Giá Trị Của Thất Bại - Alan Kay
1. Vài nét về Alan Kay
- Alan Curtis Kay (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1940) tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ từ nhỏ ông đã một nhà khoa học máy tính nổi tiếng người Mỹ với đa dạng công trình tiên phong của ông về lập trình hướng đối tượng và thiết kế giao diện người dùng đồ họa (GUI) dạng cửa sổ.
- Vào những năm 1970, Alan Kay làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto (PARC) của Xerox, ông đã lãnh đạo việc thiết kế và phát triển giao diện máy tính để bàn dạng cửa sổ hiện đại đầu tiên . Ông cũng lãnh đạo việc phát triển ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có ảnh hưởng Smalltalk , vừa tự mình thiết kế hầu hết các phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ này vừa đặt ra thuật ngữ "hướng đối tượng" (OOP).
- Ông đã được bầu làm Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ , Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia và Hội Nghệ thuật Hoàng gia. Năm 2003 ông đã nhận được giải thưởng Turing cho những đóng góp to lớn trong lĩnh vực lập trình.
2. Quan điểm về sự thất bại
- Alan Kay cho rằng: “Nếu bạn không thất bại trong 90% cuộc sống của mình, thì mục tiêu của bạn là chưa đủ cao”. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt ra những mục tiêu đầy thách thức và không ngại việc gặp thất bại. Khi đặt ra mục tiêu cao, đồng nghĩa với khả năng thất bại cao hơn. Tuy nhiên, chính những thất bại này lại tạo cơ hội để bạn học hỏi và cải thiện bản thân.
- Ông đưa ra con số thất bại trong 90% cuộc sống không phải để làm bạn nản chí mà là khuyến khích mọi người thay đổi cách nhìn nhận về thất bại. Mỗi lần thất bại là một bài học, kinh nghiệm, kiến thức, và hiểu biết mới, từ đó xây dựng nền tảng cho những thành công lớn hơn trong tương lai. Thất bại không phải là dấu chấm hết, mà là cơ hội để đánh giá lại chiến lược, cải thiện kỹ năng, và trở nên mạnh mẽ hơn.
3. Những điều cần làm
- Xem thất bại là cơ hội học hỏi: Người Mỹ coi thất bại là cơ hội để học hỏi và tiến bộ, khuyến khích đổi mới và nỗ lực không ngừng. Hãy học cách nhìn nhận thất bại theo hướng tích cực.
- Phân tích thất bại qua nhật ký học tập: Ghi chép và phân tích lỗi lầm giúp bạn nhận ra nguyên nhân thất bại và tìm cách cải thiện. Dù thất bại do lỗi cá nhân hay yếu tố ngoài tầm kiểm soát, việc học hỏi từ đó là chìa khóa để tiến bộ.
- Không ngại đặt ra thử thách: Đặt mục tiêu lớn đồng nghĩa với việc chấp nhận khả năng thất bại, nhưng điều này vẫn tốt hơn việc không dám thử hoặc hài lòng với những thành tựu nhỏ bé. Nỗ lực vượt qua giới hạn là con đường duy nhất để phát triển bản thân.
- Thất bại không phải là tất cả: Đừng bao giờ cảm thấy xúc phạm khi thất bại, điều này không định nghĩa giá trị hay tính cách của bạn. Thứ quan trọng là cách bạn đối mặt và vượt qua khó khăn. Hãy nhớ rằng nhiều người vĩ đại từng thất bại trước khi đạt được thành công lớn.
4. Vận dụng
- Elon Musk: Ông là một minh chứng rõ ràng cho việc vận dụng tư duy về sự thấ bại của Alan Kay. Đặt ra những mục tiêu cực kỳ táo bạo, như chinh phục sao Hỏa với SpaceX hay cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô với Tesla. Cả hai công ty đều từng đối mặt với hàng loạt thất bại. Tuy nhiên, Elon Musk luôn coi thất bại là cơ hội để học hỏi, cải tiến công nghệ và chiến lược, từ đó tạo ra những bước đột phá vượt bậc.
- Jeff Bezos: Đã xây dựng Amazon với triết lý chấp nhận rủi ro và thất bại như một phần của sáng tạo. Một ví dụ điển hình là sản phẩm Amazon Fire Phone, một thất bại lớn trên thị trường. Thay vì bị nản chí, Bezos và đội ngũ Amazon đã học hỏi từ thất bại này để phát triển các sản phẩm thành công hơn, như hệ sinh thái Alexa và loa thông minh Echo. Bezos từng nói rằng: "Nếu bạn không sẵn sàng thất bại, bạn sẽ không bao giờ sáng tạo."
5. Câu hỏi cho bạn
Câu 1: Bạn có khả năng vượt qua thất bại và bước tiếp hay bạn cứ tự dằn vặt mình?
Câu 2: Bạn có nghĩ rằng bạn luôn phải thành công để có được sự tôn trọng/yêu thích của mọi người? Nếu vậy, bạn đã ngừng nói chuyện với người bạn hay thành viên gia đình nào sau khi họ thất bại?