(Văn học) Giới thiệu tác phẩm: Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell
Bối cảnh: "Cuốn theo chiều gió" (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.
Giá trị: "Cuốn theo chiều gió" có sức hấp dẫn mãnh liệt giới trẻ Mỹ cũng như thanh niên toàn thế giới vì đây là cuốn tiểu thuyết tình yêu đặc sắc. Lạ kỳ thay, trong chiến tranh và những năm hậu chiến vô cùng gian khổ, tình yêu lại luôn luôn chói ngời, trở thành động lực giúp cho con người vượt qua chết chóc, đói khổ và sự hèn hạ...Không chỉ có tình yêu trai gái, "Cuốn theo chiều gió" còn là bài ca của tình yêu quê hương đất nước, tình tương thân tương ái.
Quy mô: Tác phẩm có số trang là 1037 (xuất bản lần đầu) được chia làm 5 phần kể về chuyện tình của Scarlett O’Hara và Rhett Butler một cách ly kỳ, hấp dẫn và cảm động. Chỉ ba tuần sau khi được xuất bản cuốn theo chiều gió đã thu hút ngay sự chú ý của hơn mười bảy vạn độc giả. Và liền năm sau 1937, nó được tặng giải thưởng Pulitzer, một giải thưởng được nhiều nhà văn ao ước. Đến tháng 12 năm 1938 hơn một triệu bảy bản đã được ấn hành tại nước Mỹ. Sau đó đúng một năm khi bộ phim dựa theo cuốn tiểu thuyết này lần đầu tiên ra mắt khán giả Mỹ, hơn hai triệu bản cuốn theo chiều gió đã được in và dịch ra mười sáu thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Tính đến năm 1962 thì lên tới hơn mười triệu bản và cuốn sách được dịch ra hơn ba chục thứ tiếng và đã được chuyển thể thành sách cho người mù đọc. Ở Việt Nam, "Cuốn theo chiều gió" được chia thành hai tập, được nhiều người dịch và được xuất bản nhiều lần.
Ý nghĩa: Truyện không đưa người đọc vào một thế giới đầy mộng ảo màu hồng, mà đã vạch trần một bức tranh thực tế, về tiền bạc, về con người, về công cuộc mưu sinh, cùng địa vị và danh vọng. Tuy nhiên ở đó không thiếu chất thơ, không thiếu đi những rung động nhẹ nhàng mà ám ảnh, để người đọc sau khi đã đọc xong, dù có thể buông sách xuống, nhưng vẫn mãi không thể quên được dư âm cuốn sách đem lại. Sự hoài niệm quá khứ trong "Cuốn theo chiều gió" mang khí chất tiêu biểu của người Mỹ, nó khác với cách của người phương Đông. Hoài niệm của người phương Đông u uẩn, buồn bã, nhất là khi thực tại không đẹp như quá khứ, trong khi ở "Cuốn theo chiều gió", hoài niệm lại khiến người ta có sức mạnh và ý chí vươn lên thích nghi với thực tại.