Nhà Giáo dục nổi tiếng - Maria Montessori
- Tiểu sử
Bà Maria Tecla Artemisia Montessori là một bác sĩ, một nhà giáo dục người Ý nổi tiếng với phương pháp sư phạm độc đáo đặt trẻ làm trung tâm, khuyến khích giáo dục -tự lập và hỗ trợ thiên hướng phát triển tự nhiên ấy.
Sinh ngày 31 tháng 08/ 1870 ở thị trấn Chiaravalle, Ý, bà trưởng thành trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Alessandro, cha bà là một kế toán thuộc biên chế nhà nước, và mẹ bà, bà Renilde Stoppani, là một người phụ nữ có học thức và rất đam mê đọc sách.
Gia đình Montessori chuyển đến Rome vào năm 1875, và những năm tiếp theo thiếu nữ nhà Montessori vào học tại trường công của thành phố. Từ năm 1886 đến 1890 bà tiếp tục theo học tại Regio Instituto Tecnico Leonardo da Vinci, bà theo học ngữ văn Ý, toán học, sử học, địa lý, hình học và vẽ mỹ thuật, vật lý, hóa học, Thực vật học, Động vật học, và học thêm hai ngoại ngữ. Bà đạt thành tích tốt, và rất xuất sắc trong các ngành khoa học và toán học. Từ đó bà có ý định của trở thành một kỹ sư vốn là một nguyện vọng khác thường đối với một người nữ ở vị trí của bà thời điểm ấy. Nhưng, vào thời điểm bà tốt nghiệp năm 1890 ở tuổi 20, với bằng vật lý-toán học, bà lại quyết định theo học ngành y, lúc ấy thậm chí còn là một lựa chọn khó khăn hơn, xét đến những quy tắc văn hóa.
Dù cha mẹ cũng như vị hiệu trưởng không ủng hộ, bà vẫn đăng ký vào học Đại học Rome năm 1890 theo ngành khoa học tự nhiên, và hoàn thành các kỳ thi các môn Thực vật, Động vật, vật lý thực nghiệm, nghiên cứu mô, giải phẫu học, hóa đại cương và hóa hữu cơ, và lấy bằng tốt nghiệp năm 1892.
Cuối cùng, dường như giáo hoàng Leo XIII đã ra mặt giúp đỡ bà. Sự giúp đỡ này và tấm bằng về khoa học tự nhiên đã giúp bà vào Khoa Y năm 1892 và trở thành người phụ nữ đầu tiên vào học trường Y ở Ý. Montessori đấu tranh không chỉ vì giới tính, mà còn vì bà quả thực muốn lĩnh hội ngành học này. Bà đã giành được nhiều học bổng trong trường Y, cùng với khoản tiền kiếm được từ việc làm gia sư, số tiền này đã giúp bà trang trải phần lớn cho việc học ngành y.
Những năm ở trường Y không dễ dàng với bà. Bà gặp phải nhiều sự phân biệt giới tính, cọc ghẹo và quấy nhiễu từ các sinh viên thậm chí cả các giáo sư vì giới tính của mình. Sự hiện diện của bà trong giờ giải phẫu tử thi bị cho là không đứng đắn thời ấy, vì thế người ta yêu cầu bà phải thực hành giải phẫu tử thi một mình sau giờ học. Nhưng Bà là một học sinh tận tụy, và vào ngày 10 tháng 07 năm 1896 bà trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý, và với sự xuất sắc này bà nổi tiếng khắp cả nước. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu công tác tại bệnh viện San Giovanni trực thuộc Đại học. Cuối năm ấy bà được mời là đại biểu của Ý tham gia Hội nghị Quốc tế về Nữ quyền ở Berlin, và trong bài phát biểu tại Hội nghị bà đã phát triển một luận văn về cải cách xã hội, tranh luận rằng phụ nữ nên được hưởng chế độ lương bổng bình đẳng như nam giới. Một phóng viên theo tường thuật sự kiện này có hỏi bà bệnh nhân phản ứng thế nào trước một nữ bác sĩ. Bà trả lời, “… trực giác cho họ biết ai quan tâm họ thực sự… Chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có kiểu định kiến chống lại phụ nữ nắm giữ vai trò hữu ích.”
