
Sơ Cấp Cứu Thường Thức: Căng Cơ Và Bong Gân
Căng cơ và bong gân là những chấn thương phổ biến, đặc biệt khi vận động. Đau nhức, khó chịu là những gì chúng mang lại. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về chúng: từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách xử lý và phòng tránh hiệu quả.
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=PmqUPgCp-s8
1.Căng cơ và bong gân là gì?

Mô mềm xung quanh xương và khớp – dây chằng, cơ và gân – có thể bị tổn thương theo nhiều cách. Tổn thương ở các phần mềm này thường được gọi là căng cơ và bong gân. Chúng thường xảy ra khi những mô mềm này giãn quá mức và bị đứt rời một phần hoặc hoàn toàn do cử động mạnh, thô bạo và đột ngột. Do đó, căng cơ và bong gân thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao.
2.Dấu Hiệu

Một số dấu hiệu thường thấy khi xảy ra chấn thương
Đau tại vị trí tổn thương
Khó khăn trong việc vận động vùng tổn thương, đặc biệt nếu tổn thương tại khớp.
Sưng nề và bầm tím tại vùng bị tổn thương
3.Nguyên Nhân Tổn Thương

Tổn Thương Cơ
- Hoạt động thể chất quá sức
- Chấn thương đột ngột (trượt, ngã)
- Cơ yếu hoặc mất linh hoạt
- Khởi động không đúng cách
- Bong gân:
- Tổn thương dây chằng cũng được xem là một dạng bong gân
- Cử động vặn xoắn đột ngột
Một Số Dạng Chấn Thương Cơ Và Gân

- Rách cơ: Đứt một phần hoặc toàn bộ sợi cơ (ví dụ: rách cơ khoeo)
- Đứt gân: Gân bị đứt (ví dụ: đứt gân Achilles)
- Bong gân mắt cá chân: Dây chằng ở mắt cá chân bị tổn thương
4.Cách Xử Lý

Khi bị căng cơ và bong gân nên được sơ cứu ban đầu bằng phương pháp RICE
Với R (Rest – Nghỉ ngơi): Giúp người chấn thương ngồi hoặc nằm xuống. Để vùng tổn thương ở vị trí thoải mái, thường là nâng vùng tổn thương lên.
I (Ice – Đá): Dùng túi đá hoặc gạc chườm lạnh vào vùng bị tổn thương. Việc này giúp hạn chế sưng nề, bầm tím và đau.
C (Comfortable – Thoải mái): Chườm lạnh tại vùng bị tổn thương hoặc băng bó vùng tổn thương bằng lớp gạc mềm. Cố định vùng tổn thương bằng cách quấn băng thun đến khớp gần kề (Nếu là tổn thương mắt cá chân nên băng ép từ các ngón chân đến đầu gối).
Lưu ý: Không ép băng quá chặt.
E (Elevate – Nâng): Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm bầm tím và sưng nề. Đảm bảo máu lưu thông ở các phần quanh vị trí băng ép ( Cách 10 phút kiểm tra 1 lần). Nếu tuần hoàn suy giảm, hãy tháo băng và băng lại lỏng hơn.
Nếu đau nghiêm trọng hoặc vùng tổn thương không thể cử động, đưa người bị chấn thương đến bệnh viện gần nhất. Nếu không nghiêm trọng hạy giúp trấn an người bị chấn thương và gọi trợ giúp y tế nếu cần.
Lưu Ý

Nếu người chấn thương cảm thấy:
- Đau dữ dội
- Không thể cử động vùng tổn thương
- Sưng bầm tím nghiêm trọng
Cần đưa người bị chấn thương đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị