Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
1. Thực trạng
Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh
Ví dụ về chuyển đổi số nông nghiệp
Ở Việt Nam, tập đoàn FPT đã kết hợp cùng Fujitsu, Viện Rau Quả, các chuyên gia Nhật Bản để xây dựng mô hình trồng rau mới. Trong mô hình này, công nghệ Akisai được ứng dụng để kết nối và điều khiển các yếu tố trong trang trại từ xa. Môi trường bên trong nhà kính được theo dõi, quản lý bằng máy tính để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà chua và xà lách phát triển.
Một ví dụ tiêu biểu khác trong việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công chính là công ty Vinamilk. Công ty này đã ứng dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi. Từ chế độ ăn đến mọi khâu chăm sóc đều được theo dõi cẩn thận theo chuẩn nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày. Trang trại cũng đã được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo chuẩn châu Âu.
Hay nền tảng trực tuyến Made in Farm của Bayer kết nối trực tiếp nông dân sản xuất nhỏ với người tiêu dùng hoặc thương nhân. Nền tảng này giúp nông dân và người mua gặp gỡ, thương lượng, giao dịch trực tuyến. Nền tảng này đã có hơn 10 triệu euro giao dịch và kết nối 13 triệu người tiêu dùng.
2. Lợi ích
2.1 Chuyển đổi số giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời
2.2 Chuyển đổi số giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.
Tay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái để mang sản phẩm đến người tiêu dùng thì ngày nay, chuyển đổi số giúp người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau. Điều này đã được chứng minh thực tế trong thời gian dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử. Tiêu biểu là tỉnh Bắc Giang, nhờ sự kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử thì đến ngày 28/6/2021, vải thiều bán tại thị trường trong nước đạt hơn 131.117 tấn, chiếm tỷ trọng trên 64%. Lượng vải xuất khẩu đạt 72.908 tấn, xấp xỉ 36%.
2.3. Nâng cao năng suất lao động
Một vài vùng nông thôn hiện đã áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa. Thực tế, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã thí điểm công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân
2.4. Tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp
Các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp: Big Data, công nghệ sinh học sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phụ thuốc bảo vệ thực vật,…
3. Chuyển đổi số nông nghiệp bao gồm những hoạt động gì?
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp bao gồm các hoạt động cơ bản như áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, liên kết chuỗi giá trị và thay đổi phương thức quản lý. Cụ thể như sau:
3.1. Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp
Hiện nay, có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác nông nghiệp. Tiêu biểu là IoT và cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích, máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng.
IoT và cảm biến trên cánh đồng
Khi áp dụng công nghệ này, hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng sẽ được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận sao cho có thể bao quát toàn bộ cánh đồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp.
- Hệ thống thiết bị sẽ tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.
- Cảm biến được tích hợp với công nghệ nhận diện hình ảnh giúp người trồng có thể theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa.
- Các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian thực để gửi cho người trồng.
Học máy và phân tích
Bên cạnh IoT và cảm biến trên cánh đồng, người nông dân còn có thể ứng dụng công nghệ học máy và phân tích trong nông nghiệp.Học máy và phân tích được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi số sáng tạo nhất trong nông nghiệp. Bởi công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai.
Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gien tốt nhất. Hơn nữa, thuật toán này còn dự báo được các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Máy bay không người lái trông giống như một chiếc máy bay thu nhỏ được điều khiển từ xa. Thiết bị này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:
- Giám sát cây trồng.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn.
- Xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất và phân tích, mô hình hóa cây trồng.
3.2. Liên kết chuỗi giá trị
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong nông nghiệp còn phải liên kết các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị. Trong đó, trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phải nằm ở vị trí trung tâm. Các thành phần khác tương tác với nhau, thúc đẩy trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phát triển và tận hưởng các lợi ích mà trung tâm đề ra.
Đồng thời, liên kết chuỗi giá sự còn là sự kết nối giữa các đơn vị với nhau, gồm:
- Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường
- Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.
Như vậy, giải quyết bài toán chuyển đổi số ở đây chính là giải quyết bài toán về kết nối.
3.3. Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí.
Để thay đổi phươg thức quản trị hoạt động, doanh nghiệp ngành nông nghiệp cần:
- Số hóa quy trình: Việc số hóa phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất, thu hoạch đến nhập kho, phân phối. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường liên lạc với các bên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng. Quy trình hoạt động nông nghiệp của doanh nghiệp cũng minh bạch và hiệu quả hơn.
- Tối ưu công tác hành chính – nhân sự: Doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản trị để tối ưu hóa hoạt động. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể nắm được thông tin chính, tài sản, kho; quản lý bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng…ở khắp mọi nơi. Kế toán viên có thể làm việc từ xa, kết nối dữ liệu với hệ thống CRM, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…
- Hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác: Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác giúp nông dân đạt được năng suất, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi ích.
4. Giải pháp
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ vào quản lý đất đai, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu.
7.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong công tác quản lý để việc đề xuất, chỉ đạo, thực hiện các chính sách chuyển đổi số nông nghiệp hiệu quả.
- Khuyến khích doanh nghiệp, lao động trẻ tham gia chuyển đổi số.
- Đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số trong nông nghiệp giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành.
- Tăng cường truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông dân.
- Đào tạo người dân về việc sử dụng sàn thương mại để quảng bá sản phẩm.
- Kết nối các tổ chức như hội Phụ nữ, hội Nông dân và hợp tác xã để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình áp dụng công nghệ.
- Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại, tham gia thảo luận về cách ứng dụng công nghệ cao..
- Mời các nông dân đã chuyển đổi số thành công chia sẻ kinh nghiệm của mình.
7.2 Giải pháp về đất đai
- Khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: Giải pháp GIS, theo dõi tính trạng đất môi trường…
- Chính quyền địa phương tham gia vào việc liên kết, làm hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nông dân và doanh nghiệp.
7.3 Giải pháp về đầu tư
Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, chính phủ ban ngành và chính quyền các tỉnh cần:
- Ngành nông nghiệp cần sớm công bố kế kế hoạch phát triển ngành chi tiết.
- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình; tăng cường số lượng các khu, vùng nông nghiệp; doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp phép công nhận.
- Tăng cường triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nông nghiệp.
- Công nhận các tài sản trong sản xuất là tài sản thế chấp: Ao nuôi, nhà kính…
- Hỗ trợ nông dân lập kế hoạch kinh doanh và trả nợ.
- Xây dựng chính sách để thu hút các tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn FDI cho các dự án chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam.
- Để doanh nghiệp chủ động tiếp cận nguồn vốn rồi mới đưa ra chính sách hỗ trợ.
Thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu.
- Thay đổi thổi thói quen ghi chép nhật lý canh tác và nhật ký chăn nuôi của nông dân trên giấy rồi số hóa trên thiết bị điện tử bằng cách tập huấn, hướng dẫn nông dân tham gia mô hình ghi nhật ký sản xuất.
- Các cơ quan thuộc bộ cần thống kê chi tiết các dữ liệu quan trọng liên quan đến phạm vi quản lý của mình.
- Cần tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn, trong đó tập trung vào đất trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp, đất rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản..
- Thiết kế mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp.
- Tăng cường việc cung cấp thông tin về môi trường, đất đai, thời tiết để giúp người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
- Thiết kế phần mềm quản trị dữ liệu và phân công cá nhân, tổ chức ở địa phương sử dụng phần mềm để thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và bảo quản cơ sở dữ liệu.