Từ 1896 đến 1901, Montessori làm việc và nghiên cứu các bé chậm phát triển trí tuệ, bệnh tâm thần, hay trở ngại chức năng. Bà cũng bắt đầu chu du, nghiên cứu, diễn thuyết, và xuất bản công trình nghiên cứu, học tập ở nội địa và quốc tế, trở thành nhân vật nổi tiếng về vận động quyền phụ nữ và giáo dục cho các trẻ em trở ngại chức năng tinh thần.
Vào năm 1897 bà xung phong tham gia vào chương trình nghiên cứu ở một cơ sở chữa trị bệnh tâm thần của đại học Rome, và chính ở đây bà được làm việc cùng ông Giusseppe Montesano, và tình cảm giữa hai người đã nảy nở. Họ có một người con trai được sinh ra ngày 31 tháng 03 1898, đây là người con trai duy nhất của bà – tên là Mario Montessori, nhưng ông Giusseppe Montesano và bà không kết hôn và bà tiếp tục làm việc và theo đuổi sự nghiệp. Mối tình lãng mạn của hai người kết thúc sau vài năm khi ông Giuseppe quyết định kết hôn với người khác. Montessori không nuôi dưỡng người con trai của bà những năm đầu đời, cậu Mario được giao cho một gia đình sống ở ngoại ô Rome chăm sóc. Bà thường đến thăm Mario, nhưng cậu Mario vẫn không hay biết bà Maria là mẹ mình mãi cho đến khi cậu lớn. Dù vậy một mối dây liên kết, và những năm sau cậu Mario là cộng sự và cùng chu du với mẹ, kế tục sự nghiệp của bà khi bà qua đời.
Một phần công việc của bà Montessori là đến một trại tâm thần trẻ em ở Rome, tìm bệnh nhân chuyển đến trung tâm để chữa trị. Hoàn cảnh được chăm sóc của những đứa trẻ này rất tồi tệ, chúng được nhốt trong những gian phòng đơn sơ, tối tăm và điều này khiến bà Montessori nhận ra các bé khổ sở muốn có những kích thích về mặt xúc giác và các hoạt động với đôi bàn tay, và sự thiếu thốn cơ sở vật chất góp phần tạo ra chuyện này.
Sau đó bà bắt đầu nghiên cứu và tìm đọc tất cả tài liệu có thể có về vấn đề chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em, đặc biệt là hai công trình của hai nhà giáo dục nổi tiếng,Victor Itard, được biết đến với công trình về ‘cậu bé hoang dã ở Aveyron’, và Edouard Séguin, học trò của Itard. Itard đã phát triển một kỹ thuật giáo dục thông qua các giác quan, về sau được Séguin cố gắng hoàn thiện cho phù hợp với dòng chủ lưu trong giáo dục. Séguin phê bình gay gắt chế độ trường học thời đó, và ủng hộ ý kiến tôn trọng và tìm hiểu riêng mỗi bé. Ông đã phát minh các giáo cụ để giúp phát triển các năng lực tri nhận bằng giác quan và kỹ năng vận động ở trẻ, được Montessori tiếp thu lại và sử dụng dụng trong phương pháp sư phạm của mình. Montessori tiếp tục mở mang hiểu biết về ngành sư phạm bằng cách nghiên cứu các tác phẩm của Rousseau, Pestalozzi và Froebel. Vào năm 1898 Montessori thành danh với công trình về các chứng bệnh tinh thần trẻ em và được mời đến Hội nghị Y Khoa quốc gia ở Turin. Bà tin việc thiếu các hỗ trợ đầy đủ đối với các trẻ chậm phát triển và mắc các chứng rối loạn là nguyên nhân của trạng thái chểnh mảng lơ là của các trẻ. Với bà, tầm nhìn về một tiến bộ xã hội là khả dĩ thông qua các cải thiện về giáo dục và xã hội, và chính quan điểm này đã phát triển và chín muồi trong tư tưởng của Montessori trong suốt cuộc đời bà. Montessori sau đó giữ vai trò là đồng giám đốc của Học Viện Y tế và Sư phạm (Trường Chỉnh Hình Orthophrenic). Trường nhận các trẻ với các rối loạn chức năng. Chính ở đây Montessori chuyển từ vai trò là một bác sĩ sang vai trò một nhà giáo dục. Montessori trải qua hai năm làm việc ở trường Orthophrenic, bà thử nghiệm và cải tiến nhiều giáo cụ đã được Itard và Séguin phát triển và đưa góc nhìn khoa học và phân tích vào công trình của mình, cũng như giảng dạy và quan sát toàn diện trẻ em.
Montessori rời trường Orthophrenic vào năm 1901 và tự mình đào sâu vào nghiên cứu về triết lý giáo dục và nhân học. Bà được bổ nhiệm là giảng viên ở Trường Sư Phạm tại Đại Học Rome và tiếp tục ở vị trí này mãi đến năm 1908.
Năm 1906 Montessori được mời quản nhiệm công tác chăm sóc và giáo dục một nhóm trẻ ở vùng San Lorenzo thuộc Rome. Cha mẹ của các trẻ này có thu nhập nhấp và phải lao động suốt ngày, và các bé phải lang thang suốt cả ngày ở khu nhà không ai chăm sóc. Montessori rất hứng thú muốn áp dụng công trình nghiên cứu và các phương pháp của để giúp trẻ phát triển tinh thần bình thường, và bà được chấp thuận. Tên trường -Casa dei Bambini, hay Ngôi Nhà Trẻ Thơ, được gợi ý cho bà Montessori, và Ngôi Nhà Trẻ Thơ đầu tiên đã mở ra vào ngày 6 tháng 01, năm 1907, thu nhận 50 hay 60 trẻ ở độ tuổi từ hai hoặc ba tuổi đến sáu hoặc bảy tuổi. Một lễ khai giảng nhỏ đã được tổ chức, nhưng không mấy ai kỳ vọng vào dự án. Montessori thì có cảm nhận khác: “Tôi có một cảm giác lạ lùng khiến tôi phải quyết tâm rằng đây chính là mở đầu của một trọng trách mà sau này thế giới sẽ phải nói về nó.”
Bà đã đưa vào nhiều hoạt động và các học liệu khác nhau vào môi trường của trẻ và chỉ giữ lại những thứ nào thu hút trẻ. Bà Montessori nhận ra một điều đó là những trẻ được đặt vào môi trường nơi các hoạt động được thiết kế để hỗ trợ quá trình phát triển tự nhiên của mình có năng lực tự giáo dục bản thân. Sau này bà dẫn ra phát hiện này và gọi là phương thức tự -giáo dục. Năm 1914 bà viết lại, “Tôi không phát minh ra một phương pháp giáo dục, chỉ là tôi đã trao cho trẻ một cơ hội được sống”.
Casa dei Bambini (Ngôi Nhà của Trẻ) rất thành công, đến mùa thu 1908 có năm Ngôi Nhà của Trẻ đi vào hoạt động, bốn ở Rome và một ở Milan. Tin tức về phương thức tiếp cận mới của Montessori được lan truyền rộng rãi, và có nhiều khách tham quan tự đến để xem làm thế nào bà lại đạt được thành công như vậy. Chỉ trong một năm phần lãnh thổ Thụy Sĩ nói tiếng Ý bắt đầu chuyển sang hình thức Ngôi Nhà của Trẻ, và tin tức về phương thức tiếp cận về mặt giáo dục này bắt đầu phổ biến.
Hè năm 1909 Bác sĩ Montessori đã giảng dạy khóa học đầu tiên về phương thức Montessori cho khoảng 100 học viên. Những ghi chú của bà trong giai đoạn này về sau trở thành quyển sách đầu tiên của bà, Phương pháp Montessori, xuất bản vào cùng năm ở Ý.
Công trình của Montessori bắt đầu thu hút các nhà quan sát và khách quốc tế. Công trình của bà được xuất bản rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng, nhanh chóng được phổ biến. Vào cuối năm 1911, phương pháp giáo dục Montessori đã chính thức được áp dụng vào hệ thống trường công ở Ý và Thụy Sĩ, và chuẩn bị triển khai ở Vương Quốc Anh. Vào năm 1912, các trường Montessori đã được mở ở Paris và các thành phố khác ở Tây Âu, có kế hoạch triển khai ở Argentina, Australia, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thụy Sĩ, Syria,Hoa Kỳ, và New Zealand. Các chương trình công lập ở London, Johannesburg, Rome, và Stockholm đã áp dụng phương thức nào vào hệ thống trường học của mình. Các tổ chức Montessori được thành lập ở Hoa Kỳ (Ủy ban Montessori Mỹ) và ở Vương Quốc Anh (Hiệp hội Montessori Vương Quốc Anh).
Vào ngày 20 tháng Mười Hai năm 1912 mẹ bà qua đời ở tuổi 72. Maria chịu tác động sâu sắc từ biến cố này, và những năm sau đó bà đã đưa người con trai 14 tuổi, Mario, đến Rome để sống cùng mình.
Vào năm 1915, bà Montessori dọn đến sống tại Barcelona. Trong 20 năm tiếp theo bà Montessori đã chu du và diễn giảng hầu khắp châu Âu và đào tạo trong nhiều khóa học. Phương thức Montessori đã phát triển mạnh ở Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Vương Quốc Anh, và ở Ý.
Vào năm 1917 bà đã thành lập Giảng Đường -Phòng Thực Hành Sư Phạm ở Barcelona. Người con trai và con dâu của bà cùng tham gia, và bốn đứa cháu đã trải qua những năm vỡ lòng ở đó: hai cháu trai, Mario Jr. và Rolando, và hai cháu gái, Marilena và Renilde. Renilde, cô cháu gái út, là Tổng Thư Ký cho đến năm 2000 và sau là Chủ Tịch (cho đến 2005) của Hiệp Hội Montessori Quốc Tế, tổ chức do bà Maria Montessori vào năm 1929 để tiếp tục công trình của bà.
Nhưng bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, công trình của bà Montessori đứng trước nguy cơ. Vào năm 1933 tất cả trường Montessori ở Đức phải đóng cửa và một hình nộm của bà bị đốt trước một cuộc hỏa thiêu các tác phẩm của bà ở Berlin. Cùng năm đó, sau khi Montessori từ chối hợp tác với Mussolini sáp nhập các trường Montessori ở Ý vào Đoàn Thanh Niên Phát Xít, Mussolini đã cho đóng cửa tất cả. Cuộc nội chiến nổ ra ở Tây Ban Nha đã buộc gia đình bà bỏ lại ngôi nhà ở Barcelona, và cả nhà phải theo tàu sang Anh vào mùa hè năm 1936. Từ Anh cả gia đình tị nạn đi đến Hà Lan để ở lại nhà Ada Pierson, con gái của một chủ ngân hàng người Hà Lan. Mario, lúc này đã xa lánh người vợ đầu, sau đó đã kết hôn với Ada.
