Cá Ba Sa Có Lợi Ích Gì Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Phụ nữ mang thai ăn cá rất cho lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những loại cá lành mạnh, như cá hồi, cá ba sa...
Thành phần dinh dưỡng của cá ba sa
Cá ba sa là một loại cá nổi tiếng ở Việt Nam. Đây cũng là hải sản được trong và ngoài nước ưu chuộng, nhờ cá có hàm lượng dưỡng chất cao mà lại có hương vị thơm ngon, đặc biệt ở phần bụng cá có một lớp mỡ béo nhưng khi ăn cá basa nó lại có lợi cho sức khỏe. Trong 126g cá ba sa có những chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Năng lượng 158 kcal
- Chất béo - lipid 7g
- Protein - chất đạm 22,5g
- Cholesterol 73mg
- Natri 89mg
- Carbohydrate 0
- Omega 3...
Cá có lượng calo ít nhưng lại giàu protein. Đây là một thực phẩm lý tưởng cho những người giảm cân. Tuy hàm lượng omega 3 trong cá ba sa không cao bằng cá hồi và cá thu, nhưng tổng quan thì nó là một loại cá có giá trị dinh dưỡng cao.
Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ba sa không?
Trong suốt quá trình mang thai, việc ăn cá basa đúng cách và đúng liều lượng không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Cá basa chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất quan trọng, đặc biệt omega-3, bao gồm DHA và EPA, giúp tăng cường sự phát triển của não bộ thai nhi.
Ngoài ra, thêm cá ba sa vào chế độ ăn uống giúp các mẹ phòng một số vấn đề về sức khỏe như thiếu máu trong thai kỳ, rối loạn nhịp tim đập, giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Khi mang thai từ tháng 7 trở lên, mẹ bầu hãy bổ sung cá ba sa thường xuyên để giúp bổ sung dưỡng chất, giúp thai kỳ ổn định và giúp bé yêu khỏe mạnh.
Cá ba sa có lợi ích gì đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai ăn cá ba sa không chỉ tốt mà còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích của cá basa đối với sức khỏe mẹ bầu:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo một số nghiên cứu, thì việc ăn cá thường xuyên có tỷ lệ mắc phải các vấn đề về tim mạch thấp hơn. Nhờ hàm lượng omega 3 có trong cá. Cá ba sa cũng là một loại cá chứa nhiều omega 3, nó có thể giúp bảo vệ tim mạch, giảm nồng độ cholesterol LDL.
Phụ nữ mang thai ăn cá ba sa cũng là một cách để hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho cả mẹ và bé.
Giúp xương chắc khỏe
Da cá basa chứa nhiều vitamin D, đây là một thành phần hỗ trợ sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe. Vitamin D cũng là một chất hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Phụ nữ mang thai có thể thêm cá basa vào bữa ăn của mình để bổ sung lượng vitamin D cho cơ thể, có thể chế biến cá ba sa thành các món ăn hành mạnh như ca ba sa hấp, cá ba sa kho...
Không những vậy, cá basa còn có lợi giúp ngừa loãng xương ở người già cũng như tình trạng còi xương ở trẻ.
Cung cấp nguồn protein dồi dào
Axit amin là kết quả do chất đạm trong thực phẩm chúng ta ăn uống được tiêu hóa rồi phân giải thành.
Cá basa là thực phẩm có tới 9 loại axit amin quan trọng, bao gồm phenylalanine, valine, threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine và tryptophan. Những axit amin này không thể tự sản xuất trong cơ thể, vì vậy việc bổ sung chúng thông qua chế độ ăn hàng ngày là cần thiết.
Protein trong cá basa giúp tổng hợp các chất đạm quan trọng, duy trì nhiệt độ cơ thể và cung cấp năng lượng, do đó, phụ nữ mang thai tiêu thụ ca basa giúp bổ sung nguồn chất đạm thiết yếu cho cơ thể.
Cung cấp nhiều khoáng chất
Cá ba sa được chế biến theo phương pháp nướng, nấu canh, hấp chín, kho.... đều là những món ăn ngon, đặc biệt khi phụ nữ mang thai ăn các món ăn này cũng là một cách để bổ sung kẽm và kali.
Kali là khoáng chất giúp cân bằng điện giải, trong khi đó kẽm lại giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường tế bào tăng trưởng.
Kiểm soát cân nặng
Cá basa có ít carbohydrate, do đó, khi phụ nữ mang thai thêm vào thực đơn của mình mà không lo lắng ảnh hưởng tới cân nặng, không gây thừa cân hoặc béo phì. Cá ba sa tuy có phần mỡ bụng nhưng cung cấp nhiều protein, nên đây còn là thực phẩm dành cho những ai muốn giảm cân hay duy trì cân nặng.
Ngoài ra, vitamin A, vitamin D và DHA trong cá basa cũng tốt cho bà bầu thừa cân. Cá mẹ nên ăn cá ba sa kết hợp cùng nguồn rau xanh, củ quả...
Không chứa nhiều natri
Bạn có thể cung cấp khoảng 50mg natri nếu ăn khoảng 1 miếng cá ba sa phi lê. Điều này cũng có lợi cho người huyết áp cao. Phụ nữ mang thai có vấn đề về gan và thận ăn những thực phẩm có hàm lượng natri thấp cũng có lợi cho sức khỏe hơn.
Phụ nữ mang thai ăn cá ba sa cần lưu ý điều gì?
Phụ nữ mang thai cần cân bằng thực phẩm, ăn uống đa dạng, ăn vừa phải, chọn thực phẩm lành mạnh, chất lượng, như vậy vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất vừa giúp đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Khi ăn cá ba sa phụ nữ mang thai cần lưu ý một số điểm sau:
Mua ca ba sa chất lượng
Hãy chọn mua cá basa tươi từ nguồn cung cấp uy tín, có thể tại nơi nuôi hoặc là các của hàng chuyên bán thực phẩm sống tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn. Ưu tiên cá ba sa được nuôi trồng hữu cơ.
Sơ chế sạch sẽ
Cá ba sa sau khi mua về bạn mang đi sơ chế sạch, có thể dùng nước muối loãng để rửa cho cá bớt nhớt, bỏ mang cá, ruột cá, vây, rửa sạch lại với nước, sau đó cắt khúc mới mang đi nấu.
Chế biến đúng cách
Đảm bảo cá ba sa được nấu chín hoàn toàn mới mang sử dụng, điều này để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu khi ăn. Khi ăn ca ba sa cần ăn cùng nhiều rau xanh, củ quả, bạn cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm khác, đa dạng thực đơn ăn uống mỗi ngày, cần ăn đầy đủ cá, thịt, rau, trái cây...
Liều lượng vừa đủ
Ăn cá ba sa mỗi tuần khoảng 2- 3 lần, tương đương mỗi tuần ăn khoảng 350g cá ba sa. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều ca ba sa, mà nên ăn nhiều loại cá khác nhau.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, dễ bị dị ứng thì hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi muốn ăn ca ba sa.
Những lưu ý này giúp bạn ăn cá ba sa mang lại lợi ích tối đa nhất.