Sự Khác Nhau Giữa Quản Lý Doanh Nghiệp Và Quản Trị Doanh Nghiệp
Chúng ta thường nghĩ Quản lý Doanh nghiệp và Quản trị Doanh nghiệp là hai khái niệm giống nhau. Sở dĩ, chúng ta nghĩ như vậy vì chúng ta chỉ nghe nói đến nhưng lại không thể hiểu được hoàn toàn vì chúng thường khá mơ hồ. Điều này khiến cho rất nhiều người nhận định rằng đây là hai khái niệm giống nhau.
Mỗi chức vụ trong một doanh nghiệp đều đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy chức vụ nào là quản lý, chức vụ nào là quản trị? Bài viết này sẽ đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến một doanh nghiệp để có thể làm rõ sự khác nhau này một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Quản trị
- Quản trị là những người chịu trách nhiệm chung của tổ chức trong việc lập kế hoạch tư duy chiến lược, định hướng cho doanh nghiệp phát triển trong hiện tại, tương lai gần và tương lai xa.
- Quản trị là những người có tư duy tầm nhìn và tư duy đổi mới.
Quản lý
- Quản lý là những người thuộc về thực thi - điều hành.
- Họ giữ nhiều vai trò khác nhau trong việc lên kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính,…một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị là hội đồng cao nhất của một công ty (cổ phần), có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa cụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa cụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị do các cổ đông bầu ra, nhưng đó là lý thuyết, thực tế thì ai có nhiều cổ phần thì thường ngồi vào những ghế này.
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu hội đồng quản trị và có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm:
Người lãnh đạo
- Quyết định chiến lược, lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Tạo động lực và thúc đẩy đội ngũ cán bộ chủ chốt
Giám sát doanh nghiệp
Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị
Đại diện pháp lý
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền đại diện cho Hội đồng quản trị ký kết các văn bản pháp lý và thực hiện các hành vi khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền tiếp xúc với các bên liên quan, bao gồm: cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, cơ quan nhà nước,… để đại diện cho lợi ích của công ty.
Vai trò quản lý
Như đã nói, chủ tịch hội đồng quản trị chỉ nên có MỘT nhân viên duy nhất là CEO – Giám đốc điều hành. Và nếu mở rộng thêm thì là ban giám đốc. Chủ tịch không nên can thiệp điều hành, trừ khi sa thải CEO, và tự mình làm CEO luôn. Nhưng ở công ty lớn, thì điều này không được khuyến khích. Vì rất nguy hiểm cho doanh nghiệp và ảnh hưởng quyền lợi của cổ đông.
Giám đốc điều hành
- Giám đốc điều hành (CEO) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp.
- Họ là người chịu trách nhiệm về các quyết định chiến lược để đạt được kết quả kinh doanh và tăng trưởng theo đúng kế hoạch.
Vai trò của Giám đốc điều hành bao gồm:
Vai trò lãnh đạo
Ở các công ty, thì giám đốc điều hành gần như là người toàn năng nhất, vì họ chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề của doanh nghiệp, vì vậy để có một CEO giỏi thực sự rất khó, và trả lương cho CEO cũng rất cao. Vì vậy CEO thường được gọi là nhà lãnh đạo, chứ không gọi là nhà quản lý. Khi bạn quản lý tất cả những người quản lý khác, và không có ai quản lý cao hơn bạn nữa, thì bạn là lãnh đạo. Đơn giản như vậy thôi.
Quản lý nhân sự
Quản lý toàn bộ nhân sự của công ty, trừ ban quản trị. Phối hợp với giám đốc nhân sự hoặc trưởng phòng nhân sự để có kế hoạch tuyển dụng và phân bổ nhân sự hợp lý, hiệu quả.
Đào tạo nhân sự
- Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thì phải có khả năng đào tạo cho nhân sự của mình, và phối hợp thuê những người cố vấn, đào tạo cho nhân sự, nếu không doanh nghiệp rất khó phát triển.
- Sử dụng tài nguyên
- Tất cả tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp, giám đốc điều hành phải phân bổ và sử dụng hợp lý, để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhấ
Trách nhiệm pháp lý
- Chịu trách nhiệm phát triển doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm trước hội động quản trị, hội đồng thành viên và cổ đông. Nghe xong đống trách nhiệm này, thì bạn sẽ biết tại sao lương CEO rất cao rồi đấy.
- Giám đốc điều hành phải là người có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp và có khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực, giúp công ty phát triển đúng kế hoạch, đúng tầm nhìn mà hội đồng quản trị đề ra.
- Thông thường, giám đốc điều hành thường nằm trong hội đồng quản trị, và chịu sự giám sát của hội đồng quản trị.
Cố vấn doanh nghiệp
- Người cố vấn doanh nghiệp kiệt xuất có thể làm thay đổi tầm nhìn, thay đổi hoạt động của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển hoặc tránh những rủi ro tiềm ẩn.
Người cố vấn thường thiên về tư duy, quản trị. Không thiên về quản lý, thực thi. - Người làm cố vấn doanh nghiệp phải có kiến thức doanh nghiệp vô cùng rộng lớn, nếu không, sẽ cố vấn sai cho doanh nghiệp, rất nguy hiểm.
- Và trong thời đại ngày nay, cố vấn doanh nghiệp còn phải am tường cả công nghệ, vì nếu không, rất khó để cố vấn doanh nghiệp chuyển đổi số và vận hành trên nền tảng số.
Những chức danh khác
Tất cả những chức danh khác của nhân sự trong công ty, đều là quản lý và nhân viên. Không có ai là quản trị cả. Điều này cũng hợp lý, vì đâu thể một công ty mà có quá nhiều định hướng phát triển