Người Bị Bệnh Đái Tháo Đường Ăn Được Ốc Không?
Nếu bạn có bệnh đái tháo đường, việc quản lý chế độ ăn uống rất quan trọng để kiểm soát mức đường trong máu.
Người bị bệnh đái tháo đường ăn ốc được không?
Ốc là một thực phẩm ngon và có nhiều dưỡng chất, có nhiều loại ốc được chế biến thành các món ăn hấp dẫn và được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ốc cũng không dành cho tấ cả mọi người. Những nghiên cứu phát hiện ra độc tố trong ốc biển có khả năng hỗ trợ việc chữa trị bệnh đái tháo đường. Trong nọc độc của ốc có chứa một protein tự nhiên là Con-Ins G1, được cho là có thể hoạt động nhanh hơn cả insulin trong cơ thể người.
Ốc biển thường làm giảm lượng đường trong máu của con mồi nó đi săn, bằng cách tấn công con mồi bằng nọc độc. Nọc độc của ốc biển có thể thúc đẩy việc truyền tín hiệu của các tế bào insulin, do đó tạo sự tương tác hiệu quả với các thụ thể insulin.
Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, những người này cần tiêm thêm insulin mỗi ngày để ổn định lượng đường trong máu, do khả năng sản xuất insulun trong cơ thể bị suy giảm. Và nọc độc trong ốc có thể hoạt động nhanh hơn so với tiêm insulin, nên các nhà nghiên cứu cho biết người bị đái tháo đường ăn ốc có thể giúp hạn chế nguy cơ tăng lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sản sinh insulin.
Người bị đái tháo đường có thể ăn ốc nhưng cần chọn lọc, ăn đúng liều lượng và ăn loại thích hợp. Nếu bạn đang bị bệnh đái tháo đường, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng, chế độ ăn uống khoa học là một phần quan trọng trong việc quản lý đái tháo đường.
Các loại hải sản tốt cho người bệnh đái tháo đường
Hải sản là một nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe. Đối với người bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2 đều có thể ăn hải sản. Dưới đây là một số loại hải sản tốt cho người đái tháo đường mà bạn có thể tham khảo:
Ếch
Một số nghiên cứu đã cho biết chất tiết ra từ da của con ếch ( ở một số loài ếch nhất định) có thể thúc đẩy sản sinh insulin và có tiềm năng trong việc chữa trị bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, ếch là một thực phẩm giàu dưỡng chất nên có lợi cho người bệnh, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên người bị đái tháo đường có thể bổ sung ếch vào thực đơn để nâng cao sức khỏe.
Sứa
Sứa là một động vật thân mềm, một số nơi sứa là một nguyên liệu tạo nên các món ăn hấp dẫn. Trong 1 chén sứa khô có thể bổ sung tới 3g chất đạm, 1g chất béo, 5.620mg natri.
Hiện nay, sứa đang được nghiên cứu về tiềm năng chữa trị bệnh đái tháo đường. Có một số loại sứa chứa một loại protein huỳnh quanh có màu xanh lá cây (GFP). Đây là chất sẽ kết nối với các tế bào sản sinh insulin, giúp các nhà nghiên cứu về bệnh đái tháo đường nắm rõ hơn về việc sản xuất insulin trong cơ thể. Nó cũng cung cấp cơ sở cho việc phát triển cách chữa trị mới cho bệnh đái tháo đường.
Rong biển
Rong biển có nhiều dưỡng chất, nhờ hương vị thơm ngon mà nó được rất nhiều người yêu thích. Không những vậy, một số nghiên cứu cho rằng, bổ sung rong biển thường xuyên cũng có lợi cho người bị đái tháo đường. Lý giải tác dụng này là do khi ăn rong biển nó có khả năng giảm lượng đường trong máu trước khi ăn và sau khi ăn 2 giờ đáng kể.
Các loại cá biển và tôm
Người bị đái tháo đường có thể bổ sung các loại cua, tôm hùm hay các loại tôm khác đều có lợi. Ngoài ra, những loại như mực, ốc, trai....đều là những thực phẩm có lợi cho người bệnh đái tháo đường.
Theo thống kê, bệnh đái tháo đường loại 2 có tới 65% bị mất do bị bệnh tim mạch, do đó, người bị đái tháo đường cần ăn uống cẩn trọng và khoa học để bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách ăn các loại hải hản để bổ sung omega 3 cho cơ thể. Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu... Omega 3 không chỉ là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà nó còn hỗ trợ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim và xơ vữa động mạch, cũng như ngừa các biến chứng do đái tháo đường liên quan đến tim mạch.
Liều lượng tham khảo bổ sung omega 3 từ hải sản hàng ngày cho người bệnh là nam giới khoảng 600mg và nữ giới 500mg.
Và nhiều thực phẩm khác
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn những thực phẩm như:
- Các loại đậu đỗ
- Các loại rau xanh
- Các loại hạt
- Các loại trái cây có hàm lượng đường thấp như táo, bưởi, cam, ổi...
- Gạo lứt
- Khoai củ
- Sữa không đường hay sữa dành riêng cho người đái tháo đường...
Một số món ăn từ ốc tốt cho người đái tháo đường
Bạn có thể tham khảo các món ăn sau:
Ốc bung củ chuối
Ốc bung củ chuối bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Cho ốc vào ngâm với nước vo gạo, chờ ốc nhả sạch tạp chất thì rửa sạch, đập ốc lấy phần đầu, bỏ ruột ốc, rửa lại sạch lần nữa
- Thịt heo rửa sạch, sau đó cắt miếng mỏng
- Cho thịt heo, ốc, cơm mẻ và nước nghệ vào trộn đều, ướp 5 phút
- Dọc mùng tước vỏ ngoài, rửa sạch, cắt xéo và bóp muối
- Củ chuối rửa sạch, thái mỏng và ngâm cùng nước muối loãng, sau đó để ráo
- Cho hỗn hợp lên nấu, sau đó cho củ chuối vào nấu mềm
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
- Chờ nguyên liệu chín hết thì tắt bếp
- Cho ốc bung củ chuối ra đĩa và thưởng thức.
Ốc xào nấm hương
Nguyên liệu:
- Ốc nhồi
- Nấm hương
- Thịt heo nạc
Cách làm:
- Mang ốc đi ngâm với nước vo gạo hay có thêm ớt xắt, chờ ốc nhả sạch tạp chất thì mang đi rửa lại sạch, đập vỏ ốc, lấy phần thịt ốc làm sạch và cắt mỏng
- 20g nấm hương rửa sạch, ngâm với nước muối loàng 5- 10 phút, để ráo, cắt nhỏ
- 60g thịt nạc rửa sạch, cắt miếng
- Cho ốc, thịt nạc và nấm hương vào nồi trộn đều, nêm tiêu, muối, hành, gừng, giấm, ướp 15 phút
- Cho dầu ăn vào nồi, cho hỗn hợp lên xào với lửa lớn, chờ nguyên liệu chín hết thì nêm nếm cho vừa ăn
- Tắt bếp và thưởng thức.
Ốc nhồi củ chuối tiêu
Nguyên liệu:
- Ốc nhồi
- Củ chuối
Cách làm:
- Ốc ngâm trong nước gạo 2- 3 tiếng, sau đó rửa sạch, đạp vỏ, rửa sạch nhớt, rồi dùng dao cắt miếng
- Củ chuối rửa sạch, ép lấy nước
- Cho chuối và ốc nấu chung, nấu nhừ thì thêm gia vị cho vừa ăn.