Vì Sao Cá Hồi Có Thể Ăn Sống? Ai Không Nên Ăn Cá Hồi
Cá hồi là một loại cá giàu dinh dưỡng, đặc biệt omega 3, loại cá này có thể chế biến nhiều món như sushi, sashimi,...
Vì sao cá hồi có thể ăn sống?
Ăn cá hồi sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì các chất dinh dưỡng có trong loại cá này không bị hao hụt hay không bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần mua cá hồi chất lượng, nguồn gốc rõ ràng và chế biến đúng cách.
Cá hồi được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn sống như sashimi và sushi nhờ vào những đặc điểm sau:
Thịt cá chất lượng cao
Cá hồi có thịt mềm, săn chắc, hương vị tươi ngon, không bị tanh khi ăn sống. Thịt cá hồi giàu chất béo omega-3, tạo ra hương vị béo ngậy và mềm mại. Khi thưởng thức một miếng cá hồi sống chất lượng bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mới, béo có, ngọt có, đậm đà có, nói chung rất vừa miệng.
Môi trường sống
Cá hồi hoang dã có thể được ăn sống là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên cá hồi nuôi nếu nuôi trong môi trường đảm bảo và xử lý đúng cách cũng có thể ăn sống. Các trang trại nuôi cá hồi thường duy trì điều kiện nước sạch và môi trường kiểm soát để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Cá hồi tự nhiên hay nuôi cần phải sống ở môi trường càng trong lành, sạch sẽ thường ít bị nhiễm ký sinh trùng hơn so với các loại cá sống ở nơi bị ô nhiễm, không đảm bảo.
Hương vị thơm ngon
Cá hồi khi ăn sống không hề có mùi tanh, đặc biệt nó còn có hương vị béo, thơm rất hấp dẫn.
- Cá hồi sống giữ nguyên các chất dinh dưỡng như omega-3, protein và vitamin, giúp cơ thể hấp thụ tối đa
- Cá hồi sống có vị tươi ngọt tự nhiên, thịt cá béo ngậy và hương vị nhẹ nhàng
- Dư vị khi nhai và nuốt cá hồi sống để lại lâu trong khoang miệng, tươi mát.
Nói chung, vị cá hồi sống là một trải nghiệm ẩm thực rất độc đáo, nếu bạn đã ăn thì có thể nói dễ bị nghiền lắm.
Khả năng kiểm soát ký sinh trùng
Cá hồi thường được đông lạnh ở nhiệt độ cực thấp (thường là -35°C) trước khi được dùng để chế biến món cá sống. Quá trình bảo bảo ở nhiệt độ thấp này giúp tiêu diệt các ký sinh trùng có thể gây hại.
Quy định an toàn thực phẩm yêu cầu cá hồi dùng để ăn sống phải trải qua quá trình xử lý đông lạnh này để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Quy trình xử lý và bảo quản nghiêm ngặt
Cá hồi dùng để ăn sống được xử lý rất cẩn thận từ lúc đánh bắt đến lúc chế biến. các quy trình bao gồm làm sạch, đông lạnh, và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo cá luôn tươi ngon và an toàn.
Việc giữ vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản cũng rất quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh khác.
Kiểm định chất lượng
Cá hồi dùng để ăn sống phải qua các kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo không có các chất ô nhiễm, vi khuẩn hay ký sinh trùng nguy hiểm. Do đó, bạn nên ăn cá hồi sống ở những nhà hàng uy tín, để đảm bảo việc ăn uống tốt cho sức khỏe.
Cá loại cá hồi dùng để ăn sống
Cá hồi có rất nhiều loại, một số loại mà có thể dùng để làm đồ sống, sushi, sashimi... bao gồm:
- Cá hồi Sockeye: Thịt đỏ tươi, giàu dinh dưỡng.
- Cá hồi Coho: Thịt màu cam đậm, hương vị đậm đà.
- Cá hồi Steelhead: Thịt màu hồng đậm, béo ngậy.
