8 Sai Lầm Cần Tránh Khi Uống Trà
Uống trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có những sai lầm mà người ta thường mắc phải. Bài viét này sẽ giúp bạn tránh một số sai lầm khi uống trà.
Trà là gì?
Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long...
Trà là loại nước uống thứ 2 được ưa thích nhất thế giới, nước là thức uống phổ biến số 1. Tất cả các loại trà được sản xuẩt từ một loại cây trà (Cemellia Senensis), sống trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Trà có thể được tạo ra từ búp trà, lá trà... tùy vào phương pháp sản xuất khác nhau, các mức độ oxy hóa khác nhau mà có thể tạo được ra nhiều hương vị khác nhau. Trà thường trồng trà thành luống và liên tục chặt để cây chỉ cao ngang bụng, thuận tiện cho việc hái búp và tăng năng suất.
Uống trà mỗi ngày có lợi ích gì?
Trà là thức uống phổ biến trên thế giới, chỉ đứng sau nước. Với hàm lượng calo thấp, chỉ khoảng 2 calo trong 1 tách trà nguyên chất ( tùy loại trà). Những lợi ích của việc uống trà mang lại có thể kể đến như:
- Calo thấp và hỗ trợ giảm cân an toàn
- Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
- Giàu chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate ) có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da và thanh lọc cơ thể.
- Kiểm soát lượng đường trong máu, kháng viêm, giảm căng thẳng
- Giúp cơ xương chắc khỏe, đặc biệt là đối với người lớn tuổi
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mức độ tiêu thụ trà cũng quan trọng. Việc uống một lượng lớn trà có thể đôi khi gây mất ngủ hoặc tăng cảm giác lo lắng do caffeine. Đối với những người có vấn đề về sức khỏe cụ thể, nên thảo luận với bác sĩ về mức độ tiêu thụ trà phù hợp.
8 sai lầm cần tránh khi uống trà
Uống trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có những sai lầm mà người ta thường mắc phải. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh khi uống trà:
Dùng trà để uống thuốc
Khi bạn uống thuốc tốt nhất nên sử dụng nước lọc, nước trắng. Không nên dùng trà để uống thuốc, lý do trà có chứa thành phần tannin có thể gây phản ứng hóa học khi kết hợp với dược chất, đều này làm giảm hiệu quả của thuốc và gây ra tác dụng phụ.
Uống trà khi đang đói bụng
Khi đói bạn không nên uống trà, lý do là khi bạn đang đóí, bụng rỗng uống trà vào sẽ kích thích sản sinh nhiều acid, nên khi uống trà khi đói sẽ làm bạn bị nôn nao, cồn cào, chóng mặt.
Để phát huy tối đa lợi ích của việc uống trà, bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.
Uống trà trước khi đi ngủ
Trà có chứa một lượng caffein nhất định, do đó nếu bạn uống trà trước khi đi ngủ có thể làm bạn mất ngủ, nhất là những người có giấc ngủ kém hay cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bạn không nên uống trà trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mình.
Thưởng trà quá đặc
Trà có hàm lượng tanin, khi bạn dùng trà với liều lượng vừa phải thì không sao, nhưng khi uống trà quá đặc thì hàm lượng tanin cũng cao, điều này sẽ có thể làm bạn bị mất ngủ, gây niêm mạc dạ dày cũng như dẫn đến đau dạ dày. Nếu liên tục uống nhiều tanin thì sẽ làm cơ thể bị thiếu hụt vitamin B, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Một giải pháp dành cho bạn khi pha trà mà lỡ tay cho trà hơi nhiều thì bạn chỉ cần rót nước trà ra ly, sau đó thêm nước ấm vào là được.
Ăn lá trà
Việc nhai sống là chè là điều bạn không nên làm.
Trong quá trình chế biến, lượng đường trong lá chè bị nhiệt phân giải có thể tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene. Chất này thì lại khó tan trong nước, nên khi bạn uống trà nó sẽ không đi được vào trong cơ thể, tuy nhiên nếu bạn ăn lá trà thì lại là câu chuyện khác, chất có hại này sẽ đi vào cơ thể, nếu thói quen này cứ diễn ra thì lâu dần sẽ gây ung thư.
Uống nước trà đã để lâu
Trà có thể bị oxy hóa và làm hao hụt dưỡng chất nếu bạn để trà quá lâu. Do đó, khi bạn pha trà xong thì nên uống luôn. Trà để quá lâu không chỉ làm mất đi các chất dinh dưỡng, mà còn có thể làm biến chất, nhiềm vi sinh vật, nếu bạn uống vào có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa cũng như đường ruột.
Chế biến trà ở nhiệt độ cao
Khi đun hay hãm trà để uống, mà bạn sử dụng nhiệt độ quá cao thì lượng tanin bị hòa trong nước, bốc hơi chất dầu thơm, không những vậy còn làm phân hủy các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, khi dùng trà quá nóng cũng gây hại cho cổ họng, răng nướu, vòm họng mà còn có thể gây viêm niêm mạc dạ dày.
Nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 80 độ C. Không nên dùng nước sôi sùng sục để pha trà.
Uống trà khi đang bị sốt
Sốt gây mất nước do làm tăng nhiệt độ. Do đó, khi đang bị sốt bạn không nên uống trà, vì nó có thể làm tinh thần hưng phấn, tăng huyết áp làm người sốt bị tăng nhiệt độ. Không những vậy, uống trà cũng làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.