Hỏi Đáp Về Việc Hỗ Trợ Đào Tạo Nghề Cho Bộ Đội Xuất Ngũ
Khi xuất ngũ, bộ đội sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định theo chính sách của nhà nước. Vậy Theo quy định Bộ đội xuất ngũ được hưởng những quyền lợi gì? Pháp luật quy định Chế độ học nghề cho bộ đội xuất ngũ 2023 như thế nào? Bộ đội xuất ngũ cần đáp ứng điều kiện gì để được hỗ trợ đào tạo nghề? Bộ đội xuất ngũ cần đáp ứng điều kiện gì để được hỗ trợ đào tạo nghề? Bộ đội xuất ngũ 2023 có được được hỗ trợ đào tạo nghề không? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Khái niệm xuất ngũ là gì?
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định : “Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển”. Thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân đến một khoảng thời gian nhất định sẽ được xuất ngũ hoặc với lý do chính đáng theo quy định pháp luật sẽ được xuất ngũ trước thời hạn.
Bộ đội xuất ngũ được hưởng những quyền lợi gì?
Để trả lời câu hỏi Chế độ học nghề cho bộ đội xuất ngũ 2023 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những quyền lợi mà bộ đội xuất ngũ được hưởng. Theo đó, Công dân khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định, có đủ điều kiện xuất ngũ theo Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng những quyền lợi sau:
Một là, được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
Hai là trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
Ba là được trợ cấp tạo việc làm;
Bốn là trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
Năm là trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
Sáu là được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
Bảy là đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật Nghĩa vụ quân sự, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Bộ đội xuất ngũ cần đáp ứng điều kiện gì để được hỗ trợ đào tạo nghề?
Để trả lời câu hỏi Chế độ học nghề cho bộ đội xuất ngũ 2023 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an (sau đây gọi là bộ đội xuất ngũ) được hỗ trợ học nghề nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an (Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP).
Bộ đội xuất ngũ có được được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.”
Như vậy, nếu trước khi xuất ngũ bạn đăng ký học nghề trình độ sơ cấp thì Bộ quốc phòng sẽ cấp cho bạn 01 thẻ học nghề có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, nếu bộ đội xuất ngũ 2019 mà quá thời hạn 12 tháng không đăng ký học nghề thì sẽ không được hỗ trợ khi học nghề trình độ sơ cấp theo quy định.
Chế độ học nghề cho bộ đội xuất ngũ như thế nào?
Như đã trình bày ở nội dung trên, nếu bộ đội xuất ngũ 2023 mà quá thời hạn 12 tháng không đăng ký học nghề thì sẽ không được hỗ trợ khi học nghề trình độ sơ cấp theo quy định. Nếu đăng ký học nghề trong thời gian quy định thì Chế độ học nghề cho bộ đội xuất ngũ 2023 như sau:
- Bộ đội xuất ngũ tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
+ Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
+ Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Bộ đội xuất ngũ tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp. Mức hỗ trợ trong trường hợp này như sau:
+ Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;
+ Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại:
Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;
Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên;
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên
Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
+ Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.
+ Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.
Mục hỏi đáp và tư vấn
Cơ sở pháp lý về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Nội dung tư vấn về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Cụ thể bạn muốn biết về mức hỗ trợ đào tạo nghề sửa chữa xe ô tô. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Đối tượng nào được hỗ trợ đào tạo nghề
Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về các đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề bao gồm: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề.
Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề được quy định cụ thể tại điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 15. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ là bao nhiêu?
Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:
1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp bạn tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì bạn được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp. Bạn lưu ý là mức lương cơ sở ở mỗi thời điểm là khác nhau.
Điểm a, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP chỉ rõ:
- Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
- Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.
Đối chiếu trường hợp của bạn, đầu tiên bạn phải xem thời điểm đào tạo nghề của bạn để xác định giá trị tối đa của thẻ đào tạo nghề. Sau đó, bạn kiểm tra xem tổng chi phí hỗ trợ đào tạo có vượt quá giá trị tối đa của Thẻ hay không? Nếu vượt quá bạn mới phải tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Câu hỏi thường gặp
Bộ đội xuất ngũ có được hưởng trợ cấp đào tạo việc làm không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Quy định về chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi bộ đội xuất ngũ như thế nào?
Căn tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ như sau:
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Bộ đội xuất ngũ 3 năm khi học nghề có được hỗ trợ không?
