Cùng Tìm Hiểu Về Môn Võ Thuật Karate - dn5sao.edu.vn
1. Karate là gì?
Karate (Không Thủ) hay Karatedo (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật xuất phát từ vùng Okinawa của Nhật Bản. Là bộ môn chiến đấu có tính thực chiến đối kháng cao. Ban đầu karate được gọi chung là Shuir-te, Nah-te và Tomari-te. Mỗi cái được đặt tên theo thành phố xuất xứ của nó và có hình thức te riêng theo từng vùng. Với lịch sử lâu dài, Karate ngày nay được ưa chuộng trên khắp thế giới. Các bậc cha mẹ thường khuyến khích con mình theo học môn võ này để rèn luyện thân thể và tự vệ. Nhưng Karate có nguồn gốc ra sao?
2. Lịch sử
Karate có nguồn gốc từ Okinawa vào thế kỷ 14. Nó bắt đầu tồn tại như một môn võ thuật gọi là te, được luyện tập bởi tầng lớp Pechin (học giả trung lưu) của người Ryukyuan (cư dân bản địa ở Quần đảo Ryukyu, bao gồm cả Okinawa). Thời điểm Nhật Bản thu phục Okinawa, người dân bị cấm mang kiếm. Vì vậy các nhóm nam quý tộc trẻ tuổi ngầm được thành lập để cải tiến các loại chiến đấu không vũ trang như một cuộc kháng chiến bí mật, pha trộn giữa phong cách địa phương, “Kung-fu không thủ” Trung Quốc và đôi khi theo truyền thuyết của địa phương.
Sau này, Karate được du nhập về Việt Nam. Võ sư Hồ Cẩm Ngạc là người đầu tiên của Việt Nam, đem những phái võ của Nhật Bản như: nhu đạo, Karate, kendo và aikido về Sài Gòn, Việt Nam năm 1947. Vào thời điểm đó, tại Huế có Suzuki Choji, một viên sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản, sau Đệ nhị Thế chiến chọn ở lại Việt Nam, chọn định cư tại Huế và mở võ đường. Thời điểm ban đầu ông dạy Judo, đến năm 1963 thì chuyển sang dạy môn võ Karate. Địa điểm võ đường là số 8 đường Võ Tánh.
3. Các lưu phái của Karate
- Karate truyền thống gồm các lưu phái tuân theo sundome - chấp hành cách đánh khi đối kháng thi đấu là phải giữ cự ly của đòn đánh và đối phương hoặc giữ sức mạnh của miếng đánh ở một mức độ nhất định.
- Karate hiện đại chủ yếu là để thi đấu thể thao gồm 2 phần chính là Kata (Biểu diễn quyền pháp) và Kumite karate (đối kháng áp dụng kata).
- Full Contact Karate là có quy tắc cho sử dụng miếng đánh trực tiếp vào đối thủ, không hạn chế lực; khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ,...
4. Đặc điểm
- Cách đứng tấn vững chãi, động tác ra đòn dứt khoát.
- Các đòn đánh nhanh, mạnh, chính xác.
- Tư thế, di chuyển đẹp, tự nhiên mà không gò bó.
- Luôn lấy Võ sĩ đạo làm đầu cùng với triết lí tôn trọng hoà bình không nhằm gây hại tới người khác.
- Người tập luôn có một ý chí quyết tâm và nỗ lực.
- Luôn coi trọng lễ tiết.
5. Nguyên tắc
- Luôn luôn chân thành.
- Kiềm chế các hành vi nóng nảy.
- Nỗ lực hoàn thiện nhân cách.
- Luôn có tinh thần nỗ lực.
- Trọng lễ nghĩa.
6. Lợi ích
- Rèn luyện tính cách lễ nghĩa.
- Áp dụng một cách khôn ngoan và có tinh thần chủ động.
- Tăng cường sức khoẻ và độ dẻo dai của cơ thể.
- Tăng khả năng phán đoán, giải quyết sự việc.
- Giải tỏa áp lực.
- Nâng cao năng lực tập trung và sự nhận thức.
- Rèn luyện tính kỷ luật, sự khiêm tốn, sự tôn trọng lẫn nhau, sự chân thành và tinh thần chủ động.
- Cải thiện sức chịu đựng và độ linh hoạt.
Để biết thêm thông tin chi tiết và thông tin đăng ký lớp học vui lòng liên hệ qua:
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 098 111 3181 - 0938 762 783
🌐 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://tma.edu.vn/