Một Số Sai Lầm Và Lưu ý Về Việc Số Hóa Doanh Nghiệp
1. Một số sai lầm về việc số hóa doanh nghiệp
Là một người quản lý doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ, loại bỏ và hạn chế mắc phải những sai lầm số hoá sau đây:
1.1. Áp dụng số hóa là thành công
Công nghệ chỉ được coi là một phần nhỏ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự thành công không đến từ công nghệ mà đến từ cách các nhà quản lý vận dụng công nghệ.
1.2. Chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có sự thích ứng nhanh chóng với thời đại chứ không phải chỉ những doanh nghiệp lớn. Do đó, số hoá không gò bó với chỉ riêng một đối tượng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện số hoá. Bỏ đi những điều cũ kỹ và lạc hậu sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn.
1.3. Áp dụng một cách vội vã
Nếu bạn chưa hiểu rõ về xu thế công nghệ mới mà đã vội vã áp dụng nó thì kết quả mà bạn đạt được sẽ ngược lại với những gì mà bạn mong chờ. Vì vậy, trước khi áp dụng nó vào bộ máy của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và áp dụng phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Với bộ máy, quy trình, cơ chế hay hệ thống lạc hậu thì các doanh nghiệp truyền thống sẽ phải đối mặt với rất nhiều giới hạn, mất đi sự linh hoạt, sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh. Vì thế, số hóa đang dần trở thành điều bắt buộc trong thời đại công nghệ năng động để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
2. Những lưu ý dành cho doanh nghiệp mới bắt đầu số hóa
2.1. Số hóa không yêu cầu chuyển đổi tất cả mọi tài liệu hiện có
Sự thật cho thấy rằng trong doanh nghiệp có nhiều tài liệu không nhất thiết phải số hóa. Điều doanh nghiệp cần làm ngay hôm nay là sắp xếp, tổng hợp những tài liệu quan trọng cần sử dụng thường xuyên, lưu trữ lâu dài, loại bỏ các tài liệu đã không còn giá trị hoặc bị trùng lặp. Từ đó, xác định những tài liệu cần được số hóa, giúp tối ưu thời gian và chi phí triển khai thay vì số hóa toàn bộ tài liệu hiện có.
2.2. Số hóa không chỉ là về tài liệu giấy
Nhiều người lầm tưởng số hóa chỉ đơn thuần là số hóa tài liệu hay chuyển đổi tài liệu giấy sang dữ liệu điện tử. Nhưng trong thực tế, doanh nghiệp có thể thực hiện số hóa bản đồ (GIS), số hóa vật thể 3D và số hóa quy trình thủ tục trong tổ chức, từ đó cải thiện phương thức vận hành kinh doanh, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân sự hay trải nghiệm của khách hàng.
2.3. Số hóa cần được thực hiện bởi đơn vị có uy tín
Số hóa là khâu đầu tiên, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng CSDL dùng chung của doanh nghiệp. Chính vì thế nó cần được thực hiện chính xác, cẩn thận và đạt hiệu quả cao. Nếu tự triển khai số hóa, doanh nghiệp chưa chắc có thể tối ưu chi phí, đồng thời phải đối mặt với rủi ro cao, tỉ lệ sai sót, phương pháp thực hiện, thời gian triển khai chưa tối ưu do không phải lĩnh vực chuyên trách,…
Chính vì thế doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ số hóa đáp ứng những yêu cầu sau:
– Năng lực triển khai xuất sắc với nhiều năm kinh nghiệm trong thực hiện dự án số hóa
– Đội ngũ chuyên gia và nhân sự giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao
– Đơn vị đạt uy tín trên thị trường với chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cùng những chứng nhận, giải thưởng
– Hệ sinh thái dịch vụ sản phẩm đa dạng, tổng thể, sẵn sàng tư vấn 24/7.