Hiểu Đúng Về Quản Trị và Quản Lý Để Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững
Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến cụm từ quản lý doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp và không ít lần chúng ta lầm tưởng rằng hai khái niệm này là một. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng có những sự khác biệt đáng kể.
Ngay cả các chủ doanh nghiệp, qua nhiều lần tiếp xúc, tôi nhận thấy phần lớn họ vẫn chưa thực sự hiểu rõ ràng về hai khái niệm này. Chỉ ở những doanh nghiệp lớn hoặc có hệ thống đào tạo bài bản, sự phân biệt và phân quyền giữa quản lý và quản trị mới được thực hiện đúng cách.
Sự mập mờ giữa hai khái niệm này thường dẫn đến tình trạng phân quyền không rõ ràng trong doanh nghiệp, gây ra sự chồng chéo, dẫm chân lên nhau trong công việc. Hậu quả là làm giảm tính minh bạch và gây ra sự thiếu nhất quán trong quá trình điều hành và ra quyết định.
Bài viết này sẽ cố gắng trình bày và làm sáng tỏ những điểm khác biệt cơ bản giữa quản lý và quản trị theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Đồng thời, vì môi trường doanh nghiệp liên quan đến nhiều khái niệm phức tạp, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua những yếu tố nền tảng và quan trọng nhất.
Cuối cùng, mỗi chức vụ trong doanh nghiệp sẽ tương ứng với một vai trò cụ thể. Vậy chức vụ nào đảm nhiệm công tác quản trị, và chức vụ nào thuộc về quản lý?
Quản trị doanh nghiệp là gì?
- Đưa ra quyết định chiến lược và định hướng dài hạn cho doanh nghiệp.
- Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược tổng thể.
- Điều phối và quản lý các nguồn lực như tài chính, nhân sự, công nghệ.
- Thiết lập cơ cấu tổ chức hiệu quả.
- Đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đi đúng hướng.
- Hội đồng quản trị và lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình này.
Để có thể bước tới đỉnh cao của nhà Quản trị doanh nghiệp, thật thiết xót nếu bạn bỏ qua khoá học tuyệt vời này!
Nhấn vào link bên dưới để tham khảo khoá học...
Quản lý là gì?
- Là những người thuộc về thực thi – điều hành, làm theo kế hoạch và đạt được kế hoạch đề ra. Giúp công ty đi đúng tầm nhìn của những nhà quản trị.
- Quản lý chỉ chịu trách nhiệm phần việc mình được giao.
Hội Đồng quản trị là gì?
Hội đồng quản trị là hội đồng cao nhất của một công ty (cổ phần), do các cổ đông bầu ra, nhưng đó là lý thuyết, thực tế thì ai có nhiều cổ phần thì thường ngồi vào những ghế này.
Chủ tịch hội động quản trị là gì?
Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu của hội đồng và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các trách nhiệm của Chủ tịch bao gồm:
1. Người lãnh đạo tối cao
Chủ tịch là người đưa ra những quyết định quan trọng, định hướng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp. Họ thường giữ vai trò quản trị, không nên tham gia vào công việc điều hành hàng ngày.
2. Giám sát doanh nghiệp
Chủ tịch có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhiệm vụ quản lý chủ yếu của Chủ tịch là giám sát CEO (Giám đốc điều hành) và ban giám đốc. Điều này rất quan trọng, vì sự thiếu sót trong giám sát có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của CEO, thậm chí có thể khiến công ty rơi vào tình trạng phá sản.
3. Đại diện pháp lý
Chủ tịch đôi khi có vai trò đại diện cho doanh nghiệp trong các cuộc họp cổ đông, tham gia đàm phán và ký kết các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, trách nhiệm này thường được giao cho CEO.
4. Vai trò quản lý
Như đã đề cập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị chỉ nên có một nhân viên duy nhất là CEO, và nếu mở rộng, có thể là ban giám đốc. Chủ tịch không nên can thiệp vào công việc điều hành, ngoại trừ trường hợp sa thải CEO và tự mình đảm nhận vị trí này. Tuy nhiên, trong các công ty lớn, điều này không được khuyến khích vì nó có thể gây nguy hiểm cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị thường là người có kinh nghiệm, uy tín, và đủ tuổi tác trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, Chủ tịch là người nắm giữ cổ phần lớn nhất trong công ty.
5. Làm việc
Chủ tịch thường chỉ nên làm việc với ba đối tượng chính:
- Đội ngũ giám đốc
- Đối tác, nhà đầu tư
- Ban cố vấn, Ban quản trị
Một số công ty có tình trạng lộn xộn, trong đó Chủ tịch can thiệp vào quyền điều hành của Giám đốc điều hành, dẫn đến những tình huống tệ hại.
