Vay Vốn Doanh Nghiệp, Lựa Chọn Phù hợp?
Vay thế chấp và vay tín chấp, là hai hình thức phổ biến hiện nay đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai hình thức vay này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác , vì thế cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng để có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình
Vay thế chấp doanh nghiệp là gì?
Vay thế chấp là hình thức vay có tài sản đảm bảo như nhà, xe, đất,… thuộc quyền sở hữu của người đi vay trong suốt thời gian vay nợ. Còn đối với doanh nghiệp cũng vậy, họ sẽ sử dụng công ty, máy móc, hàng tồn kho,…như một hình thức để đảm bảo cho khoản vay của mình.
Vay tín chấp doanh nghiệp là gì?
Vay tín chấp doanh nghiệp là hình thức vay không cần tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Mà ngân hàng sẽ dựa vào sự uy tín cũng như lịch sử tín dụng và khả năng tài chính của doanh nghiệp đó để cho vay.
So sánh vay thế chấp và vay tín chấp
Vay thế chấp | Vay tín chấp | |
Tài sản thế chấp | Phải có tài sản thế chấp | Không cần |
Lãi suất | Thấp ( do có tài sản đảm bỏ, giảm rủi ro cho ngân hàng) | Cao |
Thời gian xét duyệt | Chậm | Nhanh |
Thủ tục | Phức tạp | Đơn giản |
Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp đi vay vốn, thì hồ sơ vay vốn và những giấy tờ cần thiết của từng ngân hàng đa phần sẽ giống nhau, tuy nhiên hình thức vay khác nhau thì nó cũng cờ hồ sơ, giấy tờ khác nhau. Dưới đây là những hồ sơ, giấy tờ cơ bản mà các doanh nghiệp có thể chuẩn bị trước:
- Hồ sơ pháp lý: giấy tờ thành lập doanh nghiệp, hợp đồng, giấy phép kinh doanh, và bất kỳ văn bản pháp lý nào liên quan.
- Chứng minh mục đích vay vốn của ngân hàng: kế hoạch kinh doanh (chi tiết, rõ ràng và cụ thể để ngân hàng có hiểu rõ mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp), dự án cụ thể, tình hình tài chính
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp: bảng cân đối kế toán (tài sản, vốn và nợ), báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cáo lợi nhuận và lỗ, và ghi chú kèm theo báo cáo tài chính ( giải thích và điều chỉnh cần thiết trong báo cáo tài chính)
- Tài sản đảm bảo (nếu vay thế chấp): tài sản cố đinh (máy móc, nhà máy, đất đai,…), tài sản lưu động (hàng tồn kho, tài sản chứng khoán hoặc tiền mặt), tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp/nhóm cổ đông được sử dụng như tài sản đảm bảo
Quy trình vay vốn doanh nghiệp
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Phân tích tính dụng
Bước 3: Quyết định tính dụng
Bước 4: Giải ngân và giám sát tín dụng
Bước 5: Thanh lý tín dụng