(Lược sử) Di sản văn hoá - VỊNH HẠ LONG
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh bắc bộ tại khu vực biển đông bắc việt nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố hạ long thuộc tỉnh quảng ninh.
là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh bái tử long phía đông bắc và quần đảo cát bà phía tây nam, vịnh hạ long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.
vịnh hạ long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. tuy nhiên, trong tâm thức của người việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con rồng cháu tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, ngọc hoàng sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người việt đánh giặc. thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn rồng tới hạ giới. đàn rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả châu ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, rồng mẹ và rồng con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân đại việt. vị trí rồng mẹ đáp xuống là hạ long; nơi rồng con đáp xuống là bái tử long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là bạch long vĩ. tuy nhiên, tên gọi hạ long hay bái tử long chỉ mới có từ thời pháp thuộc.
lại có truyền thuyết khác nói rằng, vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển đông bắc làm thành bức tường thành chặn bước tiến của thủy quân giặc. chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là hạ long.