
Top 7 Loại Dược Liệu Có Trong Dầu Xoa Bóp
Trong kho tàng y học cổ truyền, có những loại thảo dược đã gắn bó với đời sống con người qua ngày ngày tháng tháng năm năm, có những loại thảo dược quen thuộc với nhiều người, nhờ vào khả năng hỗ trợ cho sức khỏe con người đặc biệt là giảm đau, kháng viêm và phục hồi thể lực một cách tự nhiên.
Hãy cùng VietnamOFSA.vn điểm danh Top 7 loại thảo dược thiên nhiên nổi bật tạo nên Dầu xoa bóp thảo dược UT nhé!
Top 7 loại thảo dược có trong dầu xoa bóp
1. Nhục quế

Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Nees & Eberth, thuộc họ Long não (Lauraceae), là một cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 15 - 20 mét. Thân cây quế thon, có màu xanh với nhiều khía và lông mịn. Khi già, thân cây có màu xám đen và nhiều nốt sần. Toàn bộ cây quế mang một mùi thơm đặc trưng.
Nhục quế là vỏ thân cây quế, một bộ phận được sử dụng lâu đời ở cả phương Đông và phương Tây. Với hương vị rất độc đáo và đặc trưng, nhục quế được dùng để chế biến thực phẩm hay làm dược liệu.
Với tính nóng, cay thơm, nhục quế là dược liệu hàng đầu giúp giảm đau, kháng viêm và kích thích tuần hoàn máu.
2. Hoa hồi

Là loài hoa của cây hồi hay cây đại hồi, loài cây này có thân thẳng và nhẵn, màu nâu xám. Hoa hồi có dạng 6 - 8 cánh và xếp thành hình cánh sao với đường kính từ 2,5 - 3cm, mỗi cánh hoa mang bên trong một hạt nhỏ tương tự như hình quả trứng.
Theo các chuyên gia, Hoa hồi không chỉ có hương thơm dễ chịu, khi ngâm hoa hồi trong rượu sẽ có tác dụng giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến cảm lạnh, xương khớp, giảm đau và nhiều công dụng khác.
3. Đinh lăng

Đinh lăng còn được biết đến dưới tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, ngoài ra còn có tên gọi khác như Ming Aralia, là một cây thuộc họ nhân sâm.
Trong y học cổ truyền, cây đinh lăng còn được gọi là “cây thuốc bổ rẻ tiền” vì toàn bộ cây – từ lá, thân đến rễ – đều có thể dùng làm thuốc. ngoài ra cây Đinh lăng được xem là vị thuốc dân gian quý, hiệu quả trong việc hỗ trợ xương khớp, giảm đau nhức cơ thể. Lá đinh lăng tươi có thể giã nát và xoa trực tiếp lên vùng đau, giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau một cách tự nhiên.
4. Tam Nại

Tam nại (củ địa liền) của cây Địa liền thường được dùng để làm thuốc, sau khi thu hoạch, thân rễ được rửa sạch, thái thành miếng và sau đó được phơi khô.
Củ địa liền có chứa chất Kaempferide tự nhiên có khả năng ức chế quá trình thoái hóa xương và chống loãng xương. Từ đó giảm đau và khôi phục sức khỏe cho các vùng khớp bị tổn thương.
5. Gừng

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 - 7 cm, dày 0,5 -1,5 cm.
Gừng thường được dùng làm gia vị chế biến các món ăn và làm thuốc, trong y học cổ truyền, Gừng được xếp vào nhóm khử hàn, có vị cay thơm đặc trưng và tính ấm nóng, có thể hỗ trợ chữa các bệnh do hàn làm đau bụng khó tiêu. Ngoài ra, tinh dầu gừng có khả năng giảm đau nhanh chóng, nhất là với các chứng đau cơ, co thắt, lạnh bụng.
6. Lá Trầu Không

Lá trầu không đã trở thành một phần của đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Việt Nam. Lá trầu không thuộc họ hồ tiêu, có tên khoa học là Piper betle L. Đây là loại cây thân leo, có cành hình trụ và rễ mọc ở các mấu, với lá có hình dạng tim tròn, đôi khi không đối xứng, và mọc so le.
Lá trầu không có chứa nhiều dưỡng chất như Lipid, muối khoáng, vitamin nhóm B, axit ascorbic, carotene và tinh dầu. Những dưỡng chất này không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích cho làn da và hệ tiêu hóa. Lá trầu không đã được công nhận như một loại thảo dược hiệu quả trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.
7. Lá Lốt

Lá lốt thuộc loại cây thân thảo sống dai, sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Độ cao trung bình của cây từ 30 đến 40 cm. Phần thân thường yếu và chia thành nhiều đốt nhỏ.
Lá lốt thuộc dạng lá đơn, hình tim, mặt lá láng bóng, có tán rộng xòe to, trên phiến lá có từ 5-7 gân xanh nổi lên và rất dễ nhận biết bởi mùi thơm đặc trưng. Phần hoa thì chủ yếu mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu trắng và thường lâu tàn. Quả của lá lốt là quả mọng và bên trong có chứa hạt.
Lá lốt thường được dùng làm gia vị trong các món ăn như thịt nướng, hoặc làm thuốc trong y học cổ truyền với công dụng làm giảm đau và chống viêm.
Dầu Xoa Bóp Thảo Dược UT – Bí quyết giảm đau từ 7 loại thảo dược thiên nhiên!

Dầu Xoa Bóp Thảo Dược UT là phương thuốc gia truyền, được chiết xuất từ 7 loại thảo dược thiên nhiên - bí quyết gia truyền cho sức khỏe xương khớp.
LINK XEM VÀ MUA SẢN PHẨM: