Bệnh Tiểu Đường Uống Nước Ép Cà Rốt Được Không?
Người bị bệnh tiểu đường có uống nước ép cà rốt được không? Có tốt không? Cùng 1shop.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Công dụng của cà rốt
Cà rốt là một thực phẩm có hàm lượng carotene, chất chống oxy hóa dồi dào, giúp củng cố hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong cà rốt (trong 100g chứa khoảng 2000 mcg) hỗ trợ thị lực, có lợi cho sức khỏe của xương, răng và cải thiện quá trình trao đổi chất.
Cà rốt cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K, sắt, canxi,... giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, thư giãn mạch máu, ...
Bệnh tiểu đường uống nước ép cà rốt được không?
Nước ép cà rốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, và người mắc tiểu đường cũng hoàn toàn có thể uống thức uống này. Cà rốt là một thực phẩm thuộc nhóm rau không chứa tinh bột. Điều này làm cho cà rốt trở thành một lựa chọn lý tưởng trong chế độ ăn của người tiểu đường.
Cà rốt cũng phù hơpk cho những bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết. Vì nó không chứa tinh bột, bạn có thể thêm cà rốt vào chế độ giảm cân, bao gồm cả keto, ketogenic.
Tải lượng đường huyết (GL)
Tải lượng đường huyết (GL) cũng là yếu tố quan trọng mà người bị tiểu đường cần xem xét khi tiêu thụ thực phẩm. GL là sự kết hợp giữa GI và khẩu phần ăn, giúp xác định tác động thực tế của thực phẩm lên đường huyết. Hai củ cà rốt sống nhỏ có GL khoảng 8, nằm trong nhóm thực phẩm có GL thấp (1 - 10).
Tải lượng đường huyết (GL)
Tải lượng đường huyết (GL) cũng là yếu tố quan trọng mà người bị tiểu đường cần xem xét khi tiêu thụ thực phẩm. GL là sự kết hợp giữa GI và khẩu phần ăn, giúp xác định tác động thực tế của thực phẩm lên đường huyết. Hai củ cà rốt sống nhỏ có GL khoảng 8, nằm trong nhóm thực phẩm có GL thấp (1 - 10).
Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp sau khi ăn nó sẽ làm tăng đường huyết một cách từ từ, ổn định hơn. Cà rốt luộc có chỉ số đường huyết 32 - 49 GI ( trên thang điểm 100), nên nó cũng thuộc nhóm có đường huyết thấp.
Các loại rau có GI thấp
Ngoài cà rốt ra thì còn nhiều loại rau tươi khác cũng có chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều nước, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Những loại rau này bao gồm bông cải xanh, măng tây, bắp cải, cần tây, bơ, dưa leo, đậu bắp, diếp cá... Sử dụng các loại rau có GI thấp sẽ giúp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh hơn cho người tiểu đường.
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường cần tập trung vào việc kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì cân nặng hợp lý, và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là một số nguyên tắc và gợi ý cho chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường:
Nhóm chứa tinh bột, ngũ cốc, khoai và giàu đường bột
Nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, mặc dù không chứa nhiều vitamin hoặc chỉ chứa một lượng nhỏ. Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn cơm, xôi, gạo lứt, hay khoai lang... tùy vào mỗi người có nhu cầu năng lượng lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn bánh mì, khoai tây, ... vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Nhóm giàu chất xơ
Người bị tiểu đường cần ưu tiên ăn nhiều rau củ quả tươi, ăn uống các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Nhóm này thường chứa các loại vitamin, khoáng chất và axit amin, giúp bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Người bị tiểu đường nên ăn rau luộc, ngoài ra cũng có thể dùng rau để làm salad, để thay đổi hương vị.
Các loại rau tốt cho sức khỏe mà bạn có thể ăn như khổ qua, tảo, rau muống, bí xanh, rau ngót...
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mỗi ngày người bệnh cần nạp tối thiểu 14g chất xơ/ 1 000 calo ( nam khoảng 38g và nữ khoảng 25g).
Nhóm giàu vitamin, protein
Nhóm này giúp bổ sung protein, sắt và các loại vitamin như sữa, thịt cá, trứng,.... Người bị tiểu đường bổ sung một lượng vừa phải nhóm này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Bạn nên ăn ức gà, tránh thịt nhiều mỡ và da gia cầm nếu bị thừa cân, béo phì vì nó chứa nhiều chất béo.
Ngoài ra, có thể bổ sung nguồn protein từ thực vật, như đậu phụ, sữa đậu nành nguyên chất không đường.
Nhóm chứa dầu, mỡ, loại hạt có dầu
Người bị tiểu đường có thể dùng các loại dầu như dầu oliu, dầu đậu nành trong chế độ nấu nướng, nhóm thực phẩm này giúp bổ sung chất béo và giúp cơ thể hấp thu vitamin hiệu quả hơn. Không nên dùng mỡ động vật, hay nội tạng động vật, bên cạnh đó cũng nên tránh các thực phẩm được chế biến sẵn, đóng hộp sẵn.
Người bị tiểu đường cần kiêng gì?
Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, nếu thấp hơn 5% chất bột đường thì có thể ăn
- Không ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, trái cây sấy...
- Tuyệt đối tránh các thực phẩm chứa đường mà cơ thể dễ dàng hấp thu vì nó sẽ làm tăng đường huyết đột ngột
- Không được ăn mặn
- Không uống đồ uống có cồn
- Luôn tái khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ...
Các loại nước ép tốt cho người bị tiểu đường
Dưới đây là danh sách 5 loại nước ép rau củ tốt cho người bệnh tiểu đường:
Nước ép cà rốt không đường
Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta carotene có khả năng chống viêm. Beta carotene là tiền chất của vitamin A, giúp bảo vệ mắt, đặc biệt hữu ích cho người tiểu đường do có nguy cơ cao gặp biến chứng về mắt.
Với lượng calo thấp và nhiều chất xơ, cà rốt còn hỗ trợ giảm cân, mà béo phì là một trong những nguyên nhân tăng tỷ lệ bị các bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, tim...
Nước ép cải xoăn không đường
Cải xoăn rất tốt cho sức khỏe mắt, đồng thời còn giúp ngừa các bệnh về mắt như thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, đây cũng là 2 vấn đề dễ gặp do biến chứng tiểu đường gây ra, điều này là do cải xoăn chứa nhiều lutein và zeaxanthin.
Lutein còn cò khả năng hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nước ép cà chua không đường
Trường đại học khoa học y tế Tehran, Iran, thực hiện nghiên cứu vào năm 2012, cho thấy trong một tháng, nếu uống 330 ml nước ép cà chua/ ngày giúp giảm triệu chứng viêm toàn thân ở khoảng 100 nữ giới bị béo phì. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2010 từ trường đại học khoa học Y tế Iran, với 32 người tình nguyện viên bị mắc tiểu đường, kết quả cho biết, việc ăn cà chua hàng ngày giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến tiểu đường.
Nước ép cần tây nguyên chất
Uống nước ép cần tây không đường, hoặc bạn có thể dùng cây cần tây để ăn cũng có thể giúp điều chỉnh huyết áp và góp phần trị huyết áp cao, hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ nó có nitrat tự nhiên cao.
Nước ép cần tây cũng chứa vitamin C và polyphenol dồi dào, giúp kiểm soát cholesterol.
Nước ép rau bina
Rau bina chứa nhiều lutein và beta-carotene, có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng khi ăn thường xuyên. Rau chân vịt còn chứa phytochemical giúp chống oxy hóa, cải thiện hoạt động của các gene có mối liên kết với quá trình trao đổi chất, tăng sinh, viêm, hỗ trợ chống béo phì, đồng thời giảm lượng đường trong máu.
Nó cũng hỗ trợ giảm cân. Người bệnh có thể uống nước ép hay hấp luộc rau để ăn.