Lá Chanh Là Gì? Top 7 Lợi Ích Của Nước Lá Chanh
Lá chanh không chỉ là một gia vị trong các món ăn quen thuộc, mà nó còn dùng để nấu nước uống, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lá chanh là gì?
Lá chanh là lá của cây chanh, nó có hình trứng, dài khoảng 2.5 - 9 cm, với mép lá hình răng cưa và mùi hương dễ chịu đặc trưng. Mặt trên của lá xanh bóng, trong khi mặt dưới có màu lục sẫm hơn. Lá chanh thường được sử dụng như một loại rau gia vị để tạo mùi thơm và tăng hương vị cho các món ăn.
Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn, và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tiêu đờm, chỉ khái và sát khuẩn. Lá chanh còn dùng để cải thiện một số bệnh lý như cảm lạnh, cảm sốt không đổ mồ hôi, ho, hen phế quản, và xoa dịu đau cơ bắp... Đặc biệt, lá chanh còn thường dùng để cho vào nồi nước xông giải cảm, nhờ nó có hàm lượng tinh dầu cao cùng mùi hương rất thư giãn.
Lá chanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như:
- Linalool
- Vitamin A, vitamin B1 và vitamin C
- Các flavonoid (poncirin, hesperidine, rhoifolin và naringin)
- Dầu limonene
- Synephrine
- N-methyltyramine
- Axit citric có thể giúp hạn chế tình trạng đau sau phẫu thuật sỏi thận
- Canxi
- Photpho
- Sắt...
Top 7 lợi ích của nước lá chanh
Uống nước lá chanh đúng cách và đúng liều lượng mang lại nhiều công dụng tích sức khỏe đáng kinh ngạc như:
Chống lão hóa
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, lá chanh là một trợ thủ đắc lực trong việc chống lại quá trình lão hóa. Tinh chất chống oxy hóa có trong lá chanh giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, làm mờ nếp nhăn và duy trì làn da tươi trẻ. Uống nước lá chanh ấm thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì một làn da sáng khỏe và rạng rỡ.
Phòng ngừa và trị cảm cúm
Nhờ khả năng tăng cường hình thành bạch cầu, lá chanh giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị các loại virus gây cảm cúm. Thêm lá chanh vào các món ăn hoặc uống nước lá chanh sẽ giúp cơ thể chống lại cảm cúm.
Hỗ trợ trị cảm sốt không đổ mồ hôi
Khi bị sốt nhưng không thể toát mồ hôi, thì bạn có thể uống nước lá chanh. Bạn chỉ cần sử dụng 20g lá chanh khô nấu nước uống, hoặc cũng có thể kết hợp với các loại lá khác như 20g lá chanh, 15g cúc tần, 5g lá bưởi, 10g vỏ quýt để sắc cùng 400ml nước, sắc còn lại khoảng 100ml thì bạn tắt bếp, chờ nước ấm thì chia nhỏ, uống khoảng 2- 3 ngày.
Kháng sinh tự nhiên
Lá chanh chứa nhiều thành phần như một loại kháng sinh tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể cảm thấy yếu, hệ miễn dịch suy giảm, việc uống một tách nước lá chanh ấm vào buổi sáng có thể giúp bổ sung năng lượng cho một ngày mới tràn đầy sức sống.
Trị ho và làm dịu cổ họng
Lá chanh chứa nhiều vitamin C, một chất có khả năng xoa dịu cổ họng, giảm ngứa và giảm những cơn ho khan khó chịu. Bạn có thể đun sôi lá chanh với chút mật ong nguyên chất để tạo ra thức uống làm dịu ho.
Bên cạnh đó, bạn cũng thể tham khảo cách dùng 5g lá chanh cùng 3g gừng, sắc với 400ml nước lọc, lấy khoảng 100ml nước cốt và chia uống nhiều lần, chia uống khoảng 3- 5 ngày.
Thư giãn tinh thần và hỗ trợ giải cảm
Cuộc sống bận rộn và áp lực công việc thường khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất ngủ, và cảm thấy mệt mỏi. Một cách tự nhiên để xoa dịu tinh thần là hít thở đúng cách hoặc hít mùi hương của lá chanh. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Các dầu atsiri trong lá chanh có khả năng giúp tâm trạng của bạn cảm thấy thoải mái hơn và thư thái hơn. Nấu nước lá chanh với nước, dùng để uống hay thêm vào các món ăn salad có thể giúp bạn xoa dịu căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá chanh để làm nước xông bằng cách: Nấu 50g lá chanh, 50g lá bưởi, 50g cúc tần, 50g lá tre, 20g bạc hà, 2 cây sả, 3 nhánh tỏi. Rửa sạch và cho vào nồi nấu, mang xông hơi cũng là một phương pháp giải cảm hiệu quả, giảm đau đầu.
Tăng cường trao đổi chất
Uống nước lá chanh không chỉ giúp chống lại virus mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, kích thích trao đổi chất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tươi mới. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc duy trì sức khỏe lâu dài.