Giám đốc Điều hành
Giám đốc Điều hành (CEO - Chief Executive Officer) là người đứng đầu ban điều hành của một công ty, có trách nhiệm quản lý tổng thể các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Vai trò của Giám đốc Điều hành bao gồm:
1. Chịu trách nhiệm pháp lý
Giám đốc Điều hành thường kiêm luôn vai trò đại diện pháp lý của công ty. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiếm khi nào một doanh nghiệp lại để cho một người điều hành mà không có ai khác chịu trách nhiệm.
2. Vai trò lãnh đạo
Trong công ty, Giám đốc Điều hành gần như là người toàn năng nhất. Họ chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề của doanh nghiệp. Do đó, việc tìm kiếm một CEO giỏi là rất khó khăn, và lương của họ cũng thường rất cao. CEO được coi là nhà lãnh đạo chứ không chỉ đơn thuần là nhà quản lý. Khi bạn quản lý tất cả những người quản lý khác và không có ai quản lý cao hơn bạn, bạn chính là lãnh đạo.
3. Quản lý nhân sự
Giám đốc Điều hành quản lý toàn bộ nhân sự của công ty, ngoại trừ ban quản trị. Họ phối hợp với Giám đốc Nhân sự hoặc Trưởng phòng Nhân sự để lập kế hoạch tuyển dụng và phân bổ nhân sự một cách hợp lý và hiệu quả.
4. Đào tạo nhân sự
Là nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, Giám đốc Điều hành cần có khả năng đào tạo cho nhân viên và phối hợp thuê các cố vấn để phát triển năng lực nhân sự. Nếu không, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển.
5. Sử dụng tài nguyên
Giám đốc Điều hành có trách nhiệm phân bổ và sử dụng tất cả tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp một cách hợp lý, nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Chịu trách nhiệm
Giám đốc Điều hành chịu trách nhiệm phát triển doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý, cũng như trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên và cổ đông. Với hàng loạt trách nhiệm nặng nề như vậy, không khó hiểu khi lương của CEO lại cao đến vậy.
Giám đốc Điều hành cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho đội ngũ, giúp công ty phát triển đúng theo kế hoạch và tầm nhìn mà Hội đồng Quản trị đã đề ra.
Thông thường, Giám đốc Điều hành là thành viên của Hội đồng Quản trị và chịu sự giám sát của hội đồng này. Họ thường được xem như là người đứng ở vị trí thứ hai trong cấu trúc quản lý của doanh nghiệp, đóng vai trò là cầu nối giữa quản trị và quản lý. Nếu CEO không hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hội đồng Quản trị nên xem xét việc sa thải và tìm kiếm một CEO mới ngay lập tức, bởi vì một Giám đốc Điều hành kém năng lực có thể dẫn đến nguy cơ phá sản cho công ty.
Các khoá đào tạo đỉnh cao mà các CEO tuyệt đối không nên bỏ qua...
Cố vấn doanh nghiệp
Thông thường những doanh nghiệp nhỏ không có công việc này và cũng cảm thấy nó không quan trọng, vì vậy doanh nghiệp nó mới nhỏ, luẩn quẫn không lối thoát.
Nhưng doanh nghiệp đủ lớn, thì họ cần rất nhiều nhà cố vấn doanh nghiệp hoặc cố vấn trong một dự án cụ thể nào đó.
Người cố vấn doanh nghiệp kiệt xuất có thể làm thay đổi tầm nhìn, thay đổi hoạt động của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển hoặc tránh những rủi ro tiềm ẩn.
Người cố vấn thường thiên về tư duy, quản trị. Không thiên về quản lý, thực thi.
Người làm cố vấn doanh nghiệp phải có kiến thức doanh nghiệp vô cùng rộng lớn, nếu không, sẽ cố vấn sai cho doanh nghiệp, rất nguy hiểm.
Và trong thời đại ngày nay, cố vấn doanh nghiệp còn phải am tường cả công nghệ, vì nếu không, rất khó để cố vấn doanh nghiệp chuyển đổi số và vận hành trên nền tảng số.
Những chức danh khác
Tất cả những chức danh khác của nhân sự trong công ty, đều là quản lý và nhân viên. Không có ai là quản trị cả. Điều này cũng hợp lý, vì đâu thể một công ty mà có quá nhiều định hướng phát triển.
Tuy không phải là "con ngựa đầu đàn" cho công ty, tuy nhiên mỗi cá nhân còn lại đều là một phần của công ty, hãy phát triển bản thân và công ty bằng những khoá học bổ ích dưới đây nhé!