- Cá hồi Chum: Thịt màu cam đậm, thơm ngon.
- Cá hồi Rainbow: Thịt màu hồng nhạt, vị tinh tế.
Cá hồi sống không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng.
Lợi ích của việc ăn cá hồi sống đối với sức khỏe con người
Cá hồi sống giàu dinh dưỡng như omega 3, chất đạm, chất béo, cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho não, làn da... Dưới đây là những công dụng của cá hồi sống:
Bảo vệ tế bào
Cá hồi sống giàu chất chống oxy hóa như selen, giúp cải thiện việc sửa chữa tế bào và mô, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây tổn thương.
Nguồn cung cấp omega 3 tuyệt vời
Omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, cá hồi là một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe mà bạn nên thêm vào thực đơn ăn uống của mình.
Giúp giảm cân hiệu quả
Cá hồi chứa hàm lượng chất đạm dồi dào, giúp bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể, nó còn giúp bạn duy trì và phát triển cơ bắp. Trong 100g cá hồi có khoảng 208 calo, lại chứa nhiều dưỡng chất, khi bổ sung cá hồi trong chế độ giảm cân giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Khi kết hợp cá hồi trong chế độ ăn kiêng bạn cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt cần thể thao thường xuyên.
Nguồn vitamin D cho cơ thể
Vitamin D trong cá hồi góp phần hỗ trợ việc phát triển răng và xương, duy trì lượng canxi và phốt pho trong máu. Vitamin D cũng giúp quá trình hấp thu canxi của cơ thể hiệu quả hơn.
Hỗ trợ sức khỏe não
DHA là một chất rất quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương, đặc biệt cá hồi lại giàu DHA. Nó còn hỗ trợ quá trình duy trì và phát triển chức năng não. Đây là lý do tại sao DHA thường là thành phần quan trọng trong các sản phẩm bổ sung cho bà bầu và trẻ sơ sinh, giúp đảm bảo sự phát triển tối ưu cho của trẻ.
Hạn chế nguy cơ trầm cảm
Omega-3 trong cá hồi có tác dụng giảm lo âu và trầm cảm. Bên cạnh đó, khi cơ thể chúng ta cũng như não bộ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Omega 3 là thành phần chúng ta cần nạp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, vì cơ thể không thể tổng hợp được, mà cá hồi lại là thực phẩm tuyệt vời để bổ sung loại axit béo quan trọng này. Omega-3 trong cá hồi giúp điều hòa cholesterol, điều này cũng giúp giảm tỷ lệ vị đột quỵ, cao huyết áp, các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Việc ăn cá hồi thường xuyên không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Rủi ro tiềm ẩn khi ăn cá hồi sống
Cá hồi sống có thể chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác. Những vi sinh vật này có thể ở nơi cá sinh trưởng hay do quá trình bảo quản và chế biến sai cách mà nó xâm nhập vào cá hồi.
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
Theo FDA, cá hồi là một thực phẩm chứa ký sinh trùng đã biết, bao gồm các sinh vật sống ký sinh trên hoặc trong cơ thể các sinh vật và cả con người.
Một trong những loại ký sinh trùng phổ biến ở cá hồi là giun sán, giống như sán dây hoặc giun đũa. Đặc biệt, sán dây rộng Nhật Bản (Diphyllobothrium nihonkaiense) có thể tồn tại và dài tới hơn 12 mét trong ruột non của bạn. Những loại sán này đã được phát hiện trong cá hồi tự nhiên từ Alaska và Nhật Bản, cũng như trong hệ tiêu hóa của những người đã tiêu thụ cá hồi sống tại các vùng này.
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn và virus
Cá hồi cũng như các loại hải sản khác có thể nhiễm vi khuẩn và virus, nên khi ăn nó có thể ảnh hưởng đến sứ khỏe, nhất là cá hồi sống. Một số tác nhân gây bệnh tiềm ẩn trong cá hồi sống bao gồm:
- Viêm gan A
- Norovirus
- Clostridium botulinum
- Staphylococcus aureus
- Salmonella
- Shigella
- Vibrio
- Listeria monocytogenes
- Escherichia coli
Các trường hợp nhiễm trùng này thường là do xử lý hoặc bảo quản cá hồi sai quy định, dẫn đến bạn ăn cá hồi sống có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và virus này.
