Rau Má Có Chữa Được Trĩ Không? Cách Dùng Rau Má Chữa Trĩ
Rau má được coi là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống viêm, chống oxy hóa, thanh nhiệt, giải độc...
Tìm hiểu về rau má
Rau má (tên khoa học là Centella asiatica) là một loại thực vật thảo mọc ở nơi ẩm ướt, thung lũng và thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát và có thể được dùng trong ẩm thực hoặc làm dược liệu.
Đặc điểm của cây rau má:
- Cây rau má thường mọc dưới dạng lá mảnh và có cuống dài từ 5- 20cm. Lá của nó thường có hình tròn ( hay hình thận với cuống dài), lá có nhiều gân, bề mặt lá trơn
- Rễ chùm, có màu trắng kem
- Thân nhỏ, gầy, có màu xanh lục, mấu thân đều có rễ ăn xuống mặt đất
- Hoa có màu phớt hồng, màu trắng hoặc đỏ nhẹ, mọc từng chùm
- Quả có hình mắt lưới chi chít, dày đặc, quả khoảng 3 tháng sinh trưởng sẽ chín
Rau má đã được sử dụng trong y học truyền thống và nó có một số ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại. Rau má theo một số nghiên cứu cho biết, nó chứa nhiều hoạt chất có lợi như centellosid, hydrocotulin, glycosid asiaticosid, những chất này giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành, thải độc mát gan.
Trong Đông y, rau má là một thảo dược có tính hàn, vị đắng, rau má có nhiều tác dụng vào can, thận và tỳ, nhờ vậy mà nó có nhiều tác dụng tích cực để chứa sỏi thận, kiết lỵ, bệnh vàng da, đau mắt nhờ nó giúp giải độc cơ thể.
Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, serum hoặc toner, nhờ rau má có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đàn hồi cho da....
Rau má mang lại lợi ích gì?
Rau má là một loại thảo dược, rất phổ biến ở nước ta, cây nhà lá vườn này còn mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như:
- Theo Đông y rau má còn dùng trong bài thuốc trị sán mang, trị ho lao
- Rau má có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, nó giúp ức chế nhiều loại vi rút, ký sinh trùng và vi khuẩn. Rau má cũng có lợi khi trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lỵ, tả, cúm, bệnh zona
- Rau má có tính lợi tiểu, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể
- Rau má được chứng minh là giúp tăng cường trí nhớ, an thần, bệnh Alzheimer, ngừa trầm cảm
- Rau má còn giúp vết thương nhanh hồi phục hơn
- Rau má còn giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm tan các cục máu đông nhanh trong tình trạng giãn tĩnh mạch
- Nhiều nghiên cứu còn cho rằng rau má làm liền sẹo, thúc đẩy quá trình phục hồi và kích thích tái tạo tế bào da
Bên cạnh đó, nhiều bài thuốc dân gian còn dùng rau má để trị viêm gan, viêm amidan, trị say nắng, tiểu đường....
Rau má có chữa trĩ được không?
Bệnh trĩ là là một bệnh lý phổ biến do đại trực tràng gây ra. Bệnh này là co suy giãn tĩnh mạch ở hậu môn, làm các búi trĩ hình thành ở hậu môn hoặc trực tràng, bệnh gây đau đơn, khó chịu, ngứa rát, chảy máu. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe.
Rau má là một thảo mộc được xem như một dược liệu có khả năng hỗ trợ giảm những triệu chứng do bệnh trĩ gây ra, sử dụng rau má trong thực đơn ăn uống khá hiệu quả, chi phí thấp, an toàn và dễ sử dụng. Bệnh nhân trĩ dùng ra má đúng cách, đều đặn, điều độ và đúng liều lượng sẽ mang thến một số tác dụng như:
- Giúp vùng bị trĩ giảm cảm giác khó chịu, xoa dịu cảm giác đau đớn
- Rau má có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ sát khuẩn búi trĩ
- Rau má còn hỗ trợ giúp làm tan các cục máu đông ở ống hậu môn
- Rau má giúp đẩy nhanh quá trình làm lành ở những vùng bị tổn thương ở đại tràng hay ống hậu môn
- Rau má giúp giảm triệu chúng suy giãn tĩnh mạch nên cũng làm các búi trĩ phát triển chậm hơn hoặc co dần
So với thuốc Tây, thì sử dụng rau má hỗ trợ chữa bệnh lành tính, hạn chế các tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh mà hiệu quả có thể khác nhau, ngoài ra, người bệnh cũng cần sử dụng kiên trì và đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách chế biến rau má chữa trĩ hiệu quả
Để điều trị bệnh trĩ, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể là cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn và tránh ngồi lâu.
