Ăn Hạt Mít Mọc Mầm - Nên Hay Không Nên?
Hạt mít khi chúng ta bổ ra đôi khi sẽ thấy nó đã mọc mầm từ bên trong, liệu hạt mít mọc mầm có ăn được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Lý do hạt mít mọc mầm
Hiện tượng hạt mít tự mọc mầm khi vẫn còn trong múi của quả mít, mặc dù không được ươm nhưng vẫn nảy mầm, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số loài thực vật do đột biến gen nên có thể mọc mầm, trong khi những loài khác lại phản ứng với sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm.
Đối với mít, hạt thường nảy mầm từ bên trong những quả đã chín quá lâu. Khi mít chín, hạt trở nên già cỗi và múi mít tiết ra nhiều nước, làm tăng độ ẩm bên trong quả. Đây là môi trường lý tưởng để hạt bắt đầu nảy mầm. Do đó, hiện tượng này có thể là do trái mít chín mà bạn không phát hiện để hái sớm, nên làm xảy ra hiện tượng này.
Ăn hạt mít mọc mầm có tốt không?
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng không nên ăn hạt mít đã mọc mầm trong quả. Thực tế, chưa phát hiện tình trạng nào người ăn hạt mít bị mọc mầm bị ngộ độc thực phẩm. Vẫn có người sử dụng nó để chế biến như luộc, rang hạt mọc mầm cùng với hạt mít bình thường. Có thể hạt mít mọc mầm trong quả vẫn ăn được.
Nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào xác nhận ăn mít mọc mầm trong quả hay cách ăn này hoàn toàn vô hại.
Ăn hạt mít đã mọc mầm, nên hay không nên?
Mặc dù chưa có xác nhận nào về việc ăn hạt mít nảy mầm trong quả có hại cho sức khỏe cả, nhưng không khuyến khích bạn ăn hạt mít nảy mầm do 2 yếu tốt sau:
Nguy cơ sinh ra chất lạ hoặc độc tố
Khi hạt mít nảy mầm có thể hinh thành các chất lạ hoặc độc tố vì những dưỡng chất trong nó bị biến đổi. Nghiên cứu chung về nhiều loại rau củ quả mọc mầm cho rằng, khi chúng mọc mầm việc tiêu thụ chúng có thể gây ra nhiễm độc và tổn thương gan. Có thể bị đau bụng, nôn mửa, đau đầu, trong khi có những trường hợp nguy hiểm hơn như gây suy hô hấp, tử vong.
Dưỡng chất và hương vị đã bị ảnh hưởng
Quá trình nảy mầm hạt mít đã làm thay đổi một số dưỡng chất vốn có ở bên trong hạt mít. Không những vậy, những hạt mít nảy mầm không còn ngon, bùi béo như các hạt mít bình thường, bạn sẽ thấy nó bị sượng và mùi vị khác hẳn. Những thành phần dinh dưỡng của hạt mít cũng bị giảm hay bị ảnh hưởng do quá trình nảy mầm này, làm giảm khả năng hấp thụ.
Nên việc ăn hạt mít nảy mầm vừa kém hương vị lại hao hụt dưỡng chất.
Mặc dù hạt mít mọc mầm có thể ăn được, nhưng nên thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn, hãy ngừng ngay và tìm đến sự giúp đỡ y tế.
Hạt mít mọc mầm không dành cho ai?
Một số người nên tránh ăn hạt mít mọc mầm để đảm bảo sức khỏe:
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Hạt mít mọc mầm có thể khiến những người đang bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém làm cho tình trạng này nặng hơn
- Người bị dị ứng: Nếu bạn dị ứng với mít hay có tiền sử dị ứng với thực phẩm, tốt nhất nên tránh ăn hạt mít mọc mầm.
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc ăn hạt mít mọc mầm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn. Tóm lại dù bạn khỏe mạnh thì cũng nên ưu tiên ăn hạt mít bình thường, để đảm bảo hương vị và an toàn cho sức khỏe.
Những câu hỏi thường gặp về hạt mít
Hạt mít có thể chế biến nhiều món ngon như hạt mít luộc, rang,... nhưng vẫn có nhiều câu hỏi về nó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1 hạt mít bao nhiêu calo?
Một hạt mít thông thường nặng khoảng 28 - 30g chứa từ 53 - 57 calo. Nếu bạn ăn 10 hạt mít sẽ cung cấp khoảng 530 - 570 calo - đây là lượng calo lớn. Dựa vào cách tính này, bạn có thể điều chỉnh lượng hạt mít ăn sao cho phù hợp với nhu cầu calo hàng ngày.
Ăn nhiều hạt mít có tốt không?
Hạt mít mọc mầm có ăn được không vẫn cần thêm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, ăn nhiều hạt mít mọc mầm hoặc hạt mít bình thường có thể gây hại cho sức khỏe. Việc lạm dụng ăn quá nhiều hạt mít có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu và xì hơi nặng mùi. Hạt mít cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm, thuốc kháng đông và thuốc chống kết dính tiểu cầu. Do đó, bạn chỉ nên ăn một lượng hạt mít nhỏ.
Ăn hạt mít có béo không?
Hạt mít chứa khoảng 40% tinh bột. Ăn 4 - 5 hạt mít mỗi ngày, tương đương dưới 300 calo, không ảnh hưởng đến cân nặng nếu bạn đã cân bằng lượng calo trong ngày. Cụ thể, một người trưởng thành cần khoảng 2 000 calo/ ngày, khoảng 667 calo/ bữa ăn, nếu bạn đã ăn khoảng 4-5 hạt mít thì bạn cần cắt giảm lượng calo hoặc tăng cường tập thể dục để tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hạt mít thường xuyên, bạn có thể tăng cân. Để tiêu hao calo từ 3 hạt mít, bạn cần chạy bộ 30 phút hoặc nhảy dây 15 phút.
Ăn hạt mít có giúp giảm cân không?
Trong 5 hạt mít luộc có khoảng 2.5g chất xơ và 55g carbs. Hai thành phần này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế thèm ăn và dễ dàng kiểm soát lượng calo tiêu thụ. Chất xơ cũng giúp đốt cháy và giải phóng chất béo, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Hạt mít có thể giúp giảm cân nhưng bạn cần ăn vừa phải, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu hạt mít?
Mỗi ngày bạn có thể ăn từ 3-6 hạt mít, cũng có thể ăn 10 hạt mít nếu bạn biết cách kết hợp với các thực phẩm khác cũng như kiểm soát calo và tăng cường rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá 10 hạt mít/ ngày, nếu hạt mít mọc mầm thì bạn tốt nhất nên tránh sử dụng, còn nếu muốn thử cũng chỉ nên ăn 1-2 hạt.
Nên chọn hạt mít đầy đặn, chắc, nguyên vẹn, không mọc mầm để sử dụng, có thể chế biến nhiều món hạt mít như rang, luộc,...