Người Bị Cường Giáp Ăn Được Khoai Lang Không?
Khoai lang là món ăn quen thuộc với người dân Việt, món ăn này vừa bổ lại vừa rẻ, tuy nhiên, những người bị bệnh cường giáp có ăn được khoai lang không?
Bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp là một tình trạng y khoa liên quan đến tăng sản xuất hormone giáp của tuyến giáp (tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết trong cơ thể). Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp (thyroxine - T4 và triiodothyronine - T3), cơ thể có thể trải qua nhiều biến đổi và làm rối loạn chuyển hóa.
Bệnh này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe như gây ra các vấn đề về tim mạch, làm tim đập nhanh, giảm cân...
Các biểu hiện của bệnh cường giáp
Người bị cường giáp có thể có những triệu chứng sau, tùy vào mức độ bệnh lý:
- Nhịp tim đập nhanh
- Thấy khó thở và đau ngực
- Thân nhiệt nhiệt tăng hơn so với lúc bình thường
- Khi ở nơi có nhiệt độ cao thì bệnh nhân thấy khó chịu
- Tiêu chảy kéo dài, do nhu động ruột gây nên
- Người bệnh có thể bị run tay nhanh nhưng biên độ nhỏ, tuy nhiên không kiểm soát được
- Khu vực tuyến giáp ở cổ sẽ to phình
- Bị sụt cân bất thường dù ăn uống đầy đủ
- Bị đổ mồ hôi nhiều dù không vận động
- Tâm trạng dễ bị nổi nóng, lo lắng
- Ngủ không ngon, giấc ngủ ngắn...
- Mệt mỏi, không muốn vận động...
Người bị cường giáp ăn được khoai lang không?
Bệnh cường giáp là do uyến giáp sản xuất hormone T3 và T4 quá nhiều, dẫn đến nhiều triệu chứng không mong muốn như sụt cân không lý do, tim đập nhanh, bướu giáp, và nhiều vấn đề khác.
Tuy nhiên, người bị cường giáp vẫn có thể ăn khoai lang với một số lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn khoai lang đối với người bị cường giáp:
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chất xơ trong khoai lang gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón và đào thải các chất thải cũng như chất độc ở trong dạ dày. Nhờ vậy mà đường ruột hoạt động dễ dàng hơn, giảm nguy cơ mắc các vấn đề đường ruột.
Cải thiện trí nhớ
Khoai lang còn có tác dụng chống lại các gốc tự do và giảm viêm nhờ nó có chứa thành phần anthocyanins. Nhờ vậy mà khi bổ sung một lượng khoai lang vừa đủ cũng giúp cải thiện trí nhớ và giúp học tập cũng như làm việc hiệu quả hơn.
Cung cấp lượng vitamin A dồi dào
Khoai lang chứa beta-carotene, một dạng của vitamin A, giúp cải thiện sức đề kháng nhờ đó mà giúp cơ thể ngừa các bệnh truyền nhiễm và bảo vệ mắt.
Giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà bầu và thai nhi.
Tác động chống viêm
Khoai lang chứa các chất chống viêm tự nhiên có thể giúp giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm.
Kiểm soát đường huyết
Các dưỡng chất trong khoai lang có thể giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt như beta carotene, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, protein, canxi, phốt pho, cùng lượng chất xơ dồi dào, giúp quá trình tiêu hóa tinh bột và đường diễn ra từ từ, ổn định đường huyết.
Có lợi cho xương khớp
Trong khoai lang còn có nhiều beta cryptoxanthin, vitamin C, hỗ trợ ngừa bệnh viêm nhiễm mãn tính như viêm khớp, bệnh thấp khớp, duy trì collagen ở ổ khớp và hạn chế bệnh viêm khớp tiến triển.
Người bị cường giáp có thể ăn khoai lang tuy nhiên không được ăn quá nhiều. Bổ sung khoai lang trong khẩu phần ăn hàng ngày là tốt, nhưng không nên tiêu thụ quá 2-3 củ khoai lang mỗi ngày để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và tránh tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, nếu có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường hoặc bạn có vấn đề về sức khỏe khác, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình trước khi ăn khoai lang.
Một số món ăn từ khoai lang dành cho bệnh cường giáp
Người bị cường giáp như đã nói cần sử dụng khoai lang một cách thông mình và khoa học, sử dụng khoai lang vừa phải, tránh làm dụng sẽ mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, người bị cường giáp cũng nên bổ sung các nhóm thực phẩm như:
- Các loại quả, rau củ giàu chất chống oxy hóa
- Ăn các loại rau họ cải
- Cung cấp vitamin D và Omega 3 đầy đủ
- Bổ sung protein từ nguồn gốc thực vật
- Bổ sung thực phẩm từ sữa
- Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều kẽm...
Một số món ăn từ khoai lang mà người cường giáp có thể ăn như:
Khoai lang sấy dẻo
Khoai lang sấy dẻo cũng là một phiên bản được làm từ khoai lang tươi, món ăn này bạn có thể tự làm hay mua ở các nhà sản xuất uy tín. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiện chọn khoia lang sấy dẻo nguyên chất, nghĩa là khoai lang dẻo đó không thêm bất kỳ nguyên liệu nào trong quá trình chế biến và sản xuất.
Vì nếu chọn các loại khoai lang sấy dẻo có tẩm ướp đường, mật ong... thì lượng calo trong các sản phẩm này khá cao.
Khoai lang luộc, khoai lang hấp
Khoai lang luộc, khoai lang hấp là món ăn ưu tiên cho tất cả mọi người, cách chế biến này vừa đơn giản, vừa đẽ thực hiện, vừa giúp bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Bạn có thể ăn trong bữa phụ hay nhâm nhi lúc hàn huyên cùng bạn bè.
Khoai lang luộc hay hấp rất lành mạnh, người cường giáp có thể ăn để bổ sung năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa.
Khoai lang nướng
Khoai lang nướng có mùi thơm quyến rũ, hương vị ngọt ngào, bạn có thể nướng tại nhà hay mua ở các tiệm. Món ăn này cũng là một lựa chọn để bạn thay đổi hương vị.