Phụ Nữ Mang Thai Ăn Khoai Lang Được Không?
Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng của khoai lang, phụ nữ mang thai có thể sử dụng khoai lang trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai lang
Khoai lang là loại củ, có hương vị thơm bùi màu sắc như màu cam, màu vàng, màu tím, màu trắng... Khoai lang có thể dùng để luộc, chiên, nướng, hấp... tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn. Trong mỗi 100g khoai lang, cung cấp một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, bao gồm:
- Chất đạm: 0,91g
- Carbs 16,36g
- Đường glucose và fructose: Khoảng 3,64g
- Chất xơ: 2,7g
- Canxi: 24mg
- Natri: 64mg
- Sắt: 0,5mg
- Vitamin A ( beta-carotene)
- Vitamin B5
- Vitamin B6
- Vitamin C
- Vitamin E
- Các chất chống oxy hóa
Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng như vậy, phụ nữ mang thai có thể an tâm sử dụng khoai lang trong chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều khoai lang để tránh tình trạng thừa chất và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé.
Phụ nữ mang thai ăn khoai lang có lợi ích gì?
Khoai lang là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên, nó mang lại những lợi ích nổi bật như:
Cải thiện sức đề kháng
Beta-carotene trong khoai lang được chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong quá trình mang thai các mẹ thường dễ bị suy giảm đề kháng do môi trường và khí hậu thay đổi.
Vậy nên ăn khoai lang cũng là một cách để nâng cao đề kháng. Đặc biệt, khoai lang còn chứa vitamin C, vitamin D và nhiều thành phần dinh dưỡng khác giúp phòng ngừa vi khuẩn có hại.
Nuôi dưỡng thai nhi
Khoai lang cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất. Phụ nữ mang thai bổ sung thêm khoai lang vào thực đơn mỗi ngày của mình cũng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt cân nặng tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, vitamin B6 trong khoai lang giúp sản sinh tế bào máu, quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và ngừa tình trạng bào thai suy dinh dưỡng.
Ngừa táo bón
Chất xơ trong khoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ăn khoai lang giúp nhuận tràng, nhờ vậy mà các bà bầu cũng nhẹ bụng và thoải mái hơn.
Hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé
Canxi dồi dào trong khoai lang góp phần quan trọng trong việc phát triển chiều cao cũng như thể chất của trẻ. Trong 1 củ khoai lang tươi, trung bình mang lại khoảng 55mg canxi. Nên nó hỗ trợ bé phát triển chiều cao và hạn chế gặp phải các dị tật về xương sau này.
Như vậy, khoai lang không chỉ là một món ăn ngon mà còn hỗ trợ sức khỏe, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên ăn vừa phải, không ăn quá nhiều cũng như ăn trong thời gian quá dài. Nói chung cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai lang có tốt không?
Khoai lang, món ăn bổ dưỡng và ngon miệng, thực sự là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Tuy nhiên, như mọi thực phẩm khác, việc tiêu thụ quá mức cũng có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số tác hại khi phụ nữ mang thai ăn quá nhiều khoai lang:
Sỏi thận
Oxalat có trong khoai lang có thể góp phần hình thành sỏi thận nếu tiêu thụ không kiểm soát. Do đó, những vau có nguy có hay bị sỏi thận nên tránh tiêu thụ khoai lang để tránh làm bệnh tình nặng hơn.
Có thể gây tiểu đường thai kỳ
Với hàm lượng tinh bột cao và lượng đường tự nhiên, việc phụ nữ mang thai ăn quá nhiều khoai lang có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng cân.
Bị ngộ độc Vitamin A
Khoai lang là một nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào, tiền chất của vitamin A. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A, gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé, bao gồm cả nguy cơ dị tật bẩm sinh và tổn thương gan.
Không những vậy, tình trạng này còn có thể tăng khả năng bị sinh non, sảy thai, nguy hiểm hơn là gây ra tình trạng thai chết lưu.
Do đó, phụ nữ mang thai cần điều chỉnh và ăn khoai lang cho phù hợp, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đau dạ dày
Mannitol, một loại đường có trong khoai lang, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, đầy hơi, và tiêu chảy, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Vì vậy, việc tiêu thụ khoai lang một cách điều độ là chìa khóa để tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại mà không gặp phải những rủi ro không đáng có. Đây là lời nhắc nhở quan trọng cho mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Cách phụ nữ mang thai ăn khoai lang tốt cho sức khỏe
Để ăn khoai lang đúng cách và an toàn khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ những quy tắc sau:
Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác
Khoai lang có thể được kết hợp với các loại rau củ khác để tăng thêm dinh dưỡng cho bữa ăn. Mẹ bầu có thể kèm khoai lang với sữa nguyên kem, sữa chua, các hạt và rau xanh để có một bữa sáng giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Chế biến khoai lang đúng cách
Khoai lang có thể được chế biến bằng nhiều cách như luộc, hấp và có thể ăn khoai lang cùng rau củ quả, cá, thịt... Bên cạnh đó, bạn cũng nên để tránh chế biến khoai lang chiên, xào...các món này nhiều dầu mỡ làm mẹ bầu khó tiêu. Mẹ bầu nên chọn khoai lang trắng và tránh khoai lang tím hoặc vàng vì chúng thường có hàm lượng cholesterol cao hơn.
Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là buổi sáng và trưa
Vì lượng canxi trong khoai lang cần một khoảng thời gian để cơ thể hấp thụ đầy đủ, thường phải cần 4-5 tiếng. Việc tiêu thụ khoai lang trước bữa tối sẽ không ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi từ thực phẩm khác. Phụ nữ mang thai muốn khoai lang phát huy tối đa tác dụng thì có thể duy trì thói quen này. Tuy nhiên, điều quan trọng là cân bằng các thực phẩm, ăn khoai lang vừa phải.
Tránh ăn khoai lang vào buổi tối
Ăn khoai lang vào buổi tối có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và gây khó chịu. Cơ thể thường khó tiêu hóa thức ăn vào ban đêm và việc tiêu thụ khoai lang vào thời điểm này có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, ở phụ nữ mang thai hấp thu kém, nó còn gây đầy bụng và khó ngủ.
Tránh ăn khoai lang sống
Khoai lang chưa được nấu chín có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và gây khó chịu như ợ nóng và đầy hơi.
Không kết hợp khoai lang với đồ muối
Việc kết hợp khoai lang với thực phẩm có vị chua như dưa muối và củ cải muối, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và khó chịu cho dạ dày.