp bạn bổ sung các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D, vitamin E,… Trong đó, nổi bật nhất là rong sụn có lượng vitamin A nhiều gấp 3 lần cà rốt, gấp 7 lần trứng gà, và hơn 10 lần bơ, giúp bổ sung dưỡng chất hiệu quả cho cơ thể.
Chứa nhiều khoáng chất
So với sữa bò thì lượng canxi trong rong sụn còn nhiều hơn. Không dừng lại đó, rong sụn còn giàu các khoáng chất quan trọng khác như natri, magie, kali, clo, kẽm,... nhờ vậy, khi ăn tiêu thụ rong sụn, sẽ giúp cơ thể nạp thêm những chất này.
Chất đạm
Hàm lượng chất đạm trong rong sụn dao động từ 5% đến 22%, dưỡng chất này còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường. Đáng chú ý là rong sụn đạt lượng protein cao nhất trong thời kỳ sinh sản.
Chứa sắc tố
Rong sụn có nhiều màu sắc khác nhau, chứa các sắc tố tự nhiên như diệp lục, sắc tố vàng và xanh lam. Tuy nhiên, sắc tố của rong sụn lại dễ dàng bị bay màu hơn so với một số loại rong khác. Chỉ cần mang nó đi phơi nắng thì màu sắc đã bị tẩy đi.
Chứa các axit amin
Nhờ chứa khoảng 13 đến 20 loại axit amin thiết yếu, rong sụn trở thành một thực phẩm có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Tóm lại, rong sụn không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là nguồn cung cấp dưỡng chất đa dạng. Việc bổ sung rong sụn đúng cách vào chế độ ăn uống cũng giúp cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Rong sụn có mấy loại?
Rong biển sụn có vị mặn tự nhiên do sống ở môi trường biển, nên nó được bảo quản dễ dàng mà không cần tới chất bảo quản. Nên người dân chỉ phân loại rong nho thành những loại chính như:
- Rong sụn tươi chưa sơ chế
- Rong sụn tươi đã dùng muối tinh để tẩm
- Rong sụn vụn
- Rong sụn khô.
Ăn rong sụn có tác dụng gì?
Rong sụn có nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:
- Giúp thanh lọc cơ thể
- Có tác dụng giải khát
- Cải thiện tiêu hóa
- Có lợi cho làn da
- Cung cấp i ốt hỗ trợ ngừa bướu cổ...
Các món ăn ngon làm từ rong sụn
Rong sụn có thể chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.
Gỏi gà rong sụn
Nguyên liệu:
- Thịt gà
- Rong sụn
- Rau thơm
- Tỏi
- Ớt
- Chanh
- Nước mắm
- Tiêu
- Hành
Cách làm:
- Cho rong sun vào nước ngâm 30- 60 phút, rửa sạch, để ráo
- Thịt gà cho vào nồi luộc chín, xé nhỏ
- Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ
- Pha một chén nước mắm tỏi ớt với 2 thìa nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nước, 1 thìa đường, khuấy đều, cho 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt băm vào khuấy đều
- Cho gà và rong sụn trộn đều, rưới nước sốt lên, sau khi vừa miệng thì cho rong thơm vào
- Cho gỏi ra đĩa và thưởng thức.
Chè rong sun đậu xanh
Nguyên liệu:
- Đậu xanh
- Đường trắng
- Rong sụn
- Vani
Cách làm:
- Cho rong sụn vào nước ngâm và rửa sạch
- Cho đường vào nồi, thêm nước rồi cho rong sụn vào đun sôi, để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh để cho giòn
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm khoảng 4 tiếng, vo lại sạch và cho vào nồi hầm
- Khi đậu xanh nở chín mềm thì cho một ít đường vào, khuấy đều, cho vani và rong sun vào cùng
- Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, để nguội
- Múc chè ra ly, thêm đá lạnh và thường thức.