
Loại Hạt Nào Dễ Gây Ra Dị Ứng Ở Trẻ? Dấu Hiệu Nhận Biết Dị Ứng Hạt
Hạt đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, hạt phỉ, hạt mắc ca, quả hạch Brazil, quả hồ trăn... đều là những loại hạt có thể gây dị ứng ở trẻ em. Dấu hiệu dị ứng nhẹ gồm ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi hoặc đau bụng nhẹ... cũng có trường hợp trẻ bị dị ứng nặng và gây ra nhiều tác dụng phụ nặng hơn.
Dị ứng hạt là gì?

Dị ứng hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở những người nhạy cảm, nhất là trẻ em. Dị ứng hạt xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm protein trong hạt như một "chất có hại" nguy hiểm. Phản ứng miễn dịch quá mức này dẫn đến việc giải phóng một lượng lớn histamine, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng.
Loại hạt nào dễ gây ra dị ứng ở trẻ?
Có hai nhóm hạt chính dễ gây dị ứng ở trẻ em, bao gồm:
Đậu phộng

Đậu phộng một loại cây họ đậu, nó thuộc họ thực vật Fabaceae, nó cũng là một trong các loại hạt dễ gây dị ứng ở nhiều người, bao gồm trẻ em. Dị ứng đậu phộng sẽ có những biểu hiện như ngứa ngáy, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí khó thở... Mà đậu phộng lại là hạt gây dị ứng nhiều nhất ở trẻ em.
Nó cũng gây ra nhiều tính huống nguy hiểm, dù chỉ một lượng nhỏ nó cũng vẫn có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm ở một số người. Dị ứng đậu phộng có xu hướng gia tăng ở trẻ, nếu vô tình trẻ bị dị ứng loại hạt này, dù bị nhẹ thì bạn vẫn cần đưa trẻ đến để bác sĩ kiểm tra kịp thời.
Các loại hạt cây

Bao gồm hạt mắc ca, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt phỉ, quả hạch Brazil, hạt điều, hạt óc chó, ... Theo tiến sĩ Stephanie Leeds, bác sĩ dị ứng nhi khoa tại bệnh viện nhi Yale New Haven, cho biết ràng, các loại hạt cây đều có thể gây dị ứng cho con người, nhưng tình trạng này gia tăng ở một số loại như hạt điều và quả óc chó.
Theo viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID), có tới ~ 5% trẻ em gặp phải phản ứng dị ứng thực phẩm, và đại đa số các trường hợp này đều cũng có dị ứng với một trong các thực phẩm như sữa bò, trứng, cá, động vật có vỏ, đậu phộng và các loại hạt cây.
Cần lưu ý rằng, đôi khi trẻ bị dị ứng hạt này, mà lại không bị dị ứng với một số loại hạt khác, nên nếu trẻ đã bị dị ứng thì bạn cần tránh có sẽ tiếp xúc, và không cho trẻ ăn bất cứ thực phẩm nào có chứa loại hạt đó.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng hạt
Các biểu hiện dị ứng hạt ở trẻ em rất đa dạng, từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hạt, mức độ dị ứng và độ tuổi của trẻ. Dù khi sử dụng một lượng rất nhỏ cũng đều có thể kích hoạt phản ứng. Johns Hopkins Medicine chia sẻ, đối với người đã bị dị ứng, thì dù chỉ dùng 1/44.000 hạt đậu phộng thì vẫn bị dị ứng như thường.
Cả đậu phộng hay các hạt cây đều có thể gây sốc phản vệ ở trẻ.
Các triệu chứng dị ứng hạt

Các dấu hiệu thường gặp khi dị ứng hạt thì còn tùy độ tuổi và mức độ dị ứng bao gồm:
- Trong khi đó, trẻ lớn hơn thì có thể bị sưng tấy, ngứa, khó thở, thở khò khè, sốc phản vệ ( có thể đe dọa tính mạng)
- Ngoài ra còn có chảy nước mũi, ho, sứng mí mắt, chóng mặt, hay tiêu chảy
- Triệu chứng năng khác như chóng mặt, giảm huyết áp, hôn mê, phát ban, khó thở... cần đưa đến bệnh viên ngay lập tức
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các dấu hiệu phổ biến nhất thường là phát ban và nôn mửa ( theo tiến sĩ Wendy Sue Swanson).
Tiến sĩ Stephanie Leeds cho biết, dị ứng nghiêm trọng sẽ có những triệu chứng như sưng tấy toàn thân, khó thở, khó nuốt, phát ban, ngất xỉu hay nôn mửa nhiều lần.
Tiến sĩ Owens, nhà dị ứng học tại trung tâm y tế Wexner - đại học bang Ohio (Hoa Kỳ) và và trợ lý giáo sư tại đại học Y khoa của trường đại học này cho hay, phản ứng nguy hiểm nhất thường xảy ra nhanh chóng sau khi tiếp xúc các hạt và có thể sưng mí mắt, sưng môi, ho, chảy nước mắt, ngứa, phát ban và nôn mửa.
Triệu chứng dị ứng khó phát hiện
Đôi khi, các dấu hiệu dị ứng có thể không rõ ràng và dễ bị bỏ qua, đặc biệt ở trẻ nhỏ chưa biết nói. TS. Leeds nói rằng, một số biểu hiện ít cụ thể của dị ứng có thể có cảm giác bối rối.
Thế nên, khi phụ huynh cho trẻ ăn các thực phẩm mới, nên cho trẻ ăn 1 lượng nhỏ, sau đó hãy theo dõi và kiểm tra phản ứng của trẻ, nếu có bất cứ dấu hiệu nào, thì hãy hỏi ngay bác sĩ nhé.
Trẻ ăn hạt bao lâu sẽ kích hoạt dị ứng?
Theo TS. Leeds, một phản ứng dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện ngay chỉ trong khoảng vài phút đến hai giờ sau khi tiếp xúc. Những phản ứng xảy ra ngay, hay khoảng vài phút đến một giờ là những trường hợp nặng. Còn thời gian xuất hiện triệu chứng dị ứng càng lâu, thì trẻ bị dị ứng hạt càng ít.
Phân biệt phản ứng hạt

Cũng theo TS. Leeds có hai trường hợp:
- Phản ứng dị ứng nhẹ như ngứa ngáy hoặc chảy nước mũi, ngứa miệng, hắt hơi, đau bụng nhẹ, phát ban nhẹ, sưng môi nhẹ
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là các dấu hiệu đã nêu trên và sốc phản vệ.
Cách phòng dị ứng hạt
Nếu bạn nghi ngờ con mình bị dị ứng hạt, hãy đưa trẻ tới bác sĩ ngay để kiểm tra. Bác sĩ nhi khoa có thể đánh giá và xác định nguyên nhân. Cách phòng ngừa dị ứng tốt nhất là tránh xa hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng.
Cách điều trị dị ứng hạt

Điều trị dị ứng hạt cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh không được tự ý để trị cho trẻ. Sau khi bác sĩ kiểm tra và đánh giá mức độ, rồi sẽ cho tiến hành các xét nghiệm nếu cần, nếu chưa xác định nguyên nhân, thì các cha mẹ cần ghi những thực phẩm trẻ ăn trong ngày, rồi cùng bác sĩ tìm ra nguyên nhân phản ứng dị ứng.
Các thành phần từ đậu phộng và hạt cây có thể có mặt trong nhiều sản phẩm, nên phụ huynh cần xem thông tin cụ thể, nếu lần đầu cho trẻ ăn thì cần theo dõi kỹ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên có những loại thuốc sẵn mà bác sĩ kê, để đề phòng tình huống tiếp xúc với các hạt gây dị ứng. Nếu phản ứng dị ứng bất thường và nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Khi cho trẻ ăn các loại hạt cần lưu ý gì?
Một số lưu ý khi các bậc cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn các loại hạt:
Chọn hạt hữu cơ

Bạn cần mua các hạt hữu cơ, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không ăn hạt bị nấm mốc, hư hỏng. Đồng thời, nên tránh mua hạt ở trên thi trường mà không có tem nhãn, thông tin cụ thể.
Chọn loại hạt phù hợp với trẻ
Bạn nên chọn các loại hạt theo sở thích và độ tuổi của trẻ. Khi trẻ còn nhỏ, không được để ăn hạt nguyên, vì lúc này trẻ chưa ý thức được việc nhai nhỏ, nên có thể bị hóc nghẹn, gây nguy hiểm cho trẻ. Khi trẻ đủ tuổi để ăn các hạt bạn có thể bắt đầu với bột hạt xay mịn pha loãng vào cháo, súp.
Khi nào trẻ lớn, thì có thể cho trẻ làm quen theo nhiều cách khác nhau, như xay mịn, hạt sấy, rang...
Bắt đầu từ lượng nhỏ

Ban đầu bạn nên cho trẻ ăn một lượng thật nhỏ, đợi 24 giờ theo dõi phản ứng (xem có những triệu chứng như phát ban, nôn, tiêu chảy…) hay không, nếu không có gì bất thường, thì cho trẻ ăn theo khuyến nghị. Nếu có dấu hiệu dị ứng, ngưng cho ăn và tìm tới bác sĩ nhi khoa ngay.
Kết hợp đa dạng thực phẩm
Đừng chỉ cho trẻ ăn vặt với các loại hạt, mà hãy kết hợp hạt với nhiều thực phẩm khác như rau xanh, thịt, cá, trứng, hải sản... đa dạng các món ăn cho trẻ. Cũng không nên chỉ cho trẻ ăn một loại hạt, mà thay đổi tùy vào nhu cầu dinh dưỡng và sở thích.
Hỏi bác sĩ nhi khoa
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi bắt đầu cho trẻ làm quen thực phẩm, nhất là các nhóm thực phẩm dễ dị ứng, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn, để có cách chế biến, liều lượng phù hợp với trẻ.