Cách Nào Để Phân Biệt Nấm Độc Và Nấm Ăn Được
Trong tự nhiên, có hơn 2 000 loài nấm, nhưng chỉ khoảng 25 loài nấm được sử dụng phổ biến làm thực phẩm. Do đó, việc phân biệt nấm độc và nấm không độc là điều rất quan trọng.
Giá trị dinh dưỡng của nấm
Nấm là một thực phẩm lành mạnh và giàu dưỡng chất, không chỉ giúp chế biến các món ăn ngon mà nấm còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều loại nấm như nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mỡ, nấm kim châm, nấm đông trùng hạ thảo.... được nhiều ngừoi yêu thích.
Đặc biệt, nấm cung cấp nguồn protein tuyệt vời, mà hầu như các loại nấm đều bổ sung protein hoàn chỉnh, với đầy đủ các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần. Không chứa chất béo, ít calo, ít đường, nhưng lại có nhiều acid béo cần thiết và chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, nấm còn chứa:
- Vitamin A
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin B12
- Vitamin C
- Vitamin D
- Vitamin E
- Sắt
- Kali
- Canxi
- Natri
- Và nhiều dưỡng chất khác.
Cách nào để phân biệt nấm độc và nấm ăn được
Việc phân biệt nấm độc và nấm ăn được là một điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách nhân biết hai loại nấm này mà bạn có thể tham khảo:
Kiểm tra hoa văn trên mũ nấm
Theo các nghiên cứu về nấm, thì các loại nấm ăn được thường không có các hoa văn hay vảy nổi bật, điều này cũng là một trong những cách giúp bạn nhận ra nấm độc rõ ràng hơn. Mà nấm độc thường lại có màu sắc rất sặc sỡ, phần mũ nấm có vẩy hoặc có những đốm sáng màu trên mũ nấm.
Ví dụ, nấm Tán Bay có mũ đỏ kèm vảy trắng, điều này cho thấy sự nguy hiểm của loại nấm này. Ngoài ra, cũng có những loại nấm độc thì có mũ màu sáng và phần vẩy nấm màu tối, nói chung muôn hình vạn trạng.
Kiểm tra sự thay đổi màu sắc
Cách này có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng có thể giúp nhận diện nấm khoảng 80- 90%, cũng là một phương pháp nhận biết phổ biến. Bạn có thể làm theo cách sau:
- Chà xát phần đầu hành lá (phần có màu trắng) lên mũ nấm. Nếu hành chuyển sang màu xanh, màu nâu xanh hoặc màu nâu, thì nấm đó có thể có độc tố.
- Dùng vật dụng bằng bạc như đũa bạc hoặc kim may chọc vào nấm. Nếu bạc chuyển sang màu đen hoặc xám, nấm có chứa độc tố.
- Đổ một chút sữa bò tươi lên mũ nấm, nếu sữa bị vón cục, điều này cũng có thể nhận biết đây là nấm có độc.
Kiểm tra màu sắc trên mũ và thân nấm
Nấm tự nhiên có mũ hoặc thân màu đỏ thường là những loại nấm độc, ví dụ như nấm Tán Bay (tên tiếng anh còn gọi là Fly Agaric) là một loài nấm cực độc với phần mũ nấm có màu đỏ nổi bật.
Những cây nấm có thân nấm và mũ nấm màu trắng, màu da hoặc màu nâu thông thường sẽ là những cây nấm an toàn hơn, vì đây là màu sắc phổ biến của các loại nấm ăn được. Nếu bạn không phân biệt được hay không chắc chắn thì không nên ăn.
Kiểm tra mùi hương của nấm
Mặc dù đây không phải cách an toàn nhất, cũng không phải là cách phân biệt chính xác. Vì một số loại nấm độc bạn không nêm cầm nắm hay ngửi chúng, vì mùi hương của nó cũng độc.
Mùi hương của nấm độc cũng tùy loại có loại khó ngửi, hăng, cay... Nhưng cũng có một số loại nấm không ăn được vẫn có mùi thơm nhẹ, nên cách nhân biết này không đủ để phân biệt, bạn cần áp những cách khác nữa.
Quan sát màu sắc của các mang nấm nằm ưới mũ nấm
Khi nhìn vào phần mang (các tia) nằm ở vị trí phía dưới mũ nấm, các nấm có mang màu nâu hoặc màu da là những cây nấm nên chọn. Tránh những nấm có mang màu trắng, vì đa phần nấm độc thường có màu này. Mặc dù có rất ít loại nấm có phần tia này màu trắng nhưng vẫn ăn được, nhưng ban cần đặc biệt chú ý vì nấm độc gây chết người chủ yếu có mang ( các tia) màu trắng.
Quan sát hình dạng thân nấm
Các loại nấm ăn được thường hình dạng có thân trơn và thẳng. Nếu cây nấm trong tự nhiên bạn nhìn thấy, cây nấm đó có phần thân nấm có một thêm một vòng bao quanh bên dưới, thì bạn tránh xa nó, vì đây là dấu hiệu của nhiều loại nấm độc. Cái vòng này giống như chiếc "vòng cổ" ở dưới mũ nấm.
Những cách trên sẽ giúp bạn nhận diện các loại nấm an toàn hơn, nhưng lưu ý rằng không có phương pháp nào đảm bảo tuyệt đối, nên cần thận trọng khi chọn nấm tự nhiên. Tốt nhất bạn nên mua nấm ở những nhà cung cấp uy tín và ăn những loại nấm ăn được.
Những triệu chứng và cách sơ cứu khi bị ngộ độc nấm
Như đã nói, bạn không nên ăn các loại nấm lạ, nhất là nấm mọc tự nhiên. Chỉ sử dụng các loại nấm như nấm rơm, nấm mỡ, nấm kim châm, nấm bào ngư... nói chung là các loại nấm an toàn cho con người.
Triệu chứng ngộ độc nấm
Khi bị ngộ độc nấm tùy vào mức độ mà nó có thể có những dấu hiệu nhận diện sớm hoặc muộn. Triệu chứng sớm thường từ 30 phút- 2 giờ kể từ khi ăn nấm, nhiều nhất là khoảng 6 tiếng. Trong khi đó dấu hiệu muộn thì có thể xảy ra từ 6- 40 giờ, trung bình khoảng 12 gờ. Tùy vào loại nấm mà phản ứng ngộ độc khác nhau. Như bị đau bụng, tiêu chảy, nôn nao, cảm giác khó chịu, đại tiệu có mùi hôi tanh, nôn ra máu, người lạnh toát, mệt mỏi, đôi khi có thể bị nổi mẩn đỏ. Trường hợp nặng thì có thể gây có giật và hôn mê. Biểu hiện bị ngộ độc càng nặng thì nó càng xuất hiện chậm, điều này có thể gây tử vong.
Vậy nên, khi ăn nấm bạn cần lựa chọn nấm kỹ càng, sơ chế đúng cách, chỉ ăn những loại nấm đã được chứng minh là an toàn.
Cách sơ cứu khi ngộ độc nấm
Khi có dấu hiệu bất thường và có triệu chứng ngộ độc nấm thì bạn cần nôn ra hết những gì có trong bụng. Nhưng cách tốt nhất khi bạn thấy có biểu hiện ngộ đọc thì nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức, để bác sĩ hỗ trợ kịp thời, không nên tự sơ cứu tại nhà theo những kinh nghiệm dân gian.