Cả cá hồi nuôi và tự nhiên đều có thể tích tụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP một hóa chất độc hại) và kim loại nặng do môi trường sinh sống của chúng.
Một cuộc kiểm tra 10 loài cá từ một khu chợ ở Tây Ban Nha cho thấy cá hồi có hàm lượng cao nhất của một loại chất chống cháy cụ thể, nhưng vẫn trong giới hạn an toàn.
Chất POP này có thể được giảm đi khi bạn nấu chín cá hồi. Còn theo một nghiên cứu cho biết, cá hồi nấu chín có lượng POP thấp hơn trung bình 26% so với cá sống.
Trẻ em, người cao tuổi, bà bầu, và những người suy giảm miễn dịch như bị bệnh tiểu đường, gan, cấy ghép nội tạng, ung thư và HIV/AIDS không nên ăn cá hồi sống do nguy cơ nhiễm trùng nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Nếu vẫn muốn thưởng thức sashimi hoặc các món từ cá hồi sống, hãy chắc chắn rằng cá đã được đông lạnh ở nhiệt độ -35°C trước khi mang đi chế biến. Cá hồi tươi ngon phải có màu sắc tự nhiên, thịt thơm đặc trưng, không có mùi tanh, không bị xỉn màu... Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ tay, dụng cụ chế biến cá, chế biến cá thì cần ăn ngay không để ở nhiệt độ phòng lâu.
Cách ăn cá hồi sống an toàn
Nếu cá hồi sống là món ăn khoái khẩu của bạn, thì bạn cũng có thể ăn nó nhưng hãy tuân thủ các biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh:
Đông lạnh đúng cách
Đảm bảo cá hồi đã được đông lạnh ở nhiệt độ -35°C trước khi ăn. Nhiệt độ này có khả năng giết chết ký sinh trùng trong cá hồi. Lưu ý rằng hầu hết các tủ đông gia đình sử dụng thường không đạt đến nhiệt độ này, vì vậy bạn nên mua cá hồi từ các nguồn đáng tin cậy có trang bị thiết bị đông lạnh phù hợp.
Kiểm tra kỹ lưỡng
Khi mua cá hồi sống hoặc gọi món chứa cá hồi sống, hãy chú ý đến các yếu tố sau:
- Nhiệt độ bảo quản: Cá hồi phải được giữ đông lạnh đúng cách.
- Cách thức rã đông: Cá hồi nên được rã đông từ từ và đúng quy trình.
- Cảm quan thịt cá: Thịt cá phải săn chắc, mềm vừa phải, màu sắc tự nhiên, miếng thịt nhìn tươi và không có mùi lạ.
Vệ sinh khi chế biến
Khi chế biến cá hồi sống tại nhà, đảm bảo vệ sinh tay, bề mặt, dao và dụng cụ chế biến. Giữ trong tủ lạnh cho đến ngay trước khi mang ra chế biến, ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cá hồi.
Nếu trong khi ăn cá hồi sống, bạn cảm thấy ngứa ran ở miệng hoặc cổ họng, hãy nhổ ra ngay lập tức. Cá hồi này hoặc không đảm bảo chất lượng hoặc bạn không phù hợp khi ăn món này.
Tuân thủ các biện pháp này không chỉ giúp bạn thưởng thức cá hồi sống một cách an toàn mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi các nguy cơ tiềm ẩn.
Ai Không nên ăn cá hồi sống
Một số người không nên ăn cá hồi sống hay các loại thực phẩm sống khác như:
- Bà bầu
- Trẻ em
- Người già
- Người có vấn đề về sức khỏe, hệ miễn dịch suy giảm như người bị ung thư, tiểu đường, gan, HIV / AIDS, cấy ghép nội tạng.