Trẻ Em Ăn Cà Chua Có Tốt Không? Trẻ Mấy Tuổi Ăn Được Cà Chua
Cà chua trẻ mấy tháng tuổi có thể ăn? Ăn cà chua có lợi gì cho trẻ, hãy cùng 1shop.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Trẻ mấy tuổi ăn được cà chua?
Việc ăn dặm là giao đoạn quan trọng giúp bé bắt đầu làm quen với thực phẩm và phát triển khả năng tiêu hóa. Theo học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em có thể ăn dặm từ khoảng 8 - 10 tháng tuổi, và cà chua là một trong những loại thực phẩm mà bé có thể thử vào giai đoạn này.
Thời điểm này trẻ cần bổ sung nhiều chất đạm và sắt, mà cà chua lại không chứa hai chất này, cũng không chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, do đó, bạn có thể cho trẻ làm quen với cà chua hoặc có thể nói cà chua không bắt buộc phải có trong bữa ăn dặm.
Khi cho trẻ tiêu thụ cà chua các bậc phụ huynh cần kiểm tra và theo dõi kỹ phản ứng của bé sau khi ăn. Bạn có thể nghiền nhuyễn hoặc nấu cháo cà chua là lựa chọn dễ làm lại giúp trẻ dễ tiêu hóa. Hoặc nấu cà chua thành nước sốt, món hầm, súp, hoặc các món thịt sốt cà chua để làm đa dạng thực đơn ăn dặm của bé. Nói chung tùy vào độ tuổi, chức năng nhai và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bạn có thể chế biến cà chua tùy ý.
Lợi ích của cà chua đối với trẻ em
Trong mỗi 100g cà chua, có chứa nhiều dưỡng chất như 1.16g đạm, 5mg canxi, 0.9g chất xơ và 3.18g carbs, cùng nhiều dưỡng chất khác. Việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn của trẻ em mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:
Giúp xương chắc khỏe
Vitamin K trong cà chua là một thành phần có lợi cho sức khỏe của xương, nó tham gia vào quá trình phát triển của xương, giúp xương của trẻ luôn chắc khỏe.
Cải thiện làn da
Vitamin C và các dưỡng chất trong cà chua có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất procollagen, giúp da của trẻ luôn mịn màng và sáng khỏe.
Chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có trong cà chua giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất và từ đó góp phần hỗ trợ trẻ phát triển.
Tăng khả năng hấp thu sắt
Cà chua có thể đáp ứng khoảng 47% nhu cầu vitamin C mỗi ngày, vitamin C cơ thể hấp thụ sắt một cách hiệu quả hơn.
Tăng cường thị lực
Cà chua cung cấp nhiều hàm lượng vitamin A, alpha-carotene và beta-carotene ( tiền chất của vitamin A), tất cả những thành phần này đều hỗ trợ sự phát triển và duy trì thị lực tốt ở trẻ em.
Củng cố hệ miễn dịch
Cà chua giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật, nhờ nó chứa nhiều dưỡng chất và nhiều vi khoáng chất cần thiết.
Ngừa nhiễm độc chì
Vitamin C trong cà chua cũng hỗ trợ giảm độc tính và giảm nguy cơ nhiễm độc chì từ các nguồn bất thường, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Cách chọn cà chua cho trẻ
Để lựa chọn cà chua ngon và phù hợp cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách sau:
Lựa chọn theo khẩu vị của trẻ
Trên thị trường có nhiều loại cà chua khác nhau, như cà chua quả lớn, cà chua cherry đỏ, cà chua cherry vàng.... Do đó, bạn có thể dựa vào khẩu vị của trẻ để lựa chọn loại cà chua phù hợp. Nếu bé thích vị ngọt, hãy ưa tiên chọn những quả chín có màu đỏ, có nhiều bột, và kích thước quả gần giống quả mận.
Quả cà chua có màu đỏ và chín đều, vỏ nhẵn, nguyên vẹn, không bị héo hay dập là lựa chọn tốt.
Tự làm chín cà chua tại nhà
Nếu khi các mẹ không tìm mua được cà chua chín, bạn có thể tự làm chín cà chua một cách tự nhiên bằng cách đặt quả cà chua xanh ( những quả đã già) vào túi giấy màu nâu, để cùng quả chuối hay quả táo chín, như vậy quả cà chua sẽ nhanh chín hơn. Không dùng ánh nắng mặt trời để ép chín cà chua.
Bảo quản cà chua ở nhiệt độ phòng
Cà chua chín đỏ hay già nhưng còn xanh, nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, vì quả cà chua có thể bị giảm độ bột và hương vị của nó nếu bạn bảo quản ở tủ lạnh, do nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên sẽ làm cho cà chua ngưng chín.
Vỏ cà chua chứa nhiều dưỡng chất
Bạn có thể cho bé ăn cả vỏ quả cà chua. Vỏ cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng và trẻ hoàn toàn cho thể ăn nó, tuy nhiên bạn nên cắt hay chế biến cho trẻ dễ ăn.
Cách bóc vỏ cà chua hiệu quả:
- Nếu bạn muốn loại bỏ vỏ cà chua, thì bạn có thể cho cà chua vào nước sôi khoảng 20 giây, sau đó cho vào tô nước lạnh. Rồi dùng dao tách nhẹ phần vỏ ra
- Hoặc đơn giản là dùng tay bóc vỏ như bóc trái cây bình thường.
Khi cho trẻ ăn cà chua cần lưu ý
Để đảm bảo bé ăn cà chua một cách an toàn và hợp lý, mẹ có thể tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nên chọn cà chua hữu cơ, rửa sạch trước khi mang đi chế biến. Hạt cà chua rất nhỏ, nên mẹ có thể không cần loại bỏ hạt. Tuy nhiên, nếu bé bị trào ngược dạ dày, chàm bội nhuyễn hay có vấn đề về hô hấp thì cần tránh ăn cà chua.
- Bạn hãy cho bé ăn cà chua nghiền hoặc súp cà chua để tránh bị nghẹn.
- Một số bé có thể bị dị ứng với cà chua. Nếu bé bị nổi mẩn hay có dấu hiệu lạ thì mẹ nên ngừng cho bé ăn cà chua và hỏi ý kiến bác sĩ
- Nên cho bé ăn cà chua đã nấu chín hoặc qua chế biến.
Nhớ luôn quan sát bé và tìm hiểu thêm về cách ăn dặm an toàn để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh!