
Sách The Daily Stoic Trích "Bảo Vệ Sự Thanh Thản Của Tâm Hồn"
Link Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=LxGkjw9NJsw
1. Đôi nét về tác giả

Epictetus sinh năm 55 sau công nguyên ( và mất vào năm 135 sau công nguyên ) tại Hierapolis ( nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ) và cái tên Epictetus dịch đơn giản là "thu được" ( acquired ), đúng với bản chất khi ông là 1 người nô lệ.
Ông bị què 1 chân trong thời kỳ nô lệ này.
Sau khi hoàng đế Nero lâm chung năm 68, Epictetus được giải phóng bởi người chủ của mình. Ông trở thành người đứng đầu trường triết học Stoicism và dạy ở đó đến năm 93, khi hoàng đế Domitian ban lệnh cấm toàn bộ các trường triết học trong thành phố. Từ đó Epictetus chuyển trường về Nicopolis ở miền bắc Hy Lạp.
Một điều lưu ý là Epictetus không viết sách để lưu truyền lại nhưng những lời dạy của ông được ghi chép lại bởi một học trò tên Arrian.
2. Tại Sao Phải Bảo Vệ Sự Thanh Thản Của Tâm Hồn ?

"Hãy thường xuyên bảo vệ những nhận thức của anh. Điều anh đang bảo vệ không hề nhỏ nhặt, mà anh đang bảo vệ cho sự thanh thản của tâm hồn, sự tôn trọng bản thân, sự đáng tin cậy và sự ổn định, để không còn những nỗi đau và sợ hãi. Nói cách khác, anh bảo vệ tự do của mình. Anh sẽ 'bán' những điều này để đổi lấy thứ gì?"
- Epictetus nói rằng hãy “ thường xuyên bảo vệ những nhân thức ” vì điều này “ không hề nhỏ nhặt” ? Bởi nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức hay bao gồm việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định. Ta thấy rõ việc nhận thức ảnh hưởng đến cả tinh thần và tâm trạng của bản thân mình. Khi bảo vệ sự thanh thản của tâm hồn thì ta bảo vệ cho sự tôn trọng bản thân, sự đáng tin cậy và sự ổn định, để không còn những nỗi đau và sợ hãi. Nói cách khác, anh bảo vệ tự do của mình .Bởi bạn luôn giữ được sự lý trí đó nên bạn lòng tự trọng và sự tự tin cho bản thân mình! Điều này đồng nghĩa với việc bạn thực sự tự do.
3. Tại Sao Bạn Chấp Nhận Điều Tiêu Cực ?

Tại sao ta phải chấp nhận điều tiêu cực khi tâm hồn ta là tài sản quý giá nhất. Khi ta để những điều tiêu cực, như mối quan hệ độc hại hay công việc áp lực, xâm chiếm tâm trí.
Tại sao ta phải chấp nhận điều tiêu cực khi chấp nhận điều tiêu cực khi cuộc sống của ta xứng đáng với sự tốt đẹp hơn.
Cuộc sống này do mình quyết định! Không ai khác ngoài bạn chọn cuộc sống của bạn! Vậy tại sao để cuộc sống của mình bị kiểm soát bởi hoàn cảnh và người khác?
4. Sử Dụng Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Bí Quyết Bảo Vệ Thanh Thản Trong Tâm Hồn.

Chủ nghĩa Khắc Kỷ không chỉ là triết lý cổ xưa mà còn là công cụ thực tiễn giúp chúng ta duy trì sự bình yên nội tâm giữa bộn bề cuộc sống hiện đại.
- Kiểm soát bản thân
Kiểm soát bản thân là một trong những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa Khắc Kỷ.
- Epictetus từng nói: “Chính không phải hoàn cảnh làm ta phiền muộn, mà là cách ta suy nghĩ về hoàn cảnh đó.”. Suy nghĩ là khởi nguồn của mọi cảm xúc và hành động. Những gì bạn nghĩ sẽ quyết định cách bạn cảm nhận và phản ứng trước hoàn cảnh.
- Quản lý cảm xúc:
Quản lý cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp bạn duy trì sự cân bằng và bình yên trong cuộc sống. Khi biết cách kiểm soát cảm xúc, bạn không còn để chúng chi phối hành động hay suy nghĩ của mình, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Chủ nghĩa Khắc Kỷ đã dạy chúng ta cách quan sát, hiểu và làm chủ cảm xúc thay vì bị cuốn theo chúng.
- Dành Năng Lượng Cho Điều Quan Trọng
- Không phải mọi thứ đều quan trọng như nhau năng lượng của chúng ta là có hạn nên hãy tập trung suy xét vào những gì mình thật sự cần
5. Đừng Ngại Thay Đổi

Tại sao sự thay đổi lại quan trọng?
- Cuộc sống luôn vận động: Thế giới xung quanh chúng ta không ngừng thay đổi, và chúng ta cũng vậy. Việc cố gắng giữ mọi thứ nguyên trạng là không thực tế và có thể gây ra nhiều căng thẳng.
- Thay đổi là cơ hội: Sự thay đổi mang đến những cơ hội mới để học hỏi, trưởng thành và phát triển.