Lý Do Cùng Một Loại Trà Mà Bạn Có Thể Cảm Nhận Hương Vị Khác Nhau
Trà là một loại thức uống chương vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà là gì?
Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long...
Trà là loại nước uống thứ 2 được ưa thích nhất thế giới, nước là thức uống phổ biến số 1. Tất cả các loại trà được sản xuẩt từ một loại cây trà (Cemellia Senensis), sống trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Trà có thể được tạo ra từ búp trà, lá trà... tùy vào phương pháp sản xuất khác nhau, các mức độ oxy hóa khác nhau mà có thể tạo được ra nhiều hương vị khác nhau. Trà thường trồng trà thành luống và liên tục chặt để cây chỉ cao ngang bụng, thuận tiện cho việc hái búp và tăng năng suất.
Tại sao cùng một loại trà mà bạn lại cảm nhận được hương vị khác nhau?
Tuy cùng một loại trà, nhưng có nhiều lúc bạn uống lại không thấy hương vị trà giống lần trước mình pha, mỗi lần là một hương vị khác.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận hương vị của một loại trà và tại sao nó có thể thay đổi qua các lần nếm khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
Ảnh hưởng bởi số lượng trà
Mặc dù cùng sử dụng một loại trà giống nhau, như trà ô long, có thể tạo ra những trải nghiệm hương vị khác nhau dựa trên số lượng trà sử dụng trong quá trình hãm trà. Ví dụ, nếu chúng ta đã ủ 7g trà trong lần 1, và lần pha sau sẽ tăng lên thành 8g hoặc 9g, thì hương vị chắc chắn sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội nếm được hương vị yêu thích trong các lần pha trà. Dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của trà, nhưng nếu hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh để đạt được hương vị mà mình mong muốn.
Hãy cứ tận hưởng những tách trà một cách thư thái, thoải mái. Bằng cách này, mỗi lần thưởng thức trà trở thành một trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời.
Ảnh hưởng bởi tâm trạng
Tâm trạng của chúng ta cũng có vai trò quan trọng khi thưởng thức trà. Khi ta không coi trọng việc thưởng trà, quá trình pha trà có thể bị gặp khó khăn; khi tâm trạng buồn bã, cách ta pha trà cũng loa qua và có thể dẫn đến việc bỏ qua tinh thần của trà.
Vậy nên, tâm trạng lúc uống trà khác nhau cũng sẽ dẫn đến cách chúng ta đánh giá và cảm nhận hương vị của trà khác nhau. Nó tương tự như khi chúng ta ăn thức ăn ngon trong tâm trạng không tốt, thì chúng ta sẽ không thể thấy món ăn đó ngon được. Do đó, khi thưởng thức trà với tâm trạng thư thái, thư giãn và lạc quan bạn sẽ cảm nhận hương vị trà sâu sắc hơn. Còn uống trà với tâm trạng rối bời và chán nản, hương vị trà sẽ kém ngon hơn nhiều.
Ảnh hưởng bởi sức khỏe người uống trà
Sự tác động từ trạng thái tâm lý và sức khỏe đôi khi có thể làm thay đổi cảm nhận về hương vị trà. Khi chúng ta đang ốm, sau khi hút thuốc, hay sau bữa ăn, sự nhạy cảm của vị giác và mùi hương của chúng ta có thể không hoạt động tốt. Do đó, ngay cả khi trà không thay đổi, chúng ta có thể cảm nhận sự thay đổi trong hương vị của nó.
Ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường
Ngay cả khi áp dụng cùng một phương pháp bảo quản trà, thì quá trình lưu trữ trà có thể bị chịu ảnh hưởng đáng kể từ thời tiết.
Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, trà có thể thay đổi cấu trúc của mình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị.
Đối với các loại trà như trà xanh và Thiết Quan Âm, tủ lạnh được coi là môi trường lưu trữ lý tưởng.
Ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ nước pha, chất lượng nước và thời gian hãm trà
Chất lượng nước dùng để pha trà, nhiệt độ nước, và thời gian hãm trà là vô cùng quan trọng để tạo ra một ấm trà tuyệt vời. 3 yếu tố này đồng loạt ảnh hưởng đến màu sắc, mùi hương, và vị của trà.
Cho dù là cùng một loại trà, sự thay đổi trong thời gian hãm trà cũng có thể tạo ra những hương vị khác nhau. Thời gian hãm kéo dài sẽ làm cho chất trà trở nên đậm hơn, đặc hơn và ngược lại, nếu bạn hãm trà trong thời gian ngắn hơn sẽ tạo ra hương vị nhẹ nhàng hơn, dễ uống hơn ( nếu bạn là người thích uống trà nhạt). Ngay cả vài giây cũng có thể mang đến những sự biến đổi độc đáo về hương vị.
Mỗi loại trà như trà đen, trà oolong, bạch trà, lục trà... đều có nhiệt độ hãm trà khác nhau. Thông thường, màu lá trà càng đậm thì khi pha cần nhiệt độ nước càng cao để hãm trà.
• Bạch trà: Nhiệt độ ủ trà khoảng 65–70°C
• Lục trà ( trà xanh): Nhiệt độ ủ trà khoảng 80–85°C
• Trà oolong: Nhiệt độ ủ trà khoảng 85-90oC
• Trà đen: Nhiệt độ ủ trà khoảng 85–95°C
• Trà pha (pha 2 loại trà cùng nhau hay nhiều loại trà): Nhiệt độ ủ trà khoảng 100°C..
Ảnh hưởng bởi tính cách người thưởng trà
Hương vị của cùng một loại trà có thể thay đổi tùy thuộc vào người chuẩn bị trà. Những người không quan trọng về cách thức pha trà, có thể pha trà một cách nhanh gọn, không cầu kỳ và không cẩn thận, trong khi những người thật sự đam mê về trà, thường pha trà một cách cẩn thận, cầu kỳ và làm từng bước. Do đó, hương vị trà sẽ phản ánh đặc trưng cá nhân của người pha trà.
Quan trọng nhất là không có cách pha trà nào đúng hay sai, bởi vì hương vị của trà nên là trải nghiệm theo sở thích cá nhân và tự do sáng tạo. Nên chỉ cần bạn thấy thích và ngon là được rồi.
Mẹo giúp pha trà ngon, đậm đà
Để pha trà ngon, đậm đà, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
- Chọn nước tinh khiết, không có tạp chất, clo hay mùi mạnh. Có thể dùng nước suối nước đóng chai, nhưng không dùng nước khoáng hoặc nước máy
- Chọn ấm trà vừa phải, ấm trà Tử Sa, ấm thủy tinh hoặc sứ
- Để giảm độ nóng của nước bạn có thể đun sôi nước, sau đó để 3- 5 phút nước sẽ giảm nhiệt xuống còn khoảng 83°C ( tùy dòng trà mà điều chỉnh cho phù hợp)
- Trà mỏng, nhỏ thì pha nhiệt độ thấp hơn, còn trà sợi dày, lớn thì pha ở nhiệt độ cao hơn
- Nếu bạn thích uống trà đậm thì nên tăng số lượng trà chứ không phải hãm trà thiệt lâu để trà đậm nhé
- Chưa có công thức chính xác về thời gian hãm trà, lượng trà cũng như nhiệt độ nước, do đó bạn có thể ước chừng theo khẩu vị của mình cho phù hợp.