Top 7 Thực Phẩm Tránh Ăn Cùng Gạo Lứt
Gạo lứt là một loại gạo quen thuộc và giàu dưỡng chất, nhưng có một số thực phẩm không nên ăn cùng, bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn khám phá điều này.
Định nghĩa về gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo sau quy trình chế biến vẫn giữ lại lớp cám ở bên ngoài, nhưng nhờ vậy nên nó chứa nhiều dưỡng chất hơn, nên gạo lứt được ưa chuộng hơn gạo trắng vì nó lành mạnh hơn. Do đó, gạo lứt vượt trội hơn về mặt dưỡng chất, nó chứa nhiều chất xơ, magie, sắt, vitamin B1, và kẽm hơn so với gạo trắng. Điều này không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt, gạo lứt còn có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn, mang lại lợi ích cho những người cần kiểm soát đường huyết.
Gạo lứt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm tỷ lệ bị tiểu đường, giảm cholesterol, nâng cao miễn dịch,... Gạo lứt cũng có nhiều loại khác nhau, như:
- Gạo lứt nếp
- Gạo lứt hữu cơ
- Gạo lứt đen
- Gạo lứt huyết rồng
Những loại gạo lứt này tùy vào nhu cầu, sở thích và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể sử dụng chúng, giúp bữa ăn của bạn thêm ngon miệng.
Hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong 1 chén gạo lứt có chứa các chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Năng lượng: 216 calo
- Protein: 5g
- Sắt: 5% RDI (RDI là lượng khuyến nghị hàng ngày)
- Selenium: 27% RDI
- Chất xơ: 3,5g
- Carbohydrate: 44g
- Chất xơ: 3,5g
- Đồng: 10% RDI
- Chất béo: 1,8g
- Vitamin B1( Thiamin): 12% RDI
- Mangan: 88% RDI
- Phốt pho: 16% RDI
- Kẽm: 8% RDI
- Vitamin B3: 15% RDI
- Vitamin B6: 14% RDI
- Magiê: 21% RDI
- Vitamin B5 (Axit pantothenic): 6% RDI
- Canxi
- Vitamin B2
- Phức hợp thực vật như flavonoid, phenol...
- Folate...
Top 7 thực phẩm tránh ăn cùng gạo lứt
Gạo lứt giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên lưu ý có những thực phẩm nên tránh khi ăn cùng gạo lứt mà có thể bạn chưa biết như:
Thực phẩm giàu đường
Gạo lứt nổi tiếng với là một thực phẩm lành mạnh nhờ giàu dưỡng chất, nhiều chất xơ lại ít calo, đặc biệt nó cũng có chỉ số đường huyết thấp, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ duy trì cân nặng hiệu quả. Vậy nhưng, khi ăn cùng các thực phẩm như bánh ngọt, nước ngọt,... nói chung là những thực phẩm giàu đường, thì những lợi ích này sẽ giảm đi đáng kể.
Đồ ăn và thức uống có hàm lượng đường cao, khi tiêu thụ có thể làm đường huyết tăng nhanh đột ngột không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nguy hiểm cho người tiểu đường, mà còn làm tăng nguy cơ béo phì. Để tận dụng tối đa lợi ích của gạo lứt, hãy tránh kết hợp nó với thực phẩm chứa nhiều đường.
Thực phẩm có lượng gluten
Gluten là loại chất đạm có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, và trong nhiều loại ngũ cốc khác, nó có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu và thậm chí tổn thương niêm mạc ruột ở người mắc bệnh celiac. Vì vậy, khi kết hợp gạo lứt với các thực phẩm có chứa hàm lượng gluten, thì những vấn đề tiêu hóa ở trên sẽ nặng hơn. Những người nhạy cảm với gluten hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa nên ưu tiên chọn các thực phẩm không chứa gluten khi ăn kèm với gạo lứt để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Mặc dù gạo lứt là thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn cùng các món ăn có nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, chiên rán..., thì lợi ích của gạo lứt cũng bi giảm đi. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ thường chứa hàm lượng calo cao và có nhiều chất béo không lành mạnh, có thể gây tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Để duy trì sức khỏe và tận dụng tối đa công dụng của gạo lứt, bạn nên ăn kèm với các món ăn như rau xanh, đậu, hoặc thịt trắng... Sự kết hợp thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng. Gạo lứt nên ăn cùng những thực phẩm đi kèm phù hợp, ăn vừa phải, ăn đúng cách. Do đó, bạn hãy xây dựng thực đơn đa dạng và cân bằng để cơ thể luôn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Thực phẩm chứa nhiều oxalate
Oxalate là thành phần có trong nhiều loại thực phẩm thường ngày như rau bina, cà phê và socola.... Khi hợp chất tự nhiên oxalate kết hợp với canxi từ gạo lứt, chúng dễ hình thành nên tinh thể oxalate canxi, dẫn đến tỷ lệ sỏi thận bị gia tăng.
Vì vậy, các chuyên gia cho biết bạn không nên ăn gạo lứt cùng với những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng oxalate để bảo vệ sức khỏe thận hay giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Thực phẩm chứa chất bảo quản
Gạo lứt nổi tiếng nhờ giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe vượt trội. Tuy nhiên, khi ăn cùng thực phẩm chứa chất bảo quản hay hóa chất, lợi ích này có thể bị giảm đáng kể và gây hại cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.