Montessori đã tổ chức một khóa đào tạo tại Hiệp Hội Thần Học ở Madras vào năm 1939, và dự định thực hiện một chuyến thỉnh giảng tại nhiều trường đại học khác nhau, và sau đó trở lại châu Âu. Tuy nhiên, khi Ý nhảy vào Đệ Nhi Thế Chiến và theo phe người Đức năm 1940, chính phủ Anh đã quản thúc tất cả người Ý ở Vương Quốc Anh và thuộc địa như kẻ thù quốc gia. Thực tế chỉ một mình Mario Montessori bị giam, trong khi bà Montessori bị quản thúc trong khuôn viên Hiệp Hội Thần Học. Montessori được chăm sóc tốt tại Ấn Độ, khi bà gặp ông Gandhi, Nehru và Tagore. Thỉnh cầu vào ngày mừng thọ 70 tuổi tới chính quyền Ấn Độ— rằng cậu Mario phải được trả tự do và đoàn tụ với bà—được chấp thuận, và hai mẹ con bà đã cùng đào tạo hơn một nghìn giáo viên Ấn Độ. Chuyến đi đến Ấn Độ của hai mẹ con bà kéo dài bảy năm.
Vào năm 1946 hai người trở về Hà Lan với các cháu bà vốn được Ada Pierson chăm sóc trong những năm chiến tranh. Trong sáu năm tiếp theo bà chu du khắp châu Âu và Ấn Độ. Năm 1947 bà Montessori, đã 76 tuổi, đến UNESCO phát biểu về chủ đề ‘Giáo dục và Hòa Bình’. Vào năm 1949 bà là một trong ba người được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Lần gặp công chúng cuối cùng của bà là ở London vào năm 1951 khi bà tham dự Hội nghị Montessori lần chín. Vào ngày 6 tháng 05, năm 1952, tại điền trang của gia đình Pierson ở Hà Lan, bà qua đời trong vòng tay con trai, ông Mario, người tiếp nhận di sản và công trình của bà.
2.1 Ảnh hưởng
Lý thuyết và triết lý giáo dục của Montessori ban đầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi công trình của Jean Marc Gaspard Itard, Édouard Séguin, Friedrich Fröbel và Johann Heinrich Pestalozzi, tất cả đều nhấn mạnh đến việc khám phá giác quan và thao tác. Công trình đầu tiên của Montessori với trẻ em gặp khó khăn trong học tập, tại Trường chỉnh hình năm 1900–1901, sử dụng các phương pháp của Itard và Séguin, huấn luyện trẻ em các hoạt động thể chất như đi bộ và sử dụng thìa, rèn luyện các giác quan của chúng bằng cách tiếp xúc với các điểm tham quan, mùi và trải nghiệm xúc giác, và giới thiệu các chữ cái ở dạng xúc giác . Những hoạt động này được phát triển thành học cụ Montessori "Cảm quan".
2.2 Khoa học sư phạm
Montessori coi công việc của mình ở Trường Chỉnh hình và các nghiên cứu tâm lý sau đó cũng như công việc nghiên cứu của bà ở các trường tiểu học là "khoa học sư phạm", một khái niệm phổ biến trong nghiên cứu giáo dục vào thời điểm đó. Cô ấy kêu gọi không chỉ quan sát và đo lường học sinh mà còn phát triển các phương pháp mới có thể biến đổi chúng. "Giáo dục khoa học, do đó, là thứ, trong khi dựa trên khoa học, đã sửa đổi và cải thiện cá nhân.” Hơn nữa, bản thân giáo dục nên được biến đổi bởi khoa học: "Các phương pháp mới nếu chúng được vận hành theo đường lối khoa học, phải thay đổi hoàn toàn cả trường học và phương pháp của nó, phải tạo ra một hình thức giáo dục mới."
2.3 Casa dei Bambini
Làm việc với những đứa trẻ không khuyết tật ở Casa dei Bambini vào năm 1907, Montessori bắt đầu phát triển phương pháp sư phạm của riêng mình. Các yếu tố cơ bản trong lý thuyết giáo dục của bà xuất hiện từ tác phẩm này, được mô tả trong Phương pháp Montessori năm 1912 và trong Khám phá về đứa trẻ năm 1948. Phương pháp của bà được thành lập dựa trên việc quan sát trẻ em tự do hành động trong một môi trường được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của chúng. nhu cầu. Montessori đi đến kết luận rằng hoạt động tự phát của trẻ trong môi trường này tiết lộ một chương trình phát triển bên trong, và vai trò thích hợp của nhà giáo dục là loại bỏ những trở ngại đối với sự phát triển tự nhiên này và tạo cơ hội để tiến triển và phát triển.
