Trà Gừng Người Cao Huyết Áp Có Uống Được Không?
Trà gừng có tính nóng ấm rất thích hợp vào những ngày gió lạnh hay mùa đông đến hoặc dầm mưa lạnh, bạn có thể pha 1 ly trà gừng để giúp cơ thể ấm, phòng cảm lạnh và xoa tan cảm giác mệt mỏi.
Tăng huyết áp do nguyên nhân nào gây ra?
Thói quen sinh hoạt và lối sống hàng ngày có tác động rất hơn tới những người bị tăng huyết áp đột ngột. Ví dụ như các thói quen không lành mạnh như ăn uống không khoa học, thiếu chất, uống bia rượu, hút thuốc lá và thường xuyên bị căng thẳng làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.
Đặc biệt, khi lớn tuổi, chức năng trong cơ thể ngày càng suy giảm, và nguy cơ bị tăng huyết áp cũng cao hơn so với khi còn trẻ. Ngoài ra, tăng huyết áp còn có thể bị ảnh hưởng do các bệnh lý như các vấn đề nội tiết, bệnh y tuyến thượng thận, van tim...
Thêm nữa là do ảnh hưởng của một số thuốc, các loại thuốc này có thể gây tăng huyết áp, như thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm, thuốc hen suyễn, thuốc trị viêm khớp...
Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không?
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt đối với những người lớn tuổi. Bệnh cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:
Nguy cơ đột quỵ tăng
Cao huyết áp khiến cho tim bị to, phì đại, nhất là ở những ai đang bị bệnh béo phì hoặc người lớn tuổi. Vấn đề này làm tăng nguy cơ bị suy tim và đột quỵ, làm nguy cơ tử vong tăng.
Những người lớn tuổi bị bệnh cao huyết áp cần được chú ý và chăm sóc đặc biệt, vì những người này khi bị căng thẳng, tâm lý bị tác động mạnh hoặc mệt mỏi quá sức, đều là những trường hợp dễ bị đột quỵ.
Gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim
Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, bệnh lý này là hậu quả của áp lực trong mạch máu. Khi bị cao huyết áp, các động mạch vành có thể bị hẹp, làm lượng máu lưu thông tới tim bị giảm. Người bệnh thường xuất hiệu biểu hiện như đau ngực ở phía bên trái, cơn đau kéo dài khoảng 15 - 20 phút và có thể cơn đau này lan ra cánh tay.
Và nhiều biến chứng khác
Cao huyết áp là bệnh lý khó xác định được nguyên nhân, do đó, quá trình điều trị cho nhiều người bệnh tăng huyết áp gặp khó khăn. Hệ lụy là có thể dẫn đến tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khác.
Một số biến chứng của bệnh tăng huyết áp cực kỳ nguy hiểm như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, tác động xấu đến thị lực và khả năng vận động. Bệnh nhân cao huyết áp cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp để phòng tránh và kiểm soát nguy cơ cao huyết áp đột ngột.
Tiêu thụ gừng có làm tăng huyết áp không?
Gừng là một gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn hay thức uống, gừng còn được coi là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả để trị một số bệnh lý. Trước đây gừng đã sử dụng để hỗ trợ các khía cạnh của sức khỏe tim mạch, như cholesterol, tuần hoàn và huyết áp. Các nghiên cứu trên cả con người và động vật đã cho biết, sử dụng gừng có thể giúp hạ huyết áp thông qua cơ chế chặn kênh canxi và ức chế men chuyển (ACE) tự nhiên, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế ACE là loại thuốc dùng để chữa trị cao huyết áp.
Theo một nghiên cứu trên 4 000 người còn chứng minh rằng những người sử dụng lượng gừng nhiều nhất (khoảng 2g đến 4g mỗi ngày) có rủi ro mắc bệnh cao huyết áp thấp nhất.
Tuy nhiên, với những người bệnh cao huyết áp, không nên tiêu thụ gừng hoặc uống trà gừng khi huyết áp đang tăng cao. Hành động này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Do đó, với những người có vấn đề về huyết áp, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng là quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trà gừng người cao huyết áp có uống được không?
Trà gừng, với hương vị thơm ngon và được biết đến với đặc tính chữa trị nhiều bệnh, và được nhiều người ưa chuộng. Từ lâu người ta đã dùng gừng để Bảo vệ sức khỏe, trong đó có cải thiện sức khỏe tim mạch và hạ cholesterol trong máu.
Nhưng đối với những ai bị cao huyết áp, thì không nên tiêu thụ gừng hoặc uống trà gừng khi huyết áp đang tăng cao. Hành động này có thể mang theo rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là khi thưởng thức trà gừng nóng, có thể gây giãn mạch và thậm chí gây tổn thương mạch máu ở những người có vấn đề về huyết áp ( cao huyết áp).
Do đó, để đảm bảo an toàn, người cao huyết áp không uống trà gừng. Trà gừng có thể tăng huyết áp một cách đáng kể và sử dụng nó khi huyết áp đang tăng cao có thể tạo ra nguy cơ về vỡ mạch và tai biến mạch máu, đe dọa tính mạng.
Một số loại thảo mộc hỗ trợ giảm tình trạng cao huyết áp
Dưới đây là một số thảo mộc giúp giảm tình trạng cao huyết áp và giúp cân bằng mức huyết áp như:
Rau mùi tây
Mùi tây là một loại thảo mộc quen thuộc được ưa chuộng trong ẩm thực Châu Âu, Mỹ và Trung Đông, có xuất xứ từ Địa Trung Hải và chứa các dưỡng chất đặc biệt ấn tượng. Mùi tây có các hợp chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C và carotenoid, giúp giảm huyết áp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng carotenoid, chất chống oxy hóa trong mùi tây, có khả năng hạ huyết áp và mức cholesterol LDL ( xấu), một nguyên nhân gây ra bệnh tim. Thử nghiệm trên động vật đã chứng minh rằng mùi tây có thể giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương, hoạt động tương tự như thuốc chẹn kênh canxi.
Quế
Quế là một loại thảo mộc, quế đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tim và huyết áp cao. Thử nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng quế có tác dụng giãn mạch máu.
Trong khi nghiên cứu trên con người khác cũng cho rằng sử dụng quế có thể giảm huyết áp tâm thu và tâm trương một cách đáng kể là 6,2 mmHg và 3,9 mm Hg.
Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương với hương vị tinh tế, nó chứa các hợp chất đặc biệt là axit rosmarinic rất hữu ích cho sức khỏe. Axit rosmarinic giúp giảm viêm, cải thiện mức đường huyết, tăng cường lưu lượng máu và ức chế men chuyển từ đó giúp hạ huyết áp.
Húng quế
Húng quế là một loại thảo mộc và chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Trong húng quế, chúng ta có thể tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa eugenol - có nguồn gốc từ thực vật, hỗ trợ hạ huyết áp.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng eugenol có khả năng hạ huyết áp bằng cách hoạt động như một chất chặn kênh canxi tự nhiên.
Các thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy, chiết xuất húng quế ngọt có thể thư giãn mạch máu và làm cho máu trở nên loãng, điều này giúp kiểm soát tốt huyết áp trong cơ thể.