
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Bạn Uống Trà Đen Vào Buổi Sáng?
Khi uống trà đen đúng cách và vừa đủ vào buổi sáng, nó có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, cải thiện miễn dịch, bổ sung năng lượng...
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống trà đen vào mỗi buổi sáng?
Theo trang Boldsky chia sẻ 5 thay đổi tích cực khi tiêu thụ trà đen không đường vào buổi sáng, bao gồm:
Tăng cường hệ miễn dịch

Không chỉ giúp bạn tỉnh táo, trà đen còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại và giảm tình trạng căng thẳng oxy hóa. Những hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giup củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với bệnh tật hay các bệnh mãn tính.
Hỗ trợ quá trình giảm cân

Trà đen có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đây là một yếu tố có thể hỗ trợ việc giảm cân. Nhờ sự kết hợp giữa caffeine và các hợp chất tự nhiên trong trà, quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể được cải thiện rõ rệt. Việc uống trà đen không đường buổi sáng sẽ góp phần giúp bạn kiểm soát cân nặng.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Lá chè xanh sau khi được thu hái, sẽ được mang đi chế biến và sấy khô. Trà đen giàu chất chống oxy hóa, có lợi cho người bị tim mạch. Bạn dùng trà đen pha nước và uống hàng ngày có thể góp phần cải thiện tuần hoàn máu, giảm cholesterol và ngừa đột quỵ. Điều này cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách để tránh phản ứng ngược.
Bổ sung năng lượng

Trà đen không đường chứa một lượng caffeine vừa phải, khi bạn uống nó giúp bạn bổ sung thêm năng lượng, đủ để giúp bạn cảm thấy tỉnh táo mà không gây cảm giác bồn chồn hay hồi hộp như khi uống cà phê. Khi thay thế đồ uống có đường bằng 1 tách trà đen vào buổi sáng, bạn sẽ nhận được nguồn năng lượng ổn định, giúp duy trì sự tập trung để làm việc hiệu quả hơn, nhưng bạn đừng nên pha quá đặc nhé.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trà đen cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Các thành phần dưỡng chất có trong trà giúp kích thích tạo ra các enzyme tiêu hóa, từ đó hỗ trợ nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy hệ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn, làm việc tối ưu hơn.
Uống trà gì tốt cho sức khỏe tim mạch?
Trà là thức uống phổ biến thứ 2 thế giới, đứng sau nước, đồ uống này vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những loại trà tốt cho tim mạch:
Trà xanh

Trà xanh cũng hỗ trợ tim mạch. Tiêu thụ trà xanh không đường đều đặn giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch Đặc biệt, chất chống oxy hóa EGCG trong trà xanh giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách hạn chế tích tụ mảng bám ở trong động mạch. Ngoài ra, trà xanh còn hỗ trợ trao đổi chất, nên rất phù hợp cho ai đang muốn kiếm soát cân nặng.
Trà hoa hòe
Hoa hòe có vị đắng, tính bình, giúp thanh nhiệt, tăng cường độ bền thành mạch, trì hoãn việc xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, hoa hòe còn giúp giảm huyết áp, lương huyết, hạ mỡ máu và cải thiện chức năng co bóp cơ tim.
Thành phần rutin dồi dào trong hoa hòe còn có tác dụng cầm máu hiệu quả, kể cả các tình trạng xuất huyết để ngừa tai biến do xơ vữa mạch máu.
Dùng hoa hòe chưa nở, vừa được thu hái vào sáng sớm, rồi phơi và sao khô hoa, lấy khoảng 8 – 16g hoa hòe mỗi ngày, hãm với nước sôi để uống trong ngày. Hoặc bạn có thể dùng chung với 10g hoa hòe, 8g tam thất, 2 nụ cúc hoa và 2 quả táo đỏ. Hãm chung với nước sôi, và cũng uống trong ngày.
Những người có cơ địa hàn, hay bị lạnh bụng không nên dùng thường xuyên.
Trà đen

Trà đenlà loại trà đã trải qua quá trình lên men, nên nó có màu sắc và hương vị đặc trưng. Với hàm lượng polyphenol và flavonoid dồi dào, trà đen giúp bảo vệ tim mạch. Nếu bạn yêu thích cà phê nhưng muốn giảm lượng caffein, thì trà đen là lựa chọn lý tưởng để thay thế cho cà phê. Vì nó chỉ một nửa lượng caffein so với cà phê, uống trà đủ giúp bạn tỉnh táo mà không gây bồn chồn như cà phê. Tuy nhiên, người bị huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim thì không nên uống trà đen.
Trà trắng
Trà trắng chứa nhiều flavonoid giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol xấu, làm giãn động mạch và làm loãng máu. Nhờ đó, trà trắng vừa tốt cho trái tim vừa có lợi cho hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, dù là loại trà nào cũng vậy, hãy sử dụng trà một cách điều độ, vừa đủ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Trà đan sâm
Đan sâm là thảo dược có vị đắng, tính mát, giúp hoạt huyết, lương huyết tiêu ung, khử ứ, thanh tâm trừ phiền. Khi kết hợp cùng tam thất, loại trà này có tác dụng hỗ trợ làm sạch huyết quản động mạch, giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm tích tụ chất thải trong máu và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
Bạn lấy đan sâm và tam thất được nghiền mịn, đóng thành túi lọc 5 – 10g. Mỗi ngày sử dụng 1 túi, hãm với nước sôi để uống dần trong ngày.
Trà hoa tam thất
Hoa tam thất không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp, giảm cholesterol, mà còn giúp hạ đường huyết, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch. Những người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch cũng có thể dùng.
Bên cạnh đó, trà hoa tam thất còn giúp an thần, dưỡng huyết, giảm căng thẳng, kiếm soát huyết áp, lương huyết.
Có thể lấy hoa tam thất, hoa hòe và cúc hoa mỗi loại 10g, hãm với nước sôi và uống trong ngày. Người bị thừa cân, béo phì và mỡ máu cao cũng có thể uống trà này.
Trà Hibiscus (atiso đỏ)
Trà Hibiscus là nguồn cung cấp polyphenol và flavonoid dồi dào, là những chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do gây hại, giúp bảo vệ tế bào.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, thường xuyên tiêu thụ trà Hibiscus có thể giúp giảm huyết áp - một trong các nguyên nhân chủ yếu bệnh tim mạch.
Trên Journal of Nutrition cũng đăng tải một nghiên cứu, theo thông tin tạp chí này đưa tin cho thấy, uống 3 tách trà Hibiscus mỗi ngày trong vòng 6 tuần giúp hạ huyết áp đáng kể ở người tăng huyết áp nhẹ đến trung bình. Tác dụng này được cho là nhờ trà giúp thư giãn mạch và xoa dịu căng thẳng mạch máu.
Trà hoa cúc
Không chỉ là loại trà giúp an thần, trà hoa cúc còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Thành phần flavonoid trong hoa cúc có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ mạch máu một cách tự nhiên.
Trà hoa cúc cũng đòng góp vào việc giúp giảm viêm nhiễm, mà tình trạng viêm kéo dài được xem là yếu tố gây ra các vấn đề về tim.
Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cholesterol, từ đó góp phần giảm tỷ lệ xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch.
Lấy khoảng 2 – 3g hoa cúc khô, hãm với nước sôi, và uống.