Theo quy định, nếu trước khi xuất ngũ bạn đăng ký học nghề trình độ sơ cấp thì Bộ quốc phòng sẽ cấp cho bạn 01 thẻ học nghề có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp. Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã xuất ngũ 03 năm nên bạn sẽ không được hỗ trợ khi học nghề trình độ sơ cấp theo quy định.
Các chương trình học nghề dành cho bộ đội xuất ngũ
Sau khi rời khỏi quân ngũ, một trong những điều băn khoăn nhất của đa số chiến sĩ là lựa chọn học nghề. Học nghề nào, học ở đâu để có thể tìm được việc làm sau khi học xong khi mà hàng nghìn sinh viên ra trường còn đang lao vào cảnh thất nghiệp.
Học nghề gì để nhanh có việc làm
Thứ nhất, bộ đội xuất ngũ là một trong những ứng viên mà các đơn vị tuyển dụng ưu tiên nhất. Quá trình rèn luyện trong quân đội không những rèn luyện sức khỏe tốt mà còn rèn luyện cả khả năng chịu đựng, ý thức kỷ luật. Đó là những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên phong cách làm việc công nghiệp mà các chủ doanh nghiệp luôn mong muốn.
Theo đó, bộ đội xuất ngũ nên theo học các nghề mà có nhu cầu tuyển dụng cao nhất cũng như phù hợp với thế mạnh của bản thân đó là các nghề: (Bấm vào TÊN NGHỀ của từng nghề để xem chi tiết).
1. ĐIỆN LẠNH
2. LẮP ĐẶT ĐIỆN NỘI THẤT
3. LẮP ĐẶT ĐIỆN NƯỚC
4. KỸ THUẬT XÂY DỰNG
5. HÀN ĐIỆN
6. KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN Á
7. KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ÂU
8. NGHIỆP VỤ PHA CHẾ THỨC UỐNG
9. QUẢN LÝ NHÀ HÀNG
10. KỸ THUẬT LÀM BÁNH
Những nghề trên hiện đang được các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất nhiều, đồng thời lại rất phù hợp với khả năng sức khỏe của các chiến sĩ. Thời gian theo học những nghề trên rất nhanh chỉ có từ 3 – 6 tháng là đã hoàn thành, cá biệt một số nghề như sửa chữa ô tô, điện công nghiệp thì có thể sẽ lâu hơn nhưng không quá một năm.
Nhiều chiến sĩ sợ rằng sẽ khó tìm được việc làm vì chỉ học nghề mà không có bằng cấp đại học hay cao đẳng. Những thực tế đã cho thấy, các doanh nghiệp muốn tuyển dụng công nhân có tay nghề thực tế từ các trường dạy nghề chứ không muốn tuyển sinh viên các trường đại học.
Học nhanh, dễ xin việc và có lợi thế là được trải qua môi trường quân đội, rõ ràng bộ đội xuất ngũ hoàn toàn có thể tìm được việc làm mà mình mong muốn với mức lương từ 7 – 15 triệu một tháng.
Học nghề ở đâu và yêu cầu theo học
Bộ đội xuất ngũ có thể theo học nghề tại các trường dạy nghề của Bộ Quốc Phòng hoặc bất kỳ trường dạy nghề nào khác tùy theo sở thích và điều kiện khách quan.
Khi đến đăng ký nhập học, bộ đội xuất ngũ chỉ cần mang theo các giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, giấy xuất ngũ. Đa số các trường dạy nghề hiện nay đều có chính sách ưu tiên cho bộ đội xuất ngũ như giảm học phí, hỗ trợ việc làm sau khi ra trường.....
Hiện nay, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa đã và đang là một trong những cơ sở dạy nghề uy tín chất lượng hàng đầu trong việc đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ giúp sau khi ra trường có ngay công việc ổn định cuộc sống. Học nghề tại nhà trường, bạn được lựa chọn học Sơ cấp nghề hoặc Trung cấp nghề. Nhà trường có nhiều chính sách hỗ trợ cho học viên là bộ đội xuất ngũ có thẻ học nghề còn thời hạn.
Không những thế, sau khi học xong, các học viên còn được Nhà trường giới thiệu việc làm thông qua các ngày hội việc làm và các thông tin tuyển dụng được cập nhật thường xuyên trên Fanpage của nhà trường. Đó là lí do vì sao Bộ đội xuất ngũ lại lựa chọn con đường học nghề, và tìm tới Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa.