
Uống Trà Có Tốt Không? Top 10 Tác Dụng Của Một Ly Trà
Trà là thức uống lành mạnh, việc uống trà không chỉ giúp bạn bổ sung nước, mà còn mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Bài viết này 1Shop.vn sẽ cùng bạn khám phá những lợi ích của một lý trà.
Uống trà có tốt không? Top 10 tác dụng của một ly trà
Theo khảo sát trên nhóm người sống thọ trăm tuổi tại Nhật cho thấy, có khoảng 80% có thói quen tiêu thụ trà, trong đó 40% trong số họ thừa nhận mình đặc biệt yêu thích thức uống này ( họ xem mình là người nghiện trà).
Dưới đây là những tác dụng của trà:
Giảm nguy cơ bị bệnh Parkinson

Một cuộc khảo sát kéo dài 12 năm tại đại học quốc gia Singapore, được tiến hành trên 63.000 người gốc Hoa (các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 45-75 tuổi) cho thấy, những người thường xuyên uống trà đen có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 71%. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để xác nhận lợi ích này.
Tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ giảm cân
Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu tại đại học Showa (Nhật Bản) thì họ đã dùng 10 000 escherichia coli 0- 157 có độc tính mạnh pha cùng 1ml dung dịch trà polyphenol pha loãng bằng 1/20 trà thông thường. Các vi khuẩn đã bị tiêu diệt hết chỉ sau 5 tiếng. Kết quả này cũng có thấy tiềm năng của tinh chất trà trong việc loại bỏ và tiêu diệt virus, nhờ thế nó có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, mỗi ngày dùng 8- 10g trà, uống trong khoảng 12 tuần thì lượng mỡ trong cơ thể đã giảm đi 1kg. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng trà này không dành cho hầu hết mọi người, đặc biệt việc giảm cân này còn cần phải tùy vào thực đơn ăn uống nữa.
Thư giãn tâm trạng

Uống trà mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Axit amin trong trà góp phần kích thích sản sinh dopamine – hoạt chất tạo nên cảm giác vui vẻ. Nhờ vậy khi bạn thưởng trà, bạn cũng thấy thoải mái hơn, tâm trạng cũng được cải thiện đi.
Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường
Theo các nhà nghiên cứu ở đại học y dược Toyama ( ở Nhật Bản), họ nhận thấy nhóm 1.300 bệnh nhân bị đái tháo đường tiêu thụ trà pha trong nước sôi để nguội trong nửa năm 82% các biểu hiện của bệnh tiểu đường đã có dấu hiệu giảm đi đáng kể.
Tăng cường hệ miễn dịch

Theo nghiên cứu từ viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc, những chú chuột được bổ sung chiết xuất trà hoặc chế độ ăn có trà cho thấy các chỉ số sinh tồn của chúng tăng đáng kể so với nhóm không dùng trà.
Hỗ trợ sức khỏe mắt
Trong số các bệnh nhân đục thủy tinh thể tại Nhật Bản, chỉ 28,6% có thói quen thưởng thức trà, trong khi 71,4% không uống. Điều này cho thấy trà có thể đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe mắt, cũng như giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
Chống lão hóa hiệu quả

Theo kiểm nghiệm của các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản chỉ ra rằng, polyphenol trong trà là một chất chống oxy vượt trội, chất này có khả năng chống oxy hóa gấp 18 lần so với vitamin E. Thưởng thức trà không chỉ giúp bạn tăng tuổi thọ một cách tự nhiên mà còn làm trì hoãn trình lão hóa, giữ gìn sự trẻ trung.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu dịch tễ học tại Nhật Bản chỉ ra rằng, việc mỗi ngày tiêu thụ 10 tách trà nhỏ có thể giúp giảm 42% khả năng bị bệnh tim mạch ở đàn ông so với những người uống ít hơn 3 tách/ ngày. Trong khi đó, tỷ lệ ở nữ giới là 18% ở nữ giới. Tuy nhiên, lượng trà này không phù hợp với tất cả mọi người.
Giàu chất chống oxy hóa
Theo thử nghiệm, thì trong 300ml trà ( tương đương 1 tách) có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, nó có thể tương đương:
- 1.5 chai rượu vang đỏ
- 12 chai rượu vang trắng
- 7 cốc nước cam tươi
- 12 ly bia
- 5 củ hành tây
- 4 quả táo
Các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào, đồng thời còn giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý, như tiểu đường, tim mạch.
Những điều cần tránh khi uống trà
Để thưởng thức trà một cách an toàn và tận dụng tối đa lợi ích, bạn nên lưu ý một số điều cần tránh sau:
Uống trà khi bụng đói
Uống trà lúc bụng rỗng có thể kích thích dạ dày, gây cảm giác cồn cào, khó chịu, thậm chí việc dùng trà lúc đói còn làm tăng axit dạ dày, nếu những ai đang có vấn đề về dạ dày sẵn thì nó có thể làm các tình trạng đó nặng hơn.
Hơn nữa trà chứa tannin, có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt và các dưỡng chất khác từ thực phẩm. Nếu bạn muốn uống tà thì cũng cần chờ khoảng 2- 3 tiếng sau bữa ăn rồi mới uống.
Uống quá nhiều trà trong ngày
Tuy trà là thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trà, đặc biệt là các loại chứa nhiều caffeine, có thể dẫn đến mất ngủ, tim đập nhanh, bồn chồn.... Hãy giới hạn lượng trà trong ngày, tránh uống trên 4- 5 tách/ ngày. Liều lượng trà uống trong ngày còn tùy vào tình trạng sức khỏe và sở thích của mỗi người.
Uống trà quá nóng
Mỗi loại trà sẽ cần nhiệt độ và thời gian hãm trà khác nhau, tuy nhiên, bạn không được uống trà quá nóng, vì nó có thể làm niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày bị tổn thương, cũng như có thể ảnh hưởng răng miệng, vậy nên, hãy chờ cho trà bớt nóng, bạn có thể uống trà ấm hoặc trà lạnh tùy sở thích.
Uống trà để qua đêm
Trà khi pha xong không uống hết mà để quá lâu ở bên ngoài, đặc biệt qua đêm, thì trà dễ bị oxy hóa, mất đi hương vị vốn có cũng như làm hao hụt dưỡng chất, quá trình này cũng có thể sinh ra vi khuẩn, gây hại cho hệ tiêu hóa. Để tránh điều này, bạn nên pha trà đủ lượng sử dụng trong ngày, khi pha xong thì nên dùng ngay.
Kết hợp trà với thuốc
Các hợp chất trong trà, như polyphenol hoặc tannin, có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc xấu hơn thì nó có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Khi bạn uống thuốc thì nên uống bằng nước lọc. Còn nếu đang dùng thuốc trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước muốn khi uống trà để đảm bảo an toàn.
Uống trà trước khi đi ngủ
Caffeine trong trà có thể gây khó ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ. Nên vào buổi tối hay trước khi đi ngủ bạn không nên tiêu thụ trà, đặc biệt là những ai nhạy cảm với caffein.
Cũng nên lưu ý, để tăng lợi ích khi dùng trà thì bạn không nên thêm bất cứ chất tạo ngọt nào như đường, sữa... thay vào đó chỉ dùng nước sôi pha trà và dùng trực tiếp, có thể thêm các loại thảo mộc như quế, chanh... tùy vào loại trà.