Trà Xanh Là Gì? Cách Pha Trà Xanh Ngon Cho Người Yêu Trà
Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do.
Trà xanh là gì?
Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Dòng trà này được sản xuất qua 4 bước: Đầu tiên là thu hái trà, làm héo trà, vò trà và sao trà. Trà xanh không bị oxy hóa, do đó, sau khi thu hái trà tươi xong, người làm trà làm nhanh chóng tiến hành công đoạn làm héo trà và sao trà để chặn quá trình oxy hóa, hoặc có thể dùng cách hấp để tiêu diệt men. Khi sao hay hấp thì các enzyme sẽ nhưng hoạt động. So với các loại trà khác thì trà xanh thường có độ chát cao hơn, do quá trình sản xuất trà xanh đã giữ lại nhiều thành phần polyphenol..
Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Theo nghiên cứu, trong lục trà có chứa hàm lượng chất EGCG cao, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, nếu duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh và giúp duy trì sức khỏe rất tốt.
Nước trà xanh thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tương tự nước trà tươi khi pha trà. Tùy theo các dòng trà xanh mà hương vị có thể thay đổi, nhưng vị giống trà tươi là hương vị phổ biến nhất. Với hương thơm dịu nhẹ từ lúa non hay cốm non, ngọt bùi, chát và hậu vị ngọt khi thưởng thức.
Cách pha trà xanh đậm đà, trọn vị
Trà xanh thì khá quen thuộc với mọi nhà, tuy nhiên cách pha trà xanh trọn vị bạn đã biết chưa? Trà xanh có 2 phương pháp pha phổ biến là:
- Thượng đầu pháp: Bạn cho nước vào ấm và đun sôi, sau đó chờ nước ở mức nhiệt 75- 85 độ C, cho trà xanh vào
- Hạ đầu pháp: Ngược lại với cách pha thượng đầu pháp, đó là cho trà vào ấm hay cốc, sau đó mới cho nước khoảng 85 độ C vào
Dưới đây là cách pha trà chi tiết bạn có thể tham khảo:
Đun nước sôi
Để có một tách trà ngon thì bạn nên dùng nước tinh khiết để pha, nước tinh khiết đóng chai cũng có thể sử dụng pha trà. Nước bạn cần phải đun sôi, sau đó nhiệt độ lý tưởng để pha trà xanh là khoảng từ 80- 90 độ C.
Tráng dụng cụ pha trà
Một công đoạn tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại rất cần thiết, đó chính là tráng nước sôi ấm trà, tách trà mà bạn dùng để pha trà. Bạn chỉ cần cho nước đun sôi vào các dụng cụ pha trà này và tráng đổ bỏ nước là được.
Liều lượng trà
Với một ấm trà khoảng 150ml thì bạn chỉ cần dùng 5g trà là được, còn nếu bạn là người uống trà đậm thì có thể dùng 10g. Cho trà xanh vào ấm sau khi đã được tráng, bạn có thể ngửi thấy mùi thơm mà trà tỏa lên.
Tráng trà
Bạn cho trà vào ấm xong thì chế một lượng nước ( không cần nước sôi sục) lấp xấp trà, sau đó dùng tay lắc nhẹ và đổ bỏ nước đầu tiên này, việc này giúp cho trà nở đều và giúp trà ngon hơn khi pha.
Ủ trà
Sau khi tráng trà xong thì cho nước sôi khoảng 80- 90 độ C vào ấm trà xanh, bạn ủ trà khoảng 3- 5 phút, tùy vào sở thích của mình, trà pha nước lần 2 - 3 có thể ủ 1-3 phút.
Thưởng thức
Cho trà ra tách, thưởng thức.
Khi uống trà xanh cần lưu ý
Trà xanh là loại trà được nhiều người yêu thích, trong trà xanh có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không uống nước tráng trà, nước đầu tiên này bạn nên đổ bỏ, tráng trà cũng là cách để loại bỏ tạp chất còn dính ở trà
- Không uống trà khi đói: Khi đói bạn không nên uống trà, lý do là khi bạn đang đóí, bụng rỗng uống trà vào sẽ kích thích sản sinh nhiều acid, nên khi uống trà khi đói sẽ làm bạn bị nôn nao, cồn cào, chóng mặt. Nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.
- Không nên uống quá nhiều
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có chất lượng giấc ngủ kém, người bị lạnh bụng không nên dùng trà xanh
- Không dùng trà xanh để uống thuốc
- Không uống trà trước khi đi ngủ
- Không uống trà quá đặc
- Không uống nước trà đã để lâu...
Cách bảo quản trà xanh
Để giữ trà xanh lâu và đảm bảo hương vị của trà bạn có thể tham khảo cách bảo quản sau:
- Luôn để trà ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, độ ẩm cao
- Không bảo quản trà ở nói có nhiệt độ cao, nhiệt độ phù hợp là khoảng 0 - 5 độ C
- Tránh ánh nắng mặt trời chiều trực tiếp
- Bảo quản trà ở hộp có nắp đậy kín, túi zip...tránh trà bị không khí vào
- Không bảo quản trà ở nơi có các thực phẩm mùi nồng, nặng mùi.