2.4 Định hướng phát triển
Montessori tiếp tục phát triển phương pháp sư phạm và mô hình phát triển con người của mình khi bà mở rộng công việc của mình và mở rộng nó cho đôi tượng trẻ lớn hơn. Bà coi hành vi của con người được hướng dẫn bởi các đặc điểm phổ quát, bẩm sinh trong tâm lý con người mà con trai bà và là cộng tác viên Mario M. Montessori Sr. đã xác định là "khuynh hướng của con người" vào năm 1957. Ngoài ra, bà còn quan sát thấy bốn giai đoạn riêng biệt ở con người. phát triển, kéo dài từ sơ sinh đến sáu tuổi, từ sáu đến mười hai, từ mười hai đến mười tám, và từ mười tám đến hai mươi bốn. Bà nhận thấy những đặc điểm, phương thức học tập và nhu cầu phát triển khác nhau đang hoạt động trong từng gia đoạn này, đồng thời kêu gọi các phương pháp giáo dục cụ thể cho từng thời kỳ. Trong suốt cuộc đời của mình, Montessori đã phát triển các phương pháp và tài liệu sư phạm cho hai cấp độ đầu tiên, từ sơ sinh đến mười hai tuổi, đồng thời viết và giảng về cấp độ thứ ba và thứ tư.
Maria đã tạo ra hơn 4.000 lớp học Montessori trên khắp thế giới và sách của bà đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau để đào tạo các nhà giáo dục mới. Các phương pháp của cô được áp dụng tại hàng trăm trường công lập và tư thục trên khắp nước Mỹ.
- Phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori là triết lý giáo dục được đặt theo tên của người sáng lập là một chuyên gia người Ý trong lĩnh vực triết học, nhân văn học, giáo dục học – bà Maria Montessori. Đây là phương pháp giáo dục giúp thúc đẩy tiềm năng của trẻ thông qua việc tạo ra một môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp với những giáo cụ học tập riêng biệt.
3.1 Các lĩnh vực của phương pháp Montessori
- Lĩnh vực thực hành cuộc sống: Trẻ được học tập những kỹ năng tự phục vụ bản thân (tự ăn, tự uống nước, tự thay quần áo…), chăm sóc môi trường (trồng cây, tưới cây…)
- Lĩnh vực giác quan: Trẻ được học tập với các giáo cụ Montessori để phát triển 5 giác quan (thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác)
- Lĩnh vực ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc sách, kể chuyện, ca hát…
- Lĩnh vực toán học: Trẻ được làm quen với các con số và phép tính đơn giản như cộng trừ nhân chia
- Lĩnh vực văn hóa: Trẻ được học về các môn học lịch sử, địa lý, khoa học, nghệ thuật…
3.2 Học đi đôi với hành
Không giống như các phương pháp dạy học truyền thống với nhiều lý thuyết. Không được thực hành nhiều khiến nhiều trẻ thường bị động. Và gặp khó khăn khi bắt tay vào làm việc gì đó.
Montessori giúp trẻ vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thực tiễn mà bản thân trẻ quan sát được. Giúp trẻ phát huy được tối đa những gì đã học.
Ví dụ: Trẻ được giáo viên dạy các hoạt động bình thường trong cuộc sống và được thực hành trải nghiệm. Ví dụ như rót nước, tháo giày, để giày dép đúng nơi quy định, gấp gọn chăn màn sau khi ngủ dậy, quét nhà, dọn dẹp đồ chơi,…
Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được dạy các kỹ năng cơ bản của xã hội như văn hoá xếp hàng, văn hóa dừng đèn đỏ. Hay làm việc nhỏ, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật,…
3.3. Tự do lựa chọn hoạt động
Nội dung phương pháp giáo dục Montessori chính là rèn cho trẻ tính chủ động trong mọi hoạt động. Trước giờ lên lớp, giáo viên sẽ lên kế hoạch các hoạt động diễn ra, gọi là phương trình Montessori. Trẻ sẽ là người chủ động lựa chọn và làm các việc đó.
