Socola được làm từ gì? Tránh ăn socola với gì?
Socola là một loại thực phẩm rất ngon và có hương vị hấp dẫn, được nhiều người yêu thích
Socola được làm từ gì?
Socola là một sản phẩm thơm ngon, có socola nguyên chất ( socola 100% loại này đắng phải chế biến chứ khó ăn trực tiếp), và các loại được kết hợp với một số nguyên liệu khác như sữa, hạnh nhân, đường...loại này được nhiều người ưa chuộng, tùy vào sở thích mỗi người mà bạn có thể chọn tỷ lệ socola cho phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên liệu chính thường dùng để chế biến socola:
Ca cao
Socola được làm từ cacao, đặc biệt là socola đen. Bột cacao nguyên chất có chứa khoảng từ 70 - 80%. Do đó, nguyên liệu chính của socola là ca cao. Trong 15g bột ca cao có chứa những dưỡng chất nổi bật như:
- Chất xơ: 8g
- Chất béo: 6g
- Protein: 7g
- Carbs: 13g
- Caffeine: 50mg
- Axit oxalic: 55mg...
Chất tạo ngọt
Để tạo vị ngọt cho socola, tùy vào tỷ lệ socola mà các chất tạo ngọt nhiều hoặc ít, ví dụ như socola thường có chứa hơn 40% chất tạo ngọt, còn ở socola đen hàm lượng này ít hơn từ 20 -40%, thông thường chất tạo ngọt có thể dùng:
- Đường: Đường là một thành phần quan trọng để làm cho socola có hương vị ngọt ngào. Đường thường được thêm vào hỗn hợp cùng với cacao, có thể dùng đường cát hay đường mía
- Sữa: Nếu làm socola sữa, sữa sẽ được thêm vào hỗn hợp. Điều này tạo ra socola mềm mịn và hương vị thêm phần dịu nhẹ.
Bơ cacao
Bơ ca cao cũng là một nguyên liệu cần thiết để sản xuất socola. Đây là chất béo có trong hạt cacao và nó thường được tách riêng và thêm vào hỗn hợp socola. Bơ cacao giúp tạo độ mềm mịn và dẻo cho socola.
Trong 14g bơ ca cao có chứa:
- Chất béo: 13.6g
- Vitamin E: 0.2mg
- Vitamin K: 3.4mcg...
Các chất phụ gia và hương liệu
Có thể thêm các chất khác nhau vào socola như vani, sữa bột, hoặc các hương liệu tự nhiên hay nhân như hạt điều, hạt hạnh nhân,... để tạo ra các loại socola có hương vị và cấu trúc đa dạng.
Sau khi có các nguyên liệu này, quá trình chế biến socola thường bao gồm:
- Chọn những hạt cacao ngon
- Lên men hạt cacao
- Mang hạt cacao đi phơi nắng cho khô
- Rang hạt cacao
- Tách vỏ ngoài
- Xay nhuyễn và trộn hỗn hợp
- Làm nóng, gia nhiệt, sau đó đổ vào khuôn
- Làm nguội và đóng gói.
Tránh ăn socola với gì?
Ăn socola có nhiều dinh dưỡng và có những tác dụng tích cực đôi với sức khỏe, đặc biệt là socola đen. Một số người thắc mắc khi ăn socola nên tránh ăn với gì? Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết socola an toàn, không kỵ với nhiều thực phẩm, bạn hầu như có thể ăn cùng các thực phẩm hàng ngày.
Socola với thành phần chính là cacao, chất béo, đường...Chất béo trong socola là nhóm chất cần thiết trong chế độ ăn uống. Bạn hoàn toàn có thể ăn socola với các loại rau, củ, quả, rượu, thịt...đều không gây tác dụng phụ.
Một người trưởng thành có sức khỏe bình thường có thể thêm 20 - 30g socola mỗi ngày. Mặc dù ăn socola ngon, có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều sẽ có thể làm khó tiêu, đầy hơi, tăng cân...
Ngoài ra, socola có chứa cacao, nguyên liệu này có thể làm khả năng hấp thụ kẽm trong cơ thể giảm. Do trong socola có chứa tannat cao, nó làm cơ thể hấp thu kẽm kém, nó còn có thể kết hợp với các khoáng chất khác bạn bổ sung hàng ngày, gây thiếu chất, thiếu chất khoáng.
Bạn nên tránh sử dụng socola cùng các hải sản giàu khoáng như ốc, hàu, sò...các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê...nếu khả năng hấp thụ khoáng chất của bạn có vấn đề. Không những vậy, một số thông tin cho rằng không nên ăn sữa với socola, vì nó có thể gây sỏi thận.
Tuy nguồn tin chứa được chứng minh, tuy nhiên trong socola còn có axit oxalic, nó không được đào thải mà kết hợp với lượng canxi khi tiêu hóa thức ăn sẽ chuyển đến thận, lâu ngày nó có thể lắng đọng gây nên sỏi thận. Vì vậy, nên tránh ăn socola và sữa cùng lúc.
Caffeine trong socola có gây mất ngủ không
Nghiên cứu đã chỉ ra trong socola có caffeine. Mặc dù vậy nhưng bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng socola, vì lường caffeine khá thấp so với trà pha đặc, cà phê. Trong 1 tách cà phê có chứa 60 - 130mg caffeine, còn trong thanh socola 40g chỉ chứa khoảng 4mg caffeine.
Vì vậy, ăn socola vẫn có thể gây mất ngủ nhưng tỷ lệ tương đối thấp.
Ăn socola có gây đau đầu không?
Một số người ăn socola có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Tuy nhiên, hiện tượng này được các nhà khoa học xác nhận là không liên quan, ăn socola không có liên quan nào với đau đầu. Mặc dù là vậy, bạn cũng chỉ nên ăn socola ở lượng vừa phải, tránh lạm dụng ăn quá nhiều, vì socola có thể làm kích thích hormone endorphin, làm bạn hưng phấn hơn.
Do đó, ăn quá nhiều socola có thể làm bạn hưng phấn tâm trạng quá đà, cảm giác lâng lâng, bụng cồn cào.
Ăn socola có gây mụn không?
Một số người ăn socola bị nổi mụn, theo một số báo cáo khoa học cho rằng ăn socola quá nhiều có thể gây mún, vì nếu bổ sung quá nhiều socola vượt quá 20 - 30g/ngày, có thể nạp nhiều chất béo và đường mà cơ thể cần, vì vậy nó có thể gây nóng, nổi mụn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị, tùy cơ địa của mỗi người, những bạn nên ăn socola một lượng vừa phải không ăn quá 20 - 30g, nên chọn socola đen để hạn chế lượng đường nạp quá nhiều.
Lời kết
Socola là một món ăn ngon, bạn cần ăn đúng cách, đúng liều lượng, tránh ăn quá nhiều.