
Lợi Ích Sức Khỏe Mà Gạo Mang Lại
Gạo là nguồn dinh dưỡng mà không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Gạo trắng có tốt cho sức khỏe không?

Nhiều cộng đồng y tế coi gạo trắng là một lựa chọn không lành mạnh. Gạo trắng trải qua quá trình xử lý rất cao, mất đi phần vỏ (lớp bảo vệ cứng), cám (lớp ngoài) và mầm (lõi giàu dinh dưỡng). Trong khi đó, gạo lứt chỉ có lớp vỏ tàu được loại bỏ. Vì lý do này, gạo trắng thiếu nhiều vitamin và khoáng chất so với gạo lứt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gạo trắng lại là lựa chọn tốt hơn gạo lứt.
Tác dụng khi sử dụng gạo lứt
.jpg)
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt:
- Lượng calo: 248.
- Chất béo: 1,96g.
- Natri: 8,08mg.
- Carbohydrate: 51,7g.
- Chất xơ: 3,23g.
- Đường bổ sung: 0,485g.
- Chất đạm: 5,54g.
Gạo lứt rất giàu vitamin và axit béo thiết yếu. Một cốc gạo lứt có thể cung cấp ít nhất 85% nhu cầu mangan hàng ngày của người lớn. Mangan là khoáng chất có lợi cho chức năng miễn dịch, sinh sản và xương chắc khỏe. Ngoài ra, gạo lứt còn cung cấp magie cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh, sản xuất DNA, điều hòa lượng đường trong máu và huyết áp. Gạo lứt nấu chín còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác cần thiết cho sức khỏe tối ưu, bao gồm từ 10% đến 27% nhu cầu hàng ngày về selen, đồng, phốt pho và một số vitamin nhóm B.
Cải thiện bệnh tiểu đường
Gạo lứt giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Hàm lượng axit phytic cao, polyphenol và chất xơ trong gạo lứt giúp giảm chỉ số đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose và cải thiện độ nhạy insulin.
Hoạt tính chống oxy hóa
Gạo lứt chứa vitamin E, axit phenolic và các enzyme chống oxy hóa như superoxide effutase và glutathione peroxidase. Những hợp chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau bằng cách bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.
Nguồn dinh dưỡng mà gạo mang lại cho cơ thể

Thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo có thể không cao nhưng đây vẫn là thực phẩm nên ăn trong một số trường hợp nhất định. Những tác dụng tích cực mà gạo mang lại gồm:
Bổ sung năng lượng: Gạo là nguồn cung cấp carbohydrate khá hiệu quả cho cơ thể. Trong 100g gạo có khoảng 28g carbohydrate, tăng năng lượng để cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, chuyên gia còn cho biết, hàm lượng vitamin B trong gạo còn thúc đẩy mức năng lượng của cơ thể trở nên dồi dào hơn.
Chắc khỏe xương: Giá trị dinh dưỡng của gạo có tác động nhất định đối với xương khớp. Hàm lượng canxi trong gạo khoảng 10mg canxi/100g gạo, giúp xương chắc khỏe hơn và giảm nguy cơ loãng xương, sâu răng, gãy xương,...
Ruột kết khỏe mạnh: Một số nghiên cứu cho thấy các kháng tinh bột có trong gạo sau khi nấu chín và được làm nguội có thể hỗ trợ axit béo ở ruột kết hoạt động khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh về đại tràng, trong đó có ung thư đại tràng.
Lời kết
Gạo được coi là một nguồn dinh dưỡng rất cần cho sức khỏe nó giúp cơ thể khỏe mạnh cường tràng là thực phẩm sạch xanh mà cơ thể nên bổ sung và duy trì đầy đủ.