Peter Ducker: Tại Sao Nên Tránh Thay Đổi Văn Hóa Tổ Chức
1. Vài nét về tác giả
Peter Drucker (1909 - 2005), "cha đẻ của ngành kinh doanh hiện đại," là chuyên gia hàng đầu về quản trị, nổi tiếng với các lý thuyết như “quản lý theo mục tiêu” (MBO). Ông viết nhiều sách kinh điển về quản lý, nhấn mạnh giá trị con người và vai trò của doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị cho xã hội, không chỉ tối đa hóa lợi nhuận.
2. Quan điểm của tác giả
Peter Drucker cho rằng văn hóa tổ chức giống như văn hóa quốc gia – khó thay đổi. Thay vì cố gắng thay đổi, hãy làm việc với những gì sẵn có, tận dụng và phát huy văn hóa hiện tại để đạt hiệu quả cao hơn.
3. Điều cần làm
- Nên tránh việc thay đổi văn hóa tổ chức vì điều này gần như không thể, đòi hỏi nhiều cam kết về thời gian, tiền bạc và công sức của tổ chức
- Lãnh đạo mới thường sai lầm khi cố thay đổi văn hóa tổ chức, điều mà vốn khó thay đổi vì gắn liền với giá trị và truyền thống.
- Chỉ cố gắng thay đổi nếu như tổ chức thực sự cần một văn hóa mới.
- Nếu lựa chọn thay đổi, hãy chấp nhận rằng đây là một dự án cần một thời gian rất dài để thực hiện.
- Hãy suy nghĩ kỹ trước khi chọn việc thay đổi văn hóa tổ chức.
- Hãy tạo ra những thay đổi nhỏ nếu rủi ro của việc thay đổi toàn diện quá lớn.
4. Ứng dụng thực tiễn
- Zappos: Công ty giày Zappos xây dựng thành công văn hóa phục vụ khách hàng xuất sắc. Khi bị mua lại bởi Amazon, Zappos vẫn giữ văn hóa riêng này và phát triển mạnh nhờ tập trung vào sứ mệnh phục vụ khách hàng, thay vì áp dụng văn hóa của Amazon.
- Unilever: Unilever đã áp dụng chiến lược phát triển bền vững mà không thay đổi văn hóa nhân văn vốn có. Họ tận dụng các giá trị hiện hữu để hướng tới các mục tiêu về môi trường và trách nhiệm xã hội.
5. Điều cần hỏi
- Câu hỏi 1: Có các khía cạnh nào của văn hóa tổ chức mà tôi cần phải thay đổi không? Nếu có, tôi cần phải làm gì?
- Câu hỏi 2: Tôi có dễ sống theo văn hóa hiện nay của tổ chức không? Nếu không, tôi có nên đổi việc không?