Chất bảo quản và hóa chất được cho vào thực phẩm chế biến nhằm mục đích giúp lưu trữ được lâu hơn và hương vị cũng như màu sắc đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, chúng có thể gây hại cho sức khỏe. Khi bạn ăn thực phẩm chứa chất bảo quản với gạo lứt, quá trình đào thải độc tố của cơ thể sẽ bị cản trở, làm giảm khả năng hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng từ gạo lứt.
Ngoài ra, chất bảo quản và hóa chất có thể gây rối loạn tiêu hóa như khiến bạn bị khó tiêu, đầy hơi, thậm chỉ có thể bị viêm loét dạ dày. Đồng thời, thường xuyên ăn những thực phẩm này còn gây hại cho gan và thận.
Vì vậy, bạn hãy ưu tiên kết hợp gạo lứt với thực phẩm tươi sạch, như vậy vừa giúp hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn khác.
Cách ăn gạo lứt tốt nhất cho sức khỏe
Dưới đây là một số cách tận dụng gạo lứt tốt nhất cho sức khỏe của bạn:
Nấu cơm gạo lứt
Nấu cơm gạo lứt giống như nấu cơm gạo thường, chỉ cần ngâm gạo trước khoảng 30 phút ( hoặc 2- 4 tiếng tùy loại gạo lứt) để hạt cơm mềm và dễ nấu chín hơn. Có thể thêm một chút chút xíu muối để cơm thêm thơm ngon.
Gạo lứt muối mè
Kết hợp gạo lứt với muối mè (vừng rang với muối) tạo nên món ăn bổ dưỡng và ngon miệng. Đây là cách đơn giản để thưởng thức gạo lứt và tận dụng những lợi ích dinh dưỡng của nó, nhưng bạn cũng nên ăn muối vừa phải cũng như ăn món này điều độ, không ăn quá nhiều và liên tục.
Gạo lứt trộn salad
Dùng gạo lứt thay thế cơm trắng trong món salad, kết hợp với rau xanh, đậu hạt và một chút sốt chanh hoặc dầu oliu. Món salad này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng lại còn khá độc đáo.
Sữa gạo lứt
Xay nhuyễn gạo lứt đã rang chín cùng với nước, sau đó thu nước cốt gạo lứt này và nấu cùng sữa tươi không đường để tạo ra ly sữa gạo lứt bổ dưỡng và ngon miệng. Đây là cách chế biến lành mạnh giúp bạn hấp thu các dưỡng chất cần thiết từ gạo lứt hiệu quả và có thể thêm nó vào chế độ ăn hàng ngày.
Súp gạo lứt
Nấu gạo lứt cùng các loại rau củ và nấm để tạo ra một bát súp thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Súp gạo lứt là lựa chọn lý tưởng cho những ngày lạnh hoặc khi bạn muốn món ăn nhẹ nhàng dễ tiêu.
Nhớ rằng, ăn gạo lứt đều đặn và kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Những lưu ý khi ăn gạo lứt để đạt hiệu quả tốt nhất
Gạo lứt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, hỗ trợ tiêu hóa, và duy trì đường huyết ổn định. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
Chọn gạo sạch, chất lượng
Gạo lứt có nhiều loại khác nhau, bạn nên ưu tiên chọn các loại phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của bản thân, bên cạnh đó nên mua gạo lứt ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Bạn cũng nên, ngâm gạo lứt trước khi nấu sẽ giúp gạo mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn.
Điều chỉnh khẩu phần ăn
Gạo lứt tuy tốt những bạn cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, kết hợp với các thực phẩm khác trong bữa ăn, nhằm đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Không ăn quá thường xuyên
Mặc dù gạo lứt rất bổ dưỡng, ăn nó liên tục trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng, đặc biệt khi bạn không ăn kèm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Hãy kết hợp gạo lứt với các loại cá, thịt, rau củ quả... để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tránh kết hợp với một số thực phẩm
Thực phẩm giàu oxalate (như rau chân vịt, socola) khi ăn cùng gạo lứt có thể tạo ra tinh thể oxalate canxi, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Hạn chế ăn gạo lứt cùng thực phẩm nhiều đường hoặc đồ dầu mỡ, đồ chế biến sẵn có hóa chất hay chất bảo quản, vì chúng làm mất đi tác dụng của gạo lứt và gây hại cho sức khỏe.
Phù hợp với tình trạng sức khỏe
Những người có bệnh lý về tiêu hóa hoặc hệ tiêu hóa yếu nên ăn gạo lứt với mức độ vừa phải. Người thiếu hụt dưỡng chất, bị bệnh thận, trẻ em, bà bầu, người lớn tuổi... cũng không nên ăn gạo lứt.
Nếu có vấn đề về sức khỏe bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn gạo lứt nhé!
Để gạo lứt phát huy tối đa tác dụng, hãy ăn uống khoa học và chú ý cách chế biến cũng như kết hợp thực phẩm khác. Khi sử dụng đúng cách, gạo lứt sẽ có lợi cho sức khỏe và ngược lại.