Mẹ Ở Cữ Ăn Mãng Cầu Được Không?
Mãng cầu chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong mãng cầu
Tại Việt Nam, trái mãng cầu được chia thành hai loại phổ biến: mãng cầu ta (còn được biết đến với tên gọi là quả na) và mãng cầu xiêm ( mãng cầu gai), có tên khoa học là Annona muricata.
Mãng cầu là một loại trái cây được nhiều người yêu thích. Phần vỏ ngoài của mãng cầu xiêm được đặc trưng bởi những chiếc gai nhỏ, mỗi cái cong lên tương ứng với một múi của quả. Bên trong, phần thịt quả màu trắng ngà là phần có thể ăn được, bao quanh bởi phần lõi cứng và chứa hạt màu đen.
Dưới đây là các dưỡng chất nổi bật có trong 2 loại mãng cầu:
Mãng cầu xiêm (mãng cầu gai)
Mãng cầu xiêm là một lựa chọn tuyệt vời trong chế độ dinh dưỡng với nhiều lợi ích như:
Chất xơ
Mãng cầu xiêm cũng có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà chất xơ còn giúp bạn duy trì trạng thái no lâu, hạn chế thèm ăn, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể tốt hơn và hỗ trợ quá trình lấy lại vóc dáng sau sinh một cách hiệu quả.
Vitamin C
Trong mãng cầu xiêm có lượng vitamin C cao gấp hai lần so với nhiều loại trái cây khác như chuối, táo, nho, lê, và dứa. Điều này cũng đồng nghĩa khi bạn tiêu thụ mãng cầu xiêm sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ sau sinh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Phốt pho và canxi
Mãng cầu giúp giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau sinh nhờ nó có hàm lượng canxi và phốt pho, đây là hai khoáng chất cần thiết cho xướng khớp, đặc biệt là trong giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe.
Chất sắt
Mãng cầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo hồng cầu, ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, một vấn đề phổ biến trong thời kỳ sau sinh nhờ có hàm lượng chất sắt.
Tóm lại, việc bổ sung mãng cầu xiêm vào chế độ ăn uống sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn cũng cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Mãng cầu ta (quả na)
Trái na, hay còn gọi là mãng cầu ta, là một nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú với nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Dưới đây là một số điểm nổi bật về giá trị dinh dưỡng của trái na:
Vitamin C
Một quả mãng cầu ta có thể cung cấp tới 60% nhu cầu hàng ngày về vitamin C, mà đây alf một loại vitamin giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho sản phụ.
Chất chống oxy hóa
Sự kết hợp của flavonoid, vitamin C, carotenoid và axit kaurenoic của mãng cầu ta cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch.
Vitamin B6
Vitamin B6 đóng vai trò trong việc tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ, vitamin B6 trong mãng cầu ta là lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ sau sinh, giúp họ đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ tạm thời. Ngoài ra, vitamin B6 cũng có tác dụng giúp điều hòa huyết áp và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Chất chống viêm
Axit kaurenoic trong trái mãng cầu ta có thể giúp phòng chống viêm, axit kaurenoic cũng giúp ngừa viêm đại tràng, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc và tế bào khỏi tổn thương.
Chất xơ hòa tan
Mãng cầu cũng là hoa quả giàu chất xơ hòa tan, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp giảm thiểu tình trạng táo bón sau sinh ở phụ nữ.
Trong thời gian ở cữ có ăn mãng cầu được không?
Khi nói đến việc sử dụng mãng cầu trong thời kỳ ở cữ, cần lưu ý rằng cả hai loại mãng cầu đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mãng cầu ta, hay còn gọi là trái na, được đánh giá bởi hương vị thơm ngon và lành mạnh, mà phụ nữ ở cữ nên bổ sung. Phụ nữ sau sinh có thể bắt đầu thêm na vào chế độ ăn ngay từ những ngày sau khi sinh.
Mặt khác, mãng cầu xiêm nên được tiêu thụ một cách thận trọng vì các lý do sau:
- Annonaceous acetogenins: Mãng cầu xiêm chứa hợp chất này, có thể gây ra các vấn đề có mối liên quan với thần kinh hoặc tâm thần.
- Giảm tiểu cầu: Trong và sau thai kỳ, việc giảm tiểu cầu là phổ biến. Trong khí đó, mãng cầu xiêm cũng có thể làm giảm tiểu cầu, do đó không nên được tiêu thụ bởi những phụ nữ có lượng tiểu cầu thấp.
- Nguy cơ nhiễm độc: Tiêu thụ quá mức mãng cầu xiêm có thể gây ra nguy cơ nhiễm độc cho gan và thận.
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Vị chua của mãng cầu xiêm có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh.
- Tính nóng: Mãng cầu xiêm có tính nóng, ăn nhiều có thể không tốt cho sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Những thông tin trên giúp làm rõ việc lựa chọn loại mãng cầu phù hợp trong thời kỳ ở cữ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và phù hợp với bản thân bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ mãng cầu.
Cách ăn mãng cầu tốt nhất khi ở cữ
Để tận dụng tối đa lợi ích của mãng cầu trong thời kỳ cữ, bạn cần ăn đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng, có một số lưu ý đơn giản mà bạn nên tuân thủ:
- Không nên ăn mãng cầu khi đói bụng, vì có thể làm lượng đường trong máu tăng lên, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao về đường huyết hay phụ nữ sau sinh bị tiểu đường.
- Hãy cân nhắc ăn mãng cầu ta ( quả na) khoảng 2 - 4 lần mỗi tuần và đảm bảo rằng bạn cân đối thực đơn của mình với nhiều loại trái cây khác nhau. Hãy nhớ rằng mỗi lần chỉ nên ăn 1/2 - 1 trái nhỏ để tránh tiêu thụ quá mức.
- Tránh ăn quá nhiều mãng cầu trước bữa ăn chính vì điều này có thể làm bạn không muốn ăn và ảnh hưởng đến cân nặng và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho em bé qua sữa mẹ.
- Chọn mãng cầu đã chín kỹ và tránh ăn những trái còn chưa chín hoàn toàn để tránh nguy cơ táo bón do chứa chất tannin.
- Luôn kiểm tra trái mãng cầu trước khi ăn để đảm bảo chúng không bị hư hại, nứt nẻ hoặc bị nhiễm khuẩn từ giòi hoặc sâu, để tránh gây ra các vấn đề về tiêu hóa hoặc ngộ độc.
Tuân thủ những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tận hưởng mãng cầu một cách an toàn và có lợi cho sức khỏe trong thời kỳ cữ.