Tìm Hiểu Bị Bệnh Tiểu Đường Uống Cà Phê Được Không?
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mà người bệnh cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, do đó nhiều người thắc mắc, liệu họ có thể uống cà phê được không?
Cà phê có lợi ích gì đối với tiểu đường và tim mạch
Cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến tiểu đường và tim mạch. Dưới đây là một số thông tin chính:
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Uống từ 2 đến 3 cốc cà phê mỗi ngày có thể giúp chống viêm, giảm tác động bởi quá trình căng thẳng oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tim, giảm nguy cơ bị tim mạch và đột quỵ.
Còn theo một nghiên cứu cho hay, mỗi ngày uống 2 tách cà phê giúp bảo vệ cơ thể phòng ngừa khoảng 15% các vấn đề liên quan đến tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành và nhịp tim không đều.
Mặc dù cà phê có thể có lợi ích cho tim mạch nhưng nó cũng mang lại những tiềm ẩn cho sức khỏe nếu bạn không sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Vì thế, việc tiêu thụ cà phê nên được giới hạn ở một lượng vừa phải hàng ngày.
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Uống cà phê có thể giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cà phê giúp ngừa các bệnh lý viêm nhiễm bao gồm bệnh đái tháo đường loại 2 nhờ nó có chứa chất chống oxy hóa polyphenol.
Theo một nghiên cứu cho biết, dựa vào trên 1 triệu người tình nguyện viên tham gia, họ tiêu thụ mỗi ngày 6 tách cà phê có thể chứa caffein hoặc không, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 tới 33%.
Còn theo một nghiên cứu khác cho rằng, tiêu thụ cà phê cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2. Nghiên cứu còn cho biết, uống 1 tách cà phê mỗi ngày cũng có thể giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường tới 4%.
Giảm nguy cơ tử vong do bệnh đái tháo đường loại 2
Theo một nghiên cứu về cà phê ở Nhật Bản, họ theo dõi người tham gia trong 5 nắm, cho rằng, uống nhiều cà phê và trà xanh có thể có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh đái tháo đường loại 2.
- Nguy cơ tử vong giảm 12 % nếu uống mỗi ngày 1 tách cà phê
- Nguy cơ tử vong giảm 41 % nếu uống mỗi ngày trên 2 tách
- Nguy cơ tử vong giảm 63 % nếu uống kết hợp 4 tách trà và 2 tách cà phê.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc tiêu thụ cà phê cũng có thể đi kèm với một số rủi ro và không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ việc uống cà phê. Đối với những người có điều kiện sức khỏe nhất định hoặc đang dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi thói quen uống cà phê của mình.
Người bị tiểu đường có uống được cà phê không?
Cà phê và tiểu đường có mối liên quan nào?
Cà phê có mối liên quan với bệnh tiểu đường. Insulin hỗ trợ các tế bào trong việc chuyển hóa glucose từ máu thành năng lượng. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ chế sản xuất hoặc phản ứng với insulin bị rối loạn, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Caffeine, một thành phần chính trong cà phê, có thể làm giảm khả năng phản ứng của cơ thể với insulin ( giảm độ nhạy insulin), làm tế bào không phản ứng với hormone như trước. Điều này có thể gây ra sự gia tăng glucose trong máu sau bữa ăn hoặc làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn đối với người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, việc tiêu thụ cà phê cũng kích thích sự giải phóng adrenaline, một chất dẫn truyền thần kinh, có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây ra các triệu chứng như run tay và cảm giác hồi hộp.
Vì vậy, mặc dù việc uống cà phê với lượng vừa đủ có thể không gây hại, người bệnh tiểu đường muốn duy trì mức đường huyết ổn định thì không nên uống cà phê.
Người bị tiểu đường uống bao nhiêu cà phê là an toàn
Người bình thường nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày dưới 400 mg - tương đương khoảng 4- 5 cốc cà phê. Nếu bạn lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe, nạp 1 200mg hay 0,15 thìa caffein nguyên chất có thể gây co giật.
Một tách cà phê thông thường chứa khoảng 75 đến 165 mg caffeine, trong khi cà phê khử cafein chứa trung bình 2-7 mg caffeine, vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng một lượng cà phê vừa đủ với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình.
Cụ thể, một số người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể tiêu thụ cà phê nếu kiểm soát đường huyết ổn định.
Người bị tiểu đường có thể bị tăng lượng đường huyết khi tiêu thụ hơn 200 mg caffeine. Tác động của caffeine có thể khác nhau giữa các cá nhân. Do đó, việc theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu sau khi uống cà phê là rất quan trọng để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc uống cà phê và quản lý bệnh tiểu đường, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn để xác định lượng cà phê phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Những đồ uống thay thế cà phê cho người tiểu đường
Có một số lựa chọn thay thế cà phê mà người mắc bệnh tiểu đường có thể xem xét, bao gồm:
Nước chanh
Nước chanh giàu vitamin C là đồ uống giải khát, giải nhiệt rất tốt. Người bị tiểu đương khi dùng nước chanh không nên pha đường thông thường, bạn hãy dùng đường ăn kiêng để pha, để tránh ảnh hưởng đến đường huyết.
Sữa
Người bị tiểu đường có thể bổ sung sữa dành riêng cho người tiểu đường, loại sữa này không chứa đường, ít béo hay không béo. Trong 100g sữa chứa khoảng 50 calo, nên người bệnh không nên uống quá 200ml/ ngày. Một số bệnh nhân không ăn uống được thì có thể uống sữa nhiều hơn, tuy nhiên liều lượng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để uống cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Sữa hạt
Người bị tiểu đường có thể dùng sữa hạt thay thế cho sữa bò. Đặc biệt đối với những người ăn chay hay không dung nạp được lactose. Có thể sẽ được bổ sung dưỡng chất nếu bạn dùng bữa sáng với sữa hanhh nhân hay đậu phộng, đậu nành, óc chó... Bữa sáng như vậy sẽ không làm biến động đường huyết.
Trà xanh
Trà xanh là một đồ uống rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều polyphenol - hoạt động như một chất chống oxy hóa có khả năng giảm quá trình căng thẳng oxy hóa, phòng bệnh tim cho người tiểu đường và tăng cường trao đổi chất.
Trà xanh chứa ít đường và calo, có thể hỗ trợ quá trình giảm cân và ổn định lượng đường trong máu. Vậy nên người bị tiểu đường hoàn toàn có thể uống trà xanh, tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều cũng như uống khi đói để tránh ảnh hưởng tới dạ dày.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chứa calo, mà lại có nhiều chất chống oxy hóa. Đây là đồ uống lành mạnh cho người bị bệnh tiểu đường. Trà hoa cúc còn có lợi cho người bị tiểu đường loại 2.
Trà hoa cúc có thể giảm đường huyết, phòng ngừa thần kinh và hệ tuần hoàn tổn thương. Không những vậy còn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra mù lòa và thận.