Nước Gạo Lứt Có Giúp Giải Độc Gan Không?
Gạo lứt là một loại gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, và được rất nhiều người tin dùng.
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các loại và nguyên tố vi lượng. Gạo lứt có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chống oxy hóa, bảo vệ gan, giảm cân, tăng cường sức đề kháng...
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt là một loại gạo mặc dù so với gạo trắng lượng carbs và calo gần bằng nhau, nhưng xét về giá trị dinh dưỡng thì gạo lứt tốt hơn so với gạo trắng thông thường.
1 chén gạo lứt chứa:
- Năng lượng: 216calo
- Carbohydarate: 44g
- Chất xơ: 1,8g
- Protein: 5g
- Vitamin B1: 12% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
- Vitamin B3: 15% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
- Sắt: 5% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
- Magie: 21% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
- Phốt pho: 16% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
- Kẽm: 8% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
- Mangan: 88% khẩu phần ăn khuyến nghị hàng ngày
Gạo lứt không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng mà còn là một loại thực phẩm có nhiều ưu điểm cho sức khỏe. Đây là một thực phẩm bổ sung các chất như vitamin B2, vitamin B9, kali, và canxi. Hơn nữa, gạo lứt chứa những chất chống oxy hóa như phenol và flavonoid giúp bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng oxy hóa, một yếu tố gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, lớp cám gạo lứt không chỉ là nguồn tinh dầu quan trọng mà còn có tác dụng đặc biệt trong việc điều hòa huyết áp và giảm cholesterol trong máu. Điều này làm cho gạo lứt trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người có vấn đề về tim mạch và muốn thanh nhiệt giải độc gan. Gạo lứt không chỉ là thực phẩm ngon mà còn là một cách tốt để duy trì sức khỏe toàn diện.
Nước gạo lứt có giúp giải độc gan không?
Gạo lứt mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe trong đó có gan, đây cũng là loại gạo có lợi cho người bị gan.
Bảo vệ sức khỏe gan
Gạo lứt không chỉ giúp thanh nhiệt, mát gan, mà trong gạo lứt còn có tocotrienol, gamma oryzanol và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ gan, phục hồi tế bào gan bị hư hại, và ngăn ngừa xơ gan.
Nếu uống trà gạo lứt thường xuyên, bạn còn có thể giảm táo bón, không bị mất nước khi tiêu chảy, và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Hơn nữa, uống trà gạo lứt còn làm bạn cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo, không còn uể oải hay mệt mỏi, người cao tuổi cũng ít bị mệt mỏi.
Giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan
Gạo lứt chứa các chất như inositol, phospholipid, vitamin B, đây là những thành phần có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
Một nghiên cứu của BS.Renee Welhouse (Hoa Kỳ) đã cho những bệnh nhân gan uống nước gạo lứt rang. Sau khi phân tích máu, bác sĩ thấy những người uống gạo lứt có máu sạch, hồng cầu tròn, huyết thanh trong hơn. Kết quả này cho thấy, gạo lứt hỗ trợ gan đào thải độc tố và ký sinh trùng trong máu một cách hiệu quả.
Cách làm nước gạo lứt giúp giải độc gan, giải nhiệt
Bạn có thể làm nước gạo lứt theo cách sau:
Cách làm nước gạo lứt rang
Cách rang gạo lứt
- Bạn lấy một lượng gạo lứt vừa đủ cho vào chảo
- Bật bếp và rang đều tay trên lửa nhỏ
- Khi hạt gạo lứt chuyển sang màu đỏ đậm và bay mùi thơm thì tắt bếp
- Bạn chờ cho gạo lứt nguội hẳn thì cho gạo vào hủ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản.
Cách nấu nước gạo lứt
- Gạo lứt đã rang thì bạn lấy khoảng 200g chao vào nồi
- Đổ khoảng 3 lít nước lọc vào cùng, bật bếp
- Đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ đun thêm 15 phút rồi cho 1 tí xíu muối vào cùng
- Khi gạo đã chín mềm thì tắt bếp
- Bạn dùng rây sạch, lọc lấy phần nước để riêng cho vào bình nước sạch
- Dùng để uống dần trong ngày, một nồi nước vậy bạn chỉ nên sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm hay uống nhiều ngày.
Ngoài ra, bạn có thể nấu nước gạo rang bằng cách sau:
- Cho 50g gạo lứt rang vào trong phích
- Thêm nước sôi vào và đậy kín khoảng 2 tiếng
- Sau đó bạn chỉ cần rót uống phần nước là được.
Lưu ý:
Người hay bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng thì nên cẩn trọng khi dùng.
Cách uống nước gạo lứt tốt nhất
Nước gạo lứt bạn nấu và dùng hết trong ngày như uống nước bình thường, bạn có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, khi bạn thất khát.
Nếu bạn có thói quen thích uống nước nóng thì cũng có thể cho nước gạo lứt vào ấm hay bình giữ nhiệt. Ngoài ra, phần gạo bạn không nên đổ bỏ, thay vào đó có thể dùng làm cháo, món này cũng có lợi cho người bị khó tiêu, đầy bụng.
Nước gạo lứt và atiso
Nguyên liệu
Để làm thức uống gạo lứt và atiso tốt cho gan bạn cần những nguyên liệu sau:
- Gạo lứt 100g
- Nước 2 lít
- Hoa atiso 1 cái.
Các bước thực hiện
- Bông atiso bạn mang đi rửa sạch với nước, sau đó dùng dao cắt 4 phần
- Cho gạo lứt vào chảo, rang đến khi gạo thơm là được
- Cho 2 lít nước lọc vào nồi, đun sôi, sau đó cho bông atiso và gạo lứt rang vào cùng
- Đun nhỏ lửa đến khi nước còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp
- Lọc lấy phần nước để riêng
- Thưởng thức hoặc có thể cho thêm 1 tí đường phèn để tăng hương vị.
Cảm nhận sau khi sử dụng nước gạo lứt của một số người
Sau một thời gian sử dụng nước gạo lứt nhiều người đã cảm nhận được:
- Người khỏe khoắn hơn, không bị mệt mỏi, ban đêm hay khi thức dậy thấy tỉnh táo
- Sau 4 tuần uống thì da dẻ sáng hơn, không bị khô như trước
- Khi dùng 3 - 4 tuần các vấn đề nóng trong, lở miệng cũng sẽ được cải thiện.
Lưu ý khi dùng gạo lứt giải độc gan
Mặc dù gạo lứt có lợi và giúp giải độc gan, tuy nhiên nó chỉ mang tính hỗ trợ, người dùng cần kết hợp với việc ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể thao để nâng cao sức khỏe và bảo vệ gan.
- Ăn nhiều thực phẩm có lợi cho gan bao gồm rau xanh, hoa quả...
- Không dùng đồ uống có cồn
- Tránh ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Tập thể dục mỗi ngày...
Những người không nên dùng gạo lứt như:
- Những người bị dị ứng với gạo lứt
- Phụ nữ sau khi sinh
- Những người gầy, yếu, mới ốm dậy
- Người hệ miễn dịch kém
- Người già và trẻ em
- Những người thiếu hụt canxi, sắt
- Những người có vấn đề về tiêu hóa
Tóm lại, gạo lứt là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó không phù hợp với mọi người. Nếu bạn không chắc chắn liệu gạo lứt có phù hợp với sức khỏe của bạn hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.