Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Ăn Được Xoài Không?
Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn xoài, nhưng cần kiểm soát lượng và cân nhắc với chế độ ăn uống của họ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giá trị dinh dưỡng của quả xoài
Xoài là loại trái cây có nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100g xoài có những chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 59 calo
- Chất béo( lipid): 0,4 g
- Vitamin A: 1.082 IU
- Vitamin B6: 0,1 mg
- Vitamin C: 36,4 mg
- Đường: 14 g
- Chất xơ: 1,6 g
- Cacbohydrat: 15 g
- Protein: 0,8 g
- Magie 10 mg
- Kali 168 mg
- Canxi 11 mg
- Natri 1 mg
- Sắt 0,2 mg
- Các chất chống oxy hóa như quercetin, beta-carotene và astragalin...
Nghiên cứu công dụng hạ đường huyết của xoài
Nghiên cứu được trình bày tại Liên đoàn các Hội Sinh học thực nghiệm Mỹ ở Boston và công bố trên Nutrition & Metabolic Insights của Mỹ đã chỉ ra rằng việc ăn xoài định kỳ có thể giảm đáng kể lượng đường huyết, đặc biệt là ở những người béo phì. Phó giáo sư Edralin Lucas khoa học dinh dưỡng ở Đại học bang Oklahoma và nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc kiểm tra ở nhóm người bị béo phì tham gia, nhóm người tham gia được bổ sung khoảng 10g xoài khô đông lạnh ( khoảng 100g xoài tươi) vào chế độ ăn uống hàng ngày trong 3 tháng. Kết quả cho thấy lượng đường huyết đã giảm đáng kể sau quá trình này.
Phó giáo sư Edralin Lucas chia sẻ rằng kết quả này hỗ trợ những nghiên cứu trước đó trên động vật, rằng xoài có thể cải thiện lượng đường trong máu ở những con chuột có chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng đây chỉ là kết quả của một nghiên cứu đơn lẻ và cần thêm nhiều nghiên cứu cụ thể khác để đánh giá toàn bộ ảnh hưởng của xoài đối với sức khỏe con người.
Vì sao ăn xoài hạ lượng đường trong máu?
Theo những lời chia sẻ của Phó giáo sư Lucas, quả xoài không chỉ chứa polyphenolic có ảnh hưởng tốt đối với mô mỡ. Mangiferin - một loại polyphenol, được biết đến với khả năng thúc đẩy trao đổi chất và chống bệnh đái tháo đường. Quercetin ( là một sắc tố thực vật) lại có có khả năng chống viêm sưng và hạ huyết áp, trong khi kaempferol có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Quả xoài cũng nổi bật với hàm lượng chất xơ cao và nhiều dưỡng chất như các loại vitamin, các khoáng chất, giúp cải thiện tiêu hóa và hạn chế tích tụ đường trong cơ thể. Một quả xoài có thể cung cấp khoảng 25% vitamin C, 2/3 vitamin A, vitamin B6, vitamin E, phốt pho, kali, pectin và magie, đáp ứng một phần quan trọng của nhu cầu dinh dưỡng cơ bản.
Nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland ở Úc đã chỉ ra rằng một số hợp chất trong xoài có tác dụng gần giống như insulin, giúp làm giảm lượng đường trong máu và lượng cholesterol trong máu. Cụ thể, quercetin và norathyriol được biết đến với khả năng ức chế cơ quan PPAR, góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường. Ăn xoài thường xuyên được coi là một giải pháp tự nhiên để hỗ trợ người bị đái tháo đường ổn định lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, tùy tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe mà bạn cần ăn xoài một cách vừa phải, nói chung người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn xoài và kiểm soát chỉ số đường huyết nghiêm ngặt.
Người bị bệnh tiểu đường ăn xoài được không?
Có khoảng 90% năng lượng xoài mang đến là từ đường, vì vậy, ăn xoài có thể làm tăng đường huyết đột ngột cho những người bị bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy, thì xoài lại là loại trái cây có nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng chất xơ dồi dào, điều này giúp xoài giảm thiểu tác động đến tổng thể lượng đường huyết. Còn chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, chất chống oxy hóa giúp giảm phản ứng căng thẳng khi đường huyết cao. Nhờ vậy mà giúp cân bằng đường huyết và carbs trong cơ thể.
Xoài lại có chỉ số đường huyết thấp, chỉ 51 GI, nếu bạn ăn một lượng vừa phải cũng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhờ xoài có nhiều khoáng chất, chất xơ và các loại vitamin. Do đó, nếu ăn xoài với mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, thì xoài là một loại trái cây lành mạnh cho người bị đái tháo đường.
Tuy nhiên, người bị tiểu đường cần lưu ý khi ăn xoài, nên ăn một lượng ít và theo hướng dẫn của bác sĩ, vì xoài cũng có hàm lượng đường tự nhiên và carbs nên ăn quá nhiều có thể gây làm tăng lượng đường huyết.
Người tiểu đường khi ăn xoài cần lưu ý điều gì?
Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn xoài, nhưng cần kiểm soát liều lượng và kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Xoài có hàm lượng đường tự nhiên, nên người bệnh tiểu đường cần đảm bảo rằng họ tiêu thụ xoài một cách vừa phải.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý cho người tiểu đường ăn xoài:
Bổ sung bữa ăn phụ có chất đạm khi ăn xoài
Chất đạm hay protein là một thành phần có vai trò tương tự chất xơ, đó là nó giúp giảm đường huyết tăng đột ngột khi ăn cùng các thực phẩm nhiều carbohydrate, bao gồm cả xoài. Xoài tự nhiên có chất xơ nhưng lại không có nhiều protein. Vì vậy, thêm protein từ nhiều thực phẩm khác tốt hơn so với chỉ ăn một loại hoa quả.
Bạn có thể ăn xoài kết hợp cùng các hạt, 1 miếng phô mát nhỏ, hay trứng luộc. Sau mỗi bữa ăn, bạn cần kiểm tra chỉ số đường trong máu để sớm điều chỉnh các thực phẩm trong thực đơn và có chế độ ăn uống hợp lý cho mình.
Chế biến đúng cách
Các biện pháp chế biến xoài cũng quan trọng. Tránh ăn xoài chín, mứt xoài, xoài sấy dẻo... vì nó có thể có hàm lượng đường cao hơn.
Kiểm soát liều lượng
Người bị tiểu đường nên ăn một ít xoài trong giới hạn an toàn, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc để tránh làm tăng lượng đường trong máu. Mặc dù xoài có thể làm tăng đường huyết, nhưng nếu bạn sử dụng hợp lý thì không cần phải loại bỏ hoàn toàn xoài ra khỏi chế độ ăn uống của người tiểