
Công Ty Cổ Phần Cát Nhân Tạo Hòn Sóc
Sản xuất và kinh doanh cát nghiền từ đá nhân tạo
- Địa chỉ: Tổ 6, Ấp Bến Đá, Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang, Việt NamTổ 6, Ấp Bến Đá, Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
- Email: catnhantao.honsoc@gmail.com
- Điện thoại: 02973.779.739
- Mã số thuế: 1702094145
- Website: https://catnhantaohonsoc.com
- Ngày thành lập: 2017-07-06
GIỚI THIỆU VỀ CÁT NHÂN TẠO HÒN SÓC
Hiện nay, nhu cầu sử dụng cát trong xây dựng tăng cao, trong khi nguồn cung truyền thống (cát tự nhiên) đang ngày càng cạn kiệt, vì vậy việc sản xuất cát nghiền là một “cứu cánh” cho ngành xây dựng
Với mục tiêu giảm tác động môi trường trong quá trình khai thác cát tự nhiên, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đá và sự phát triển bền vững trong vật liệu cát.
Xuất phát từ tình hình trên, Công ty Cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang đã thành lập công ty con là Công ty Cổ phần Cát nhân tạo Hòn Sóc chuyên sản xuất cát nghiền từ đá xây dựng, thay thế cát tự nhiên.
Công ty đã đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2017, sản phẩm gồm có: Cát trộn bê tông và cát vữa xây tô có kích cỡ tương đương với cát tự nhiên trên thị trường. Sản phẩm được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015; phù hợp với Quy chuẩn quốc gia (QCVN 16:2014/BXD); được Sở xây dựng Kiên Giang công bố hợp quy.
Với máy móc thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ quản lý sản xuất có tay nghề, sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng; tiến độ giao hàng đảm bảo; giá thành hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm cát nghiền từ đá xây dựng của công ty được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Sử dụng trong các công trình đổ bê tông, làm đường, xây dựng nhà, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng và tiết kiệm chi phí.
Sản phẩm
Cát 1.8 nghiền từ đá xây dựng

Cát 1.8 nghiền từ đá xây dựng (từ 0 – 2,2 mm)
Cát 1.9 nghiền từ đá xây dựng

Cát 1,9 nghiền từ đá xây dựng (từ 0-4.0 mm)
Cát 2.0 nghiền từ đá xây dựng

Cát 2.0 nghiền từ đá xây dựng (từ 2,2 – 4,0 mm)
Tin tức
Thương vụ nghìn tỷ ở Kiên Giang của người kế nghiệp Tân Á Đại Thành

Mua lại HUD Kiên Giang sẽ giúp Tân Á Đại Thành mở rộng quỹ đất, đặc biệt ở đảo ngọc Phú Quốc, đồng thời lấn sân sang lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, gồm đá và xi măng.
Cách đây 3 thập kỷ, khi kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang còn ở thời kỳ sơ khai, bà Nguyễn Thị Mai Phương đã có quyết định táo bạo, là thành lập Công ty Sản xuất và Thương mại Tân Á (tiền thân của Tập đoàn Tân Á Đại Thành). Giai đoạn 1993-1996, bà chủ trương nhập khẩu hệ thống máy móc thiết bị và chính thức đặt nền móng để Tân Á Đại Thành bước chân vào lĩnh vực sản xuất bồn nước inox.
Để rồi, cho đến hiện tại, Tân Á Đại Thành là thương hiệu số 1 trong ngành, sở hữu hệ thống 19 công ty thành viên, 15 nhà máy công nghệ cao tại Việt Nam và Lào.
Bên cạnh lĩnh vực truyền thống, cũng như phần đa các tập đoàn tư nhân khác, Tân Á Đại Thành không giấu diếm tham vọng lấn sân sang mảng bất động sản, với việc M&A, mở rộng quỹ đất trên quy mô toàn quốc, đồng thời thành lập CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành cùng thương hiệu chính thức MeyLand.
Công ty này được thành lập vào ngày 3/4/2019, vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng. Theo giới thiệu, Tân Á Đại Thành hiện sở hữu quỹ đất hơn 1.000 ha với 27 dự án tại Hà Nội, TP.HCM, Phú Quốc, Nghệ An, Bình Thuận, Long An và mở rộng ra nhiều tỉnh thành phố khác, đặc biệt là Kiên Giang – một thị trường đang nóng lên trong vài năm trở lại đây.
Tháng 12/2020, Tân Á Đại Thành đã chi .185 tỷ đồng và vượt qua nhiều đối thủ lớn để trúng đấu giá 98,16% cổ phần CTCP đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang (viết tắt HUDKG).
Là cựu thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD), HUDKG là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Kiên Giang trong các lĩnh vực phát triển bất động sản, xây dựng dân dụng và công nghiệp, vật liệu xây dựng và cơ khí, với doanh thu hàng năm luôn duy trì quanh 2.000 tỷ đồng, riêng năm 2020 là 2.384 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của công ty là 1.233 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 663,2 tỷ đồng.
HUDKG là chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Chén có diện tích gần 42.000 m2, và đáng kể hơn cả là dự án Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn có diện tích 90,17 ha ở Phú Quốc.
Ngoài ”đất vàng”, thương vụ M&A HUDKG còn giúp Tân Á Đại Thành mở rộng sang mảng khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, và cả cơ khí.
Cụ thể, HUDKG là công ty mẹ của 2 doanh nghiệp xi măng là CTCP Xi măng Hà Tiên Kiên Giang và CTCP Xi măng Kiên Giang, một doanh nghiệp khai thác đá là CTCP Sản xuất VLXD Kiên Giang cùng CTCP Cơ khí Kiên Giang.
Sau khi nắm quyền sở hữu, CEO Tân Á Đại Thành Nguyễn Duy Chính đã được bổ nhiệm làm Phó TGĐ HUDKG và được bầu làm Chủ tịch HĐQT của cả 4 doanh nghiệp thành viên nêu trên.
Ông Chính sinh năm 1985, là con trưởng nam của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương – Chủ tịch Tân Á Đại Thành. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Anh, ông về đầu quân cho Tập đoàn. Trải qua 4 năm công tác tại nhiều vị trí khác nhau, vào tháng 1/2015, doanh nhân tuổi Giáp Tý, ở độ tuổi 32 được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Ngoài việc đảm nhiệm vị trí chủ chốt để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực tại Tân Á Đại Thành, ông Nguyễn Duy Chính còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội lần thứ V (nhiệm kỳ 2018 – 2023), Ủy viên ban Chấp hành phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Đặc biệt, mới đây nhất, CEO Tân Á Đại Thành đã được các cử tri nơi cư trú tín nhiệm 100% giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Giá VLXD phi mã, nhà thầu méo mặt bù lỗ, chủ đầu tư tính tăng giá bán nhà
Giá nhiều vật liệu xây dựng tăng 30 – 40% khiến nhà thầu đối mặt tình trạng “vỡ trận” vì dự án bị đội vốn quá cao, trong khi đó giá bán nhà cũng nguy cơ leo thang.
Đầu tháng 5/2021, anh Trần Văn Nam (Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội) bắt đầu khởi công xây nhà cho mối thầu vừa nhận. Anh than thở: “Chậm chân 1 tháng mà giá vật liệu xây dựng đã “leo thang” không có điểm dừng“. Mới hồi tháng 3/2021, anh Nam đặt thép tại đại lý ở đường Lĩnh Nam giá 15.600 đồng/kg, nhưng đại lý chỉ ghi nhận chứ chưa cho đặt cọc. Đến cuối tháng 4/2021, anh đến làm hợp đồng mua thép thì đại lý cho biết giá thép đã lên hơn 18.000 đồng/kg.
Trong khi đó, để lập dự toán thầu một công trình xây dựng tại Hải Phòng, anh Lê Văn Cường – kỹ sư một công ty xây dựng ở Hà Nội – đã phải thay đổi bảng tính tới ba lần trong một tuần vì giá thép liên tục biến động. Thực tế giá thép đã tăng rả rích từ đầu năm nay và vào đợt tăng phi mã từ đầu tháng 4.
“Có doanh nghiệp thép trong 10 ngày đầu tháng 4 đã 6 lần thay đổi báo giá, với mức tăng tổng cộng trên một triệu đồng mỗi tấn. Giá thay đổi liên tục khiến người làm dự toán công trình không biết đâu mà lần. Công trình công ty tôi nhận làm hồi đầu năm từ có lãi thành lỗ cũng vì giá thép tăng quá mạnh 30 – 40%“, anh Cường than.
Cũng theo anh Cường, trong mỗi dự án xây dựng dân dụng, thường thép chiếm tỷ trọng 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu. Không ít doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu cho biết, việc thép tăng giá từ đầu năm đến nay ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả dự án mà họ đã ký hợp đồng với đối tác, khả năng nhận thầu vì thế bị co lại.
“Hiện các nhà thầu cạnh tranh rất quyết liệt bằng giá chào thầu, nên hiệu quả kỳ vọng thường rất thấp, chỉ đủ chi phí để duy trì sản xuất, lấy dòng tiền nuôi bộ máy. Mỗi đợt tăng giá thép như vậy nhà thầu lại càng thua lỗ và khó khăn thêm“, anh Cường cho hay.
Ông Đỗ Quang Lợi – một nhà thầu chuyên nhận xây dựng nhà trọn gói tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (Hà Nội) 1 tháng nay cũng chạy đôn chạy đáo tìm gặp đối tác để năn nỉ, xin được thương thảo lại 8 hợp đồng đã ký kết hồi đầu năm 2021.
Thời điểm ký hợp đồng xây thô trọn gói, mức giá ông Lợi “chốt” chỉ 3,8 triệu đồng/m2 nhưng khi đó giá sắt, thép chỉ khoảng 14.000 đồng/kg. Hiện tại, giá thép lên hơn 18.000 đồng/kg, các vật tư khác như cát, đá, gạch, xi măng, tôn… cũng đồng loạt tăng theo từ 20-25%.
“Giá vật tư tăng từ 3-5%, tôi còn cắn răng làm để giữ uy tín chứ tăng chóng mặt như hiện nay thì đã vượt quá giới hạn chịu đựng của nhà thầu. Với mức vật liệu như hiện tại, mức giá xây thô hiện đã hơn 4 triệu đồng/m2, so với mức giá ký hợp đồng, tôi đã lỗ khoảng 400.000 đồng/m2. Nếu đối tác không đồng ý tăng giá thì tôi huỷ và chấp nhận đền bù hợp đồng, còn hơn càng làm càng lỗ“, ông Lợi nói.
Cũng theo ông Lợi, đối với các hợp đồng ký thời gian tới, ông chỉ dám chốt nếu có thêm điều kiện phải linh động kê lại giá theo chuyển biến của thị trường.
Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh cũng khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu tính toán lại giá bán nhà.
Ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Kinh doanh BĐS Hải Phát cho biết, giá vật liệu xây dựng tăng hiển nhiên kéo giá xây dựng cao hơn. Điều này cũng khiến doanh nghiệp phải xem xét việc điều chỉnh giá nhà và phải giải trình cho khách hàng hiểu. Tùy từng kết cấu công trình, giá nhà có thể tăng quanh mức 20%.
Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản đang xây dựng dự án tại Quảng Ninh cũng chia sẻ, đơn vị đang chuẩn bị xây dựng dự án biệt thự 5,6 ha ở Bãi Cháy. Theo đơn giá, cộng cả tiền đất và xây thô đã công bố bán cho khách hàng từ tháng 1/2021, khoảng 26 tỷ đồng cho căn biệt thự hơn 200m2, nhưng nay chắc chắn phải xây dựng lại giá bán vì vật liệu xây dựng đã tăng quá cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cho rằng giá nhân công cũng tăng, nên buộc phải tăng giá bán nhà mới có thể bù vào chi phí vật liệu, chi phí nhân công.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết, giá thép chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành xây dựng. Cho nên khi giá thép tăng các nhà thầu đều vấp phải khó khăn, do các chủ đầu tư vốn tư nhân đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định, không điều chỉnh ở thời điểm ký (trừ trường hợp bất khả kháng).
Còn đối với chủ đầu tư vốn nhà nước lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các Sở Xây dựng, trong khi các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời.
Theo ông Hiệp, nếu chủ đầu tư không có cách giải quyết thì sẽ khiến cả công trình xây dựng tê liệt. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng tăng sẽ đẩy giá tất cả các chi phí đều tăng, điều này buộc các chủ đầu tư cũng phải tăng giá thành bất động sản.
Theo các chuyên gia xây dựng, các nhà thầu hiện nay cần phải nắm bắt được tình hình giá cả của thế giới, để có tầm nhìn dài hạn tham gia đấu thầu các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước. Nếu các gói thầu trọn gói, không thể thương thảo được, thì các doanh nghiệp xây dựng nắm chắc lỗ nặng, thậm chí là phá sản.
Theo khảo sát, giá nhiều vật liệu xây dựng tăng phi mã thời gian gần đây. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, giá thép thành phẩm tại thị trường trong nước đã tăng 30% – 40%. So với cuối năm 2020, giá thép cuộn Hòa Phát tăng từ 14.570 đồng – 15.100 đồng/kg lên 16.800 đồng – 17.000 đồng/kg.
Tương tự, thép Việt Đức, cũng tăng 14.800 đồng – 15.000 đồng/kg, lên 16.700 – 16.800 đồng/kg; thép Việt Ý tăng từ 14.760 đồng/kg lên ngưỡng 16.900 đồng/kg;…
Trong khi đó, giá xi măng trong nước cũng tăng từ 15% – 20%, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, xi măng Long Sơn, Hoàng Long tăng gần 40.000 đồng/tấn, có giá 1,34 – 1,41 triệu đồng/tấn. Xi-măng Hoàng Thạch tăng 30.000 đồng/tấn, có từ 1,2 – 1,55 triệu đồng/tấn. Xi-măng Phúc Sơn tăng tăng 40.000 đồng/tấn, có giá từ 1,37 – 1,42 triệu đồng/tấn;…
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các dự báo trước nói rằng, giá thép sẽ chỉ tăng tối đa đến hết quý II/2021. Nhưng hiện tại, mọi thứ đang thay đổi, nhiều dự báo lo ngại thép có thể tăng hết quý III/2021, khi nguồn nguyên liệu thế giới vẫn đang rất đắt đỏ.
Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) nhận định, nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I, đặc biệt ở tháng 4. Đây là đợt tăng giá nhanh và mạnh nhất của thép xây dựng trong nhiều năm qua. Điều đáng lưu ý, giá thép chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong thời gian tới.
Ăn chực nằm chờ để được… mua cát ở miền Tây

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cát ở miền Tây tăng chóng mặt khiến không ít dự án, công trình bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu “khóc ròng” vì giá cát.
Thời điểm này, giá cát xây dựng, san lấp trên địa bàn các tỉnh miền Tây đang tăng dựng đứng. Nhiều điểm bán vật liệu xây dựng luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung cát.
“Ăn chực nằm chờ” để được mua cát
Dọc theo Quốc lộ 91, từ thành phố Cần Thơ đến khu vực thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) hầu hết bãi tập kết cát của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng đều trong tình trạng hết hàng. Ngoài ra, nhiều công trình, nhà ở của người dân đã được xây bó nền từ lâu nhưng vẫn chưa thể san lấp vì… không có cát để mua.
Trong vai người đi mua cát phục vụ một dự án san lấp mặt bằng, chúng tôi tìm về các mỏ cát ở đầu nguồn sông Tiền, khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và nước bạn Campuchia. Đây được xem là khu vực có nhiều mỏ cát với trữ lượng khai thác lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Đứng trên bờ, thuộc địa phận xã Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, An Giang), trước tầm mắt chúng tôi là một đại công trường khai thác mỏ cát, với hàng chục chiếc xáng cạp (cần cẩu lấy cát sông) đang hối hả lấy cát từ dưới lòng sông lên. Cạnh đó là hàng trăm sà lan nối đuôi nhau như “kẻ chợ” chờ đến lượt vào mua cát.
Anh Nguyễn Văn T. nhà ở khu vực bờ kè sông Tiền gần đó cho biết, đoạn sông này xáng cạp lấy cát gồm các mỏ của 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, An Giang chiếm số đông. Việc khai thác kéo dài từ đây cho tới gần trung tâm thị xã Tân Châu. Sà lan ở khắp các tỉnh đến đây lấy cát, nhỏ ít nhất cũng 300 – 400 m3, còn lớn thì cả ngàn m3.
Theo anh T., thời điểm này, sà lan muốn lấy cát, phải “ăn chực nằm chờ”, nhanh cũng phải đợi từ 4 -5 ngày, lâu thì cả tuần, hoặc hơn. Để được “xếp tài” (đến lượt) mua cát, các chủ sà lan phải chung chi cho “cò”. Ai mà không “ăn chịu” là phải chờ bởi số lượng sà lan đến lấy cát ngày càng nhiều hơn.
Chúng tôi tìm thuê một chiếc đò ngang chở ra gặp chủ một vài sà lan và xáng cạp ở gần bờ để hỏi chuyện. Nhưng sau một hồi dò xét, người phụ nữ khoảng 50 tuổi từ chối chở với lý do: “Chở người lạ hoặc báo chí ra quay phim, chụp hình, hỏi chuyện là các chủ cần cẩu họ phản ứng dữ lắm. Các chú tìm người khác đi”. Nói xong, người này liền khởi động máy, cho đò chạy ra các sà lan ở giữa sông như một cách lánh mặt người lạ.
Đi xuôi về phía hạ nguồn khoảng vài trăm mét, chúng tôi may mắn gặp một người dân chuyên làm nghề lái đò dọc đưa rước những tài công, chủ sà lan từ dưới sông lên bờ mua thức ăn và ngược lại. Sau một hồi thuyết phục người này đồng ý chở ra gặp những chủ sà lan “mối” đang đợi lấy cát.
Được giới thiệu, chủ sà lan tên Nam (ngụ tỉnh Bến Tre) trải lòng: “Ở mỏ cát này, sà lan nào muốn lấy cát phải tốn 1-3 triệu đồng chi cho “cò” để có hàng trước một tuần lễ, nếu không có khi nằm chờ cả tháng. Việc tăng giá, chủ mỏ cát cũng không hề báo trước, khi vào lấy cát họ mới thông báo”.
Tương tự, tài công H. (ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết: Dù đã tốn 2 triệu đồng cho “cò” nhưng sà lan 800 tấn của ông vẫn phải đợi 5 ngày và hiện chưa biết lúc nào được vào lấy cát.
Anh D. – chủ sà lan 400 tấn (ngụ tỉnh Đồng Tháp) đang lấy cát tại mỏ trên sông Hậu (đoạn Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên) – cho biết: Hầu như ngày nào cát cũng tăng giá. Tình trạng chung chi diễn ra từ lâu, và mức giá cũng tăng theo giá cát. Hiện 4 ngày mới đi được 1 chuyến, thay vì 2 ngày như trước đây.
Tại TP Cần Thơ, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cát tăng phi mã. Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến nay, giá cát lấp, cát xây dựng của một số cửa hàng vật liệu xây dựng biến động khá nhiều. Cụ thể, giá cát lấp (loại tốt) các doanh nghiệp bán ra tại bãi từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng/ m3, cát xây tô 280.000 đồng/m3, cát đổ bê tông 320.000 đồng/m3.
Doanh nghiệp xây dựng “khóc ròng”
Hiện giá cát xây dựng và cát san lấp mặt bằng tăng từng ngày. Nhiều công ty, đơn vị trúng thầu đang thi công công trình, dự án ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đứng ngồi không yên. Thậm chí, có người cho rằng không loại trừ khả năng các chủ mỏ cát có dấu hiệu bắt tay nhau để tăng giá.
Ông T, giám đốc một doanh nghiệp chuyên xây dựng ở tỉnh An Giang, cho biết, cả tháng nay, lượng cát khan hiếm khiến việc thi công các công trình trọng điểm của đơn vị gặp nhiều khó khăn. Theo ông T, có lúc phải mất gần 2 tuần mới mua được sà lan cát 500m3. Giá cát cũng được họ “thổi” lên từng ngày. Nếu tình trạng giá cát tăng và khan hiếm như hiện nay kéo dài thì các dự án đang triển khai sẽ trễ tiến độ, thua lỗ là điều khó tránh khỏi.
Theo anh M.T, chủ công ty xây dựng ở An Giang cho biết, đơn vị của anh đang nhận thi công 2 công trình giao thông trọng điểm, dự kiến sử dụng số lượng cát khoảng 5.000 m3. Tuy nhiên cho đến nay anh T chỉ mới đặt hàng được 1.500 m3 cát và phải đợi rất lâu nhưng chỉ mới nhận được 800 m3 cát.
“Trước khi có thông tin đấu giá ở mỏ cát tọa lạc tại thủy phận Bình Phước Xuân với số tiền 2.811 tỷ đồng, giá cát ở Tân Châu đã tăng 3 lần, mỗi lần khoảng mười mấy ngàn. Từ khi vụ đấu giá đó nổi lên, giá cát tăng đến chóng mặt. Hiện tại giá cát vàng 250.000 đồng/m3, trong khi tính theo giá liên sở (giá các cửa hàng vật liệu xây dựng báo về Sở Xây dựng) đưa ra chỉ 80.000 đồng/m3.
Mỏ cát giá khởi điểm 7,2 tỉ trúng thầu 2.811 tỉ: Cần bịt lỗ hổng trong đấu thầu khai thác cát

TTO – Dư luận không thể tin nổi vụ đấu thầu khai thác các mỏ cát ở tỉnh An Giang, giá trúng thầu cao gấp 400 lần giá khởi điểm. Nhiều người cùng thắc mắc: vì sao chênh lệch quá lớn như vậy, việc thẩm định trữ lượng liệu có sai sót?
Giá trúng thầu cao hơn hàng trăm lần so với giá khởi điểm, liệu việc định giá khởi điểm có phù hợp thực tế? Giá trúng thầu quá cao hay giá khởi điểm được định quá thấp?
Vì sao chỉ 7,2 tỉ đồng?
Trong vụ đấu thầu khai thác cát trên sông Tiền (An Giang), giá khởi điểm chỉ 7,2 tỉ đồng, 19 doanh nghiệp tham gia, phần thắng với giá hơn 2.811 tỉ đồng thuộc về một công ty ở quận 7, TP.HCM. Một mỏ cát khác trên sông Hậu cũng được tổ chức đấu thầu giá khởi điểm chỉ 4,4 tỉ đồng, 16 doanh nghiệp tham gia, giá trúng thầu gần 273 tỉ đồng.
Giá khởi điểm sao lại thấp đến thế? Ví dụ như mỏ cát trên sông Tiền có diện tích 60,3ha, khai thác với mức sâu dự kiến 16m, trữ lượng được tính gần 2,4 triệu m3. Giá khởi điểm là 7,2 tỉ đồng được Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh An Giang giải thích đã làm đúng quy định, căn cứ theo nghị định 67/2019 của Chính phủ để tính toán ra thông số R = 5% (đối với khoáng sản tạm tính khi chưa biết chắc chắn số lượng cát có dưới mỏ là bao nhiêu).
Căn cứ tính toán đưa ra giá khởi điểm theo thông số R trong nghị định 67/2019 đã không còn phù hợp thực tế khi giá trúng thầu cao hơn gần 400 lần. Giá trúng thầu 2.811 tỉ đồng, khai thác 2,4 triệu m3 cát, tính ra hơn 1 triệu đồng/m3.
Nhìn qua thấy vô lý nhưng không phải vậy! Mỏ cát nói trên có diện tích 60,3ha, sâu 16m, có thể tính ra thể tích hơn 9,6 triệu m3 trong khi giá khởi điểm đấu thầu chỉ tính 2,4 triệu m3.
Giá cát trên thị trường hiện nay đã khá cao. Cát xây tô từ 380.000 – 460.000 đồng/m3. Tạm tính ở mức 400.000 đồng/m3 nhân với hơn 9,6 triệu m3 có thể thu được hơn 3.800 tỉ đồng. Có thể thấy việc xác định khối lượng cát dự trữ dưới sông quá thấp dẫn đến giá khởi điểm quá thấp.
Loại bỏ “xin – cho”
Sông ngòi nước ta có trữ lượng cát rất lớn. Nhiều địa phương (trong đó có tỉnh An Giang) chỉ mới tổ chức đấu thầu khai thác cát trên sông từ năm 2018. Trước đó, chỉ định thực hiện “xin – cho” khai thác.
Từ các vụ việc đấu giá các mỏ cát ở tỉnh An Giang, nên chăng rà soát lại các mỏ cát trong cả nước lập thành dự án, khảo sát kỹ trữ lượng hiện có, xác định thời gian khai thác phù hợp. Hơn nữa, xem xét các căn cứ tính toán, trong đó có thông số R theo nghị định 67/2019.
Quản lý chặt hơn việc khai thác tài nguyên khoáng sản với yêu cầu áp dụng triệt để đấu thầu rộng rãi để tạo cơ hội cạnh tranh công bằng. Cần có cách tính trữ lượng sát thực tế hơn cũng như có hội đồng thẩm định giá khởi điểm phù hợp trong các dự án khai thác cát.
Được biết việc đấu thầu mỏ cát sông Tiền và sông Hậu được thực hiện theo Luật đấu giá tài sản năm 2016. Tài sản đấu giá ở đây là “quyền khai thác khoáng sản”. Với chi phí trúng đấu thầu với số tiền “khủng” đó, doanh nghiệp được cấp quyền khai thác mỏ cát đang ở dưới lòng sông trong khoảng thời gian nhất định.
Mỗi mét khối cát được múc đưa lên khỏi lòng sông, doanh nghiệp còn phải nộp thuế tài nguyên theo luật định và nhiều chi phí thuê nhân công, chi phí cho máy móc, lưu trữ, vận chuyển…
Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp có thể lỗ hoặc “bỏ chạy” sau khi trúng thầu giá cao. Nhưng thực tế doanh nghiệp không lo điều này khi nhu cầu cát xây dựng vẫn rất cao trên thị trường. Giá cát có cao hơn nữa cũng không lo ế khi chưa có nguyên vật liệu khác thay thế cát trong xây dựng.
ĐBSCL đang sạt lở, sụt lún nhiều nơi. Mỏ cát có giá trúng thầu hàng nghìn tỉ này cũng ở địa bàn sạt lở nặng nhất Tây Nam Bộ. Do vậy dù giá trúng thầu có cao đến mấy cũng không phải là tin vui, nhất là với bà con sinh sống tại địa phương. Hạn chế, siết chặt khai thác cát, tìm vật liệu khác thay thế là điều cần kiên quyết làm song song với việc định giá đấu thầu khai thác cát cho hợp lý hơn.
Vụ trúng thầu mỏ cát hơn 2.800 tỷ đồng: Những chi tiết ly kỳ như phim

Doanh nghiệp “tí hon” nhưng lại trúng thầu mỏ cát “khổng lồ” hay việc đấu giá kịch tính tại mỏ cát đang là những câu chuyện vô cùng ly kỳ, hấp dẫn.Có phải “trâu buộc ghét trâu ăn”?
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S. Home (Công ty T-S Home) chính là doanh nghiệp đã trúng thầu đấu giá quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) với giá 2.811 tỷ đồng gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, quy mô của doanh nghiệp trúng thầu mỏ cát ngàn tỷ cũng khiến nhiều người giật mình.
Theo thông tin đăng ký, Công ty T-S. Home được thành lập ngày 23/1/2018. Doanh nghiệp hiện có trụ sở tại số 14, đường số 11, Khu dân cư Ven Sông, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM. Công ty T-S Home do ông Hồ Quang Thái Dũng làm đại diện pháp luật.
Theo ghi nhận của Dân trí, trụ sở công ty T-S Home chỉ treo một tấm bảng nhỏ dài khoảng 2 gang tay ghi tên công ty. Tấm bảng khiêm tốn này nằm khuất dưới những chậu lan, cây cảnh xum xuê. Ngoài Công ty T-S Home, địa chỉ nói trên còn là trụ sở của một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản.
Ông T., chủ ngôi nhà nói trên cho biết, Công ty T-S Home đóng trụ sở tại đây và vẫn làm việc bình thường. Lãnh đạo Công ty T-S Home là bà con họ hàng của gia đình ông. Những ngày gần đây, ông liên tục bị phiền phức bởi nhiều người đứng trước nhà hiếu kỳ, chụp ảnh.
“Tôi thấy việc đấu giá mỏ cát ở An Giang là công khai, minh bạch. Đâu phải doanh nghiệp nhỏ là không thể làm được dự án lớn. Đâu phải nhìn cơ sở vật chất khiêm tốn là không có tiền. Công ty T-S Home hoàn toàn có thể hợp tác với các đơn vị khác để thực hiện dự án. Nếu không thực hiện dự án thì T-S Home phải chấp nhận mất các khoản chi phí đã bỏ ra trị giá hàng tỷ đồng”, ông T. nói.
Theo ông T., dù cho công ty T-S Home có kết hợp với một đơn vị khác để thực hiện dự án cũng là điều hết sức bình thường. Các doanh nghiệp trúng thầu vẫn thực hiện đúng các quy định pháp luật, nộp các khoản thuế cho Nhà nước khi khai thác cát. Việc này còn tốt hơn gấp ngàn lần so với việc khai thác cát lậu diễn ra tràn lan khắp mọi nơi và Nhà nước không thu được tiền thuế.
Cũng theo ông T, qua vụ việc của công ty T-S Home, ông nghi ngờ có tình trạng “trâu buộc ghét trâu ăn” khi thấy một mỏ cát ở An Giang lại do một doanh nghiệp ở TP.HCM trúng thầu.
Được biết, ngay sau khi thành lập Công ty T-S Home, doanh nghiệp này đăng ký 20 ngành, nghề kinh doanh. Trong đó, ngành nghề kinh doanh chính là “giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú”. Vốn điều lệ doanh nghiệp là 9 tỷ đồng. Trong đó ông Hồ Quang Thái Dũng góp 5 tỷ đồng (55,56% vốn), bà Huỳnh Thị Phượng góp 4 tỷ đồng (44,44% vốn). Ông Dũng chính là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật của công ty.
Đến tháng 7/2020, T-S Home nâng vốn điều lệ lên 27 tỷ đồng, trong đó cơ cấu cổ đông không thay đổi. Ông Dũng đóng 23 tỷ đồng (tăng 18 tỷ đồng, chiếm 85,185% vốn), bà Phượng vẫn giữ nguyên mức vốn góp là 4 tỷ đồng (14,815% vốn)
Tháng 10/2020, T- S Home mới đăng ký thay đổi hoạt động kinh doanh chính sang lĩnh vực: Chuẩn bị mặt bằng (làm sạch mặt bằng xây dựng; đào lấp san bằng mặt bằng xây dựng; khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra…)
Công ty T-S Home đang đăng ký nộp thuế tại Chi cục Thuế Khu vực quận 7 – huyện Nhà Bè.
Đại diện Chi cục Thuế khu vực quận 7 – huyện Nhà Bè cho biết, Công ty T-S Home vẫn đang kê khai và nộp thuế tại đơn vị này. Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu và vẫn nộp tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí môn bài. Tuy nhiên, số thuế cụ thể mà doanh nghiệp đã nộp không được cơ quan chức năng tiết lộ.
Dân trí đã cố gắng liên lạc với ông Dũng – đại diện pháp luật Công ty T-S Home – để tìm hiểu thêm thông tin từ người trong cuộc. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể liên lạc được với người này.
Cuộc đấu giá “không khoan nhượng” giành mỏ cát ngàn tỷ
Như Dân trí đã thông tin, ngày 26/3, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang tổ chức các cuộc đấu giá quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) và mở cát trên sông Hậu (xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú).
Bà Đặng Nguyễn Hồng Châu – Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang (thuộc Sở Tư pháp An Giang) – cho biết, đơn vị được UBND tỉnh An Giang chọn để tổ chức đấu giá quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền khối lượng 3 triệu m3 cát, giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng; mỏ cát trên sông Hậu trữ lượng 1,5 triệu m3 cát, giá khởi điểm 4,4 tỷ đồng. Giá khởi điểm 2 mỏ cát do UBND tỉnh An Giang ấn định.
Mỏ cát trên sông Tiền có 19 doanh nghiệp tham gia, trải qua 45 vòng đấu. Mỏ cát trên sông Hậu có 16 doanh nghiệp tham gia với 10 vòng đấu.
Đối với mỏ cát sông Tiền, cuộc đấu giá rất kịch tính khi các doanh nghiệp rượt đuổi đấu giá rất quyết liệt.
Tuy nhiên, đến vòng 30 chỉ còn 2 doanh nghiệp tham gia đấu giá là Công ty T.S Home và Công ty khai thác vật liệu Trầm Tích (cả 2 công ty này đều có trụ sở ở TP.HCM). Kết quả cuối cùng, Công ty T.S Home trúng quyền khai thác cát với giá 2.811 tỷ đồng.
Còn đối với mỏ cát trên sông Hậu, đến vòng đấu thứ 8 chỉ còn 3 doanh nghiệp (Công ty TNHH Phúc Thành Tân Châu, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tâm Phát Phú Quốc và Công ty khai thác vật liệu Trầm Tích) tham gia.
Kết quả, Công ty Phúc Thành Tân Châu trúng quyền khai thác mỏ cát này với giá 273 tỷ đồng.
Thị trường ngày 13/4: Giá dầu tăng; vàng, đồng và thép giảm

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch đầu tuần do nhà đầu tư lạc quan về tốc độ tiêm chủng vắc-xin ở Mỹ và lực lượng Houthi tại Yemen cho biết đã tấn công cơ sở khai thác dầu của Saudi Arabia.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng 33 US cent lên 63,28 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 38 US cent lên 59,70 USD/thùng.
Mỹ đã tiêm phòng đầy đủ cho 22% dân số, trong khi Vương quốc Anh đã tiêm phòng đầy đủ được 11% dân số, còn Pháp được khoảng 6%, theo công cụ theo dõi tình hình tiêm chủng của Reuters.
Giá dầu phiên này cũng được hỗ trợ tăng bởi phong trào Houthi của Yemen liên kết với Iran cho biết họ đã bắn 17 máy bay không người lái và hai tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu của Saudi Arabia, trong đó có các nhà máy lọc dầu Saudi Aramco ở Jubail và Jeddah, nằm về phía Tây Saudi Arabia.
Vàng giảm do kinh tế Mỹ hồi phục vững chắcGiá vàng giảm trong phiên vừa qua do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng khiến vàng thỏi bị giảm sức hấp dẫn, giữa bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu về lạm phát và doanh số bán lẻ của Mỹ – yếu tố quan trọng để đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.732,14 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2021 giảm 0,7% xuống 1.732,70 USD/ounce.
Nhà phân tích cấp cao Jim Wyckoff của Kitco Metals cho biết, lợi suất tăng vẫn là yếu tố cơ bản tác động tiêu cực lên vàng.
Nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về bán lẻ của Mỹ, sẽ công bố vào ngày 15/4. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, trong một bài phát biểu đã cho biết: “Nền kinh tế Mỹ đang ở ‘bước ngoặt’ với hy vọng tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tuyển dụng lao động trong những tháng tới sẽ tăng lên”.
Đồng giảm do lo ngại nhu cầu ở Trung QuốcĐồng giảm do lo ngại Trung Quốc sẽ tìm cách ngăn giá hàng hóa tăng để đối phó với nguy cơ lạm phát, trong khi vẫn còn đó mỗi lo về việc nhu cầu đồng giảm và lượng tồn kho tăng.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London đã giảm 0,9% xuống 7.845 USD/tấn. Mặc dù vậy, trong vòng 5 tháng qua giá đồng đã tăng khoảng 30%, tháng 2/2021 đã đạt mức cao kỷ lục 9,5 năm, là 9.617 USD/ounce.
Ole Hansen, chiến lược gia trưởng về hàng hóa thuộc Ngân hàng Saxo cho biết: “Trọng tâm thực sự (của thị trường đồng) lúc này là những con số về PPI (chỉ số giá sản xuất) rất cao, kể cả ở Trung Quốc và Mỹ, và Trung Quốc có khả năng sẽ thực hiện các biện pháp để kiềm chế lạm phát.
Giá hàng hóa xuất xưởng ở Trung Quốc (PPI) trong tháng 3 tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 năm. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 11/4 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tiết thị trường nguyên liệu để giảm bớt áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu gần đây tăng cao.
Thép giảm, sắt tăngGiá thép trên thị trường Trung Quốc giảm khoảng 3% trong phiên vừa qua do lo ngại Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát giá nguyên liệu, mặc dù nhu cầu đối với kim loại công nghiệp vẫn cao.
Giá thép thanh vằng kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải có thời điểm trong phiên 12/4 giảm 2,9% xuống 4.937 CNY (754,44 USD)/tấn, kết thúc phiên vẫn giảm 2% so với đóng cửa phiên trước, còn 4.985 CNY/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng cũng giảm 2,1% xuống 5.265 CNY/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc giảm mạnh tới 3,1%.
Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thép vẫn ở mức cao. Hãng Baoshan Iron & Steel của Trung Quốc đã thông báo nâng giá thép cán nóng và cán nguội cho các đơn hàng của tháng 5 thêm lần lượt 400 và 150 CNY/tấn.
Giá quặng sắt hồi phục trong phiên vừa qua, theo đó quặng kỳ hạn tháng 9 tăng 2,6% lên 1.014 CNY/tấn; quắng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu giao tại cảng biển Trung Quốc là 172 USD/tấn ở phiên liền trước (9/4), tăng 1,5 USD so với phiên 8/4.
Đậu tương, ngô và lúa mì đồng loạt giảmGiá đậu tương Mỹ giảm 1,5% trong phiên vừa qua do giá dầu đậu tương giảm xuống mức thấp nhất gần 6 tuần bởi giá dầu cọ giảm và dự báo nguồn cung dồi dào. Giá ngô phiên này cũng giảm 1,2% do các quỹ hàng hóa bán kiếm lời sau khi giá twang lên mức cao nhất gần 8 năm ở phiên liền trước (9/4). Trong khi đó, giá lúa mì giảm bởi dự báo sản lượng ở khu vực Biển Đen sẽ bội thu, ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Mỹ.
Dự báo thời tiết khô ráo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt ở vùng Trung Tây nước Mỹ trong tuần này càng gây thêm áp lực lên giá ngũ cốc.
Kết thúc phiên giao dịch, đậu tương kỳ hạn tháng 5 trên sàn Chicago giảm 21 US cent xuống 13,82 USD/bushel; dầu đậu tương kỳ hạn tháng 7 giảm 1,35 US cent xuống 49,58 US cent/lb, thấp nhất kể từ ngày 2/3; ngô giao tháng 5 giảm 8-1/4 US cent xuống 5,96 USD/bushel, trong khi lúa mì đỏ mềm giảm 10-3/4 US cent xuống 6,28 USD/bushel.
Đường giảmGiá đường thô phiên vừa qua giảm 0,11 US cent, tương đương 0,7%, xuống 15,35 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần ở phiên giao dịch liền trước. Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 – đáo hạn vào ngày 15/4, giảm 2 USD, tương đương 0,5%, xuống 420,5 USD/tấn.
Cà phê tăngGiá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 phiên vừa qua tăng 0,85 US cent, tương đương 0,7%, lên 1,281 USD/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất 2 tuần, là 1,29 USD/lb.
Hiệp hội Cà phê Mexico đang thúc đẩy việc thành lập một cơ quan mới của Chính phủ có quyền điều tiết và định giá cà phê.
Robusta phiên vừa qua vững ở mức 1.343 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 5.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 3 đã tăng 38,1% so với tháng 2, lên 169.624 tấn.
Cao su giảmGiá cao giao dịch trên thị trường Nhật Bản giảm trong phiên vừa qua do Chính phủ nước này tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4 – có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và nhu cầu hàng hóa.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 8,3 JPY, tương đương 3,5%, xuống 226,5 JPY/kg, thấp nhất kể từ cuối tháng 1.
Tokyo hôm 12/4 đã bắt đầu một đợt phong tỏa khẩn cấp mới, kéo dài một tháng, nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 chủng mới có tốc độ lây lan rất nhanh, khi mà chỉ con hơn 100 ngày nữa sẽ bắt đầu Thế vận hội mùa Hè.
Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 3% xuống 13.460 CNY/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 13/4Giá sắt thép trong nước và quốc tế tiếp tục tăng cao

Kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2021 có thể gặp thách thức lớn do giá thép thế giới tăng cao khiến các nhà máy thép của nước này nỗ lực gia tăng công suất sản xuất, dư sức bù lại cho sản xuất giảm ở những nơi khác.
Theo nhận định của S&P Global Platts Analytics, do yếu tố trên, tổng sản lượng thép toàn cầu năm nay có thể sẽ không thấp hơn so với năm ngoái.
Giá thép cuộn cán nóng nội địa ở Trung Quốc đã tăng khoảng 12% kể từ đầu tháng 3 đến nay, lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2008. Đợt tăng giá gần đây nhất chủ yếu do thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) đình chỉ hoạt động của một số cơ sở sản xuất tương đương 30% công suất lò cao của thành phố này, và thị trường dự đoán việc cắt giảm sản lượng tương tự sẽ mở rộng ra bên ngoài thành phố Đường Sơn trong bối cảnh Chính phủ nước này nỗ lực hướng tới mục tiêu cắt giảm sản lương thép trong năm 2021.
Kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2021 có thể gặp thách thức lớn do giá thép thế giới tăng cao khiến các nhà máy thép của nước này nỗ lực gia tăng công suất sản xuất, dư sức bù lại cho sản xuất giảm ở những nơi khác.
Theo nhận định của S&P Global Platts Analytics, do yếu tố trên, tổng sản lượng thép toàn cầu năm nay có thể sẽ không thấp hơn so với năm ngoái.
Giá thép cuộn cán nóng nội địa ở Trung Quốc đã tăng khoảng 12% kể từ đầu tháng 3 đến nay, lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2008. Đợt tăng giá gần đây nhất chủ yếu do thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) đình chỉ hoạt động của một số cơ sở sản xuất tương đương 30% công suất lò cao của thành phố này, và thị trường dự đoán việc cắt giảm sản lượng tương tự sẽ mở rộng ra bên ngoài thành phố Đường Sơn trong bối cảnh Chính phủ nước này nỗ lực hướng tới mục tiêu cắt giảm sản lương thép trong năm 2021.
Dự đoán Trung Quốc sẽ bổ sung công suất ròng sản xuất gang năm 2021 thêm 18 triệu tấn/năm, và công suất thép thô thêm 30 triệu tấn. Như vậy, khi những cơ sở mới đi vào sản xuất thì nước này sẽ phải buộc nhiều cơ sở sản suất gang và thép nữa phải tạm dừng hoạt động vào 6 tháng cuối năm 2021 để nước này đáp ứng được mục tiêu về sản lượng.
Hiện Trung Quốc đang xem xét hạ mức hoàn thuế xuất khẩu thép để giảm xuất khẩu thép ra nước ngoài và gián tiếp không khuyến khích sản xuất thép. Mặc dù vẫn chưa rõ khi nào nước này sẽ giảm mức hoàn thuế xuất khẩu, và sẽ thực hiện việc cắt giảm như thế nào, nhưng thị trường nhìn chung cho rằng Chính phủ Trung Quốc muốn xuất khẩu thép của nước này năm 2021 giảm khoảng 20 triệu tấn so với mức dưới 54 triệu tấn của năm 2020.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung thép toàn cầu bị thắt chặt, việc Trung Quốc xóa bỏ hoặc giảm mức hoàn thuế xuất khẩu mặt hàng này sẽ càng khiến giá thép thế giới tăng cao hơn nữa. Và khi đó, xuất khẩu thép vẫn mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho các nhà sản xuất thép của nước này, kể cả khi giảm mức hoàn thuế xuất khẩu.
Các nhà phân tích và thương nhân ngành thép dự đoán tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu thép dài, thép cuộn cán nóng và thép tấm của Trung Quốc sẽ bị giảm từ 13% xuống 9% – 4%, hoặc có thể xóa bỏ hoàn toàn mức hoàn thuế cho nhóm hàng thép.
Dựa trên giá thép tại Trung Quốc ngày 6/4, già chào bán thép cuộn cán nóng loại Q105 của Trung Quốc sẽ vào khoảng 913 USD/tấn CFR nếu tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu về mức 0%.
Giá chào bán thép cuộn cán nóng loại SAE của Ấn Độ hôm 6/4 là 920 USD/tấn CFR Việt Nam, tăng khoảng 100 USD/tấn so với 2 tuần trước đó.
Giá chào bán thép cùng loại của Nhật Bản hôm 7/4 là 1000 USD/tấn, CFR Việt Nam, kỳ hạn giao đầu tháng 6.
Ngược lại, việc giá thép tăng trên toàn cầu cũng khiến nhập khẩu sắt và thép vào Trung Quốc khó có thể tăng lên. Theo dữ liệu của Hải quan nước này thống kê ở tháng 1 và 2/2021 thì dự đoán nhập khẩu sắt thép vào Trung Quốc năm 2021 sẽ giảm 16 triệu tấn so với năm trước đó.
Và kể cả khi xuất khẩu thép của Trung Quốc năm 2021 giảm 20 triệu tấn/năm so với năm ngoái thì nhập khẩu thép vào nước này năm nay có thể cũng sẽ chỉ đạt 4 triệu tấn.
Từ đầu năm đến nay, giá sắt thép liên tục tăng mặc dù với tốc độ chậm hơn so với cuối năm ngoái do lũ lụt ở Australia khiến cho việc khai thác quặng sắt, than cốc khó khăn nên quốc gia này tăng giá xuất khẩu. Trong khi đó một số quốc gia cũng tăng thuế xuất nhập khẩu sắt thép phế liệu, như Malaysia mới ra thông báo tăng thuế xuất khẩu phế liệu sắt thép từ 0% lên 15%…
Trong nước, thông thường vào thời điểm sau Tết âm lịch cũng là mùa xây dựng nên nhu cầu về thép và nguyên liệu khác tăng cao.
Từ tháng 9/2020 đến nay, cứ theo chu kỳ 2 tuần thì giá thép tăng khoảng 2%, có thời điểm 2 – 3 ngày đã tăng một lần. So với quý III/2020, giá thép hiện nay đã tăng từ 10 – 20%, riêng thép cây, thép ống kể từ đầu tháng 3/2021 tăng thêm khoảng 20%. Hiện mức giá thép trên địa bàn TP Hà Nội dao động từ 14 – 16 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 1,3 triệu đồng/tấn so với mức giá tháng 10/2020.
Ngày 10/4, tại miền Bắc giá thép Hòa Phát ghi nhận giá tăng mạnh lên mức 15.580 đồng/kg với thép cuộn CB240; thép D10 CB300 cũng chạm mức 15.780 đồng/kg; tại miền Trung thép cuộn CB240 tăng vọt lên 16.110 đồng/kg, trong khi thép D10 CB300 đã tăng 300 đồng lên mức 15.860 đồng/kg; tại miền Nam, thép cuộn CB240 là 15.790 đồng/kg; thép D10 CB300 đạt 15.840 đồng/kg. Thép Việt Đức ở miền Bắc và Trung loại CB240 là 15.690 đồng/kg; loại D10 CB300 là 15.720 đồng/kg…
Với xu hướng giá thép thế giới sẽ còn tăng, dự báo giá thép trong nước sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
CHỨNG NHẬN ISO VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

Truyền thông
Đối tác