Khi trẻ được tự lựa chọn hoạt động, tự lên kế hoạch làm việc sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thích thú, chủ động trong các hoạt động. Điểm mấu chốt của phương pháp giáo dục Montessori là giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, linh hoạt.
3.4 Nội dung phương pháp giáo dục Montessori chú trọng rèn luyện kỹ năng tập trung
Rèn luyện kỹ năng tập trung cho trẻ là mục tiêu của phương pháp Montessori. Đây là kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, phát triển của trẻ. Dạy con theo phương pháp Montessori không làm cho trẻ bị ngắt quãng sự tập trung khi chuyển sang bài học mới.
3.5. Trẻ vừa học, vừa chơi
Dạy con theo phương pháp Montessori, con trẻ sẽ không bị nhồi nhét những kiến thức lý thuyết khô khan. Thay vào đó, nội dung phương pháp giáo dục Montessori chú trọng tới việc tiếp nhận kiến thức. Từ những hoạt động vui chơi của trẻ.
Nội dung học được thực hiện trực quan thông qua các đồ vật thường ngày, giáo cụ thiết kế riêng. Trẻ có thể vừa chơi, vừa học cách nhận biết các chữ số, con vật,…
3.6. Tôn trọng và không áp đặt trẻ
Nội dung phương pháp giáo dục Montessori tiếp theo là tôn trọng quyền tự do của trẻ. Đồng nghĩa với việc trẻ sẽ được tự do lựa chọn các hoạt động mình yêu thích. Phương pháp giáo dục Montessori không ép buộc trẻ phải đi ngược với tư duy, suy nghĩ vốn có của mình.
Ngoài ra, nội dung của phương pháp này cũng giúp trẻ có cơ hội tự do khám phá thế giới theo cách riêng của mình. Từ đó bé có thể phát triển cả về ngôn ngữ hình thể lẫn trí tuệ, cảm xúc.
- Các tác phẩm
- The Child in the Family – Trẻ thơ trong gia đình (NXB Tri Thức, 2012)
- The Secret of Childhood – Bí ẩn Tuổi Thơ (NXB Tri Thức, 2013)
- The Discovery of the Child – Khám phá Trẻ thơ (NXB Tri Thức, 2016)
- From Childhood to Adolescence - Từ tuổi Ấu Thơ đến tuổi Thanh Thiếu niên (VMEF & Đại học Hoa Sen, 2016)
- Education for a New World - Giáo dục vì một Thế Giới Mới (VMEF & NXB Tri Thức, 2016)
- Education and Peace - Giáo dục và Hòa bình ( VMEF & Domino Books, 2018)
- The 1946 London Lectures - Montessori giảng khóa London, 1946 (VMEF, 2020)
- The Absorbent Mind - Tâm Trí Thấm Hút (VMEF & Thái Hà Books &NXB Thế giới, xuất bản 2022)
- The Formation of Man - Hình thành Con Người (VMEF, 2021)
- To Educate the Human Potential - Giáo dục tiềm năng con người (VMEF, 2021) 11. What You should know About Your Child - Cần biết gì về đứa trẻ của bạn (VMEF, 2021)
- The Child, Society and the World
- Education for Human Development
- The Advanced Montessori Method (tập 1 & 2) (VMEF sẽ xuất bản)
- The California Lectures of Maria Montessori
- Psychogeometry
- Psychoarithmetic
- Basic ideas of Montessori's Educational Theory
- The Montessori Approach to Music (VMEF sẽ xuất bản)
- Citizen of the World (VMEF sẽ xuất bản)
Nguồn: Tổng hợp từ ICP, wiki, Chilux