Nếu bạn gặp vấn đề với bệnh trĩ, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ để có được lời khuyên chuyên nghiệp. Bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị phù hợp dựa trên mức độ và loại bệnh trĩ mà bạn đang gặp phải. Đồng thời, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo bạn nhận được sự điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rau má để chế biến thành các món ăn, thức uống khác nhau đễ hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ. Dưới đây là một số cách dùng rau má bạn có thể tham khảo:
Pha bột rau má
Dùng bột rau má sấy nguyên chất cũng là cách tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn. Với công nghệ sấy lạnh hiện đại giúp đảm bảo tới 99% chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- Nước lọc
- Bột rau má 1 thìa cà phê
Cách làm:
- Cho 1 thìa bột rau má khoảng 10g vào ly nước ấm hoặc nước lạnh tùy ý, ngoài ra bạn có thể dùng sinh tố, sữa tươi, nước ép...
- Khuấy đều và thưởng thức.
Pha trà rau má
Nguyên liệu:
- Rau má phơi khô
Cách làm:
- Cho rau má vào ấm nước, đun sôi
- Chờ rau má ra màu hòa vào nước thì tắt bếp
- Rót ra ly thưởng thức.
Đắp rau má lên vùng bị trĩ
Nguyên liệu:
- Rau má tươi
Cách làm:
- Cho rau má vào chậu nước rửa nhiều lần, loại bỏ hết tạp chất, cho rau má vào chậu nước có pha muối loãngm ngâm 15 phút rồi vớt ra
- Cho rau má vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt, phần phả đắp lên hậu môn
- Nằm im khoảng 30 phút
- Rửa lại sạch
Cách làm này có thể giúp xoa dịu cơn đau, hạn chế tình trạng chảy máu, giúp búi trĩ co dần.
Chế biến thành các món ăn
Các món ăn được làm từ rau má cũng hỗ trợ trị bệnh trĩ, nó có nhiều khoáng chất và vitamin như phốt pho, chất xơ, vitamin A, vitamin B, sắt, kẽm....
Bạn có thể dùng rau má để nấu canh thịt bằm, nấu canh xương, gỏi rau má...
Xông bằng rau má
Nguyên liệu:
- 2 lít nước
- 2 thìa muối hột
- Rau má tươi
Cách làm:
- Rửa sạch sau má với nước, để ráo
- Cho 2 lít nước vào nồi đun sôi, cho rau má vào đun sôi, cho muối vào
- Đun 5 phút rồi tắt bếp
- Rửa hậu môn bằng nước muối loãng
- Cho nước vào thùng xông, nhớ canh sao cho vừa tránh nóng quá, xông tới khi nước nguội
- Lau khô.
Nước ép rau má tươi
Uống nước ép rau má không những giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, với hương vị thơm ngon, dễ làm, thì thức uống này còn giúp cải thiện tiêu hóa, ngừa táo bón, giúp nhuận tràng, giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Nguyên liệu:
- Nước lọc
- Rau má tươi 200g
Cách làm:
- Cho rau má vào chậu nước rửa nhiều lần, loại bỏ hết tạp chất, cho rau má vào chậu nước có pha muối loãngm ngâm 15 phút rồi vớt ra
- Cho rau má vào máy, cùng một ít nước lọc, xay nhuyễn
- Lọc bỏ phần bã lấy phần nước
- Rót ra ly, có thể uống ngay hoặc cho vào tủ lạnh làm mát rồi uống, nếu bạn không quen uống nước rau má nguyên chất thì có thể thêm một tí đường hay muối để tăng hương vị và dễ uống hơn.
Chỉ nên uống 1 ly nước rau má/ ngày, dùng trong 1 tháng thì nghỉ khoảng 2 tuần rồi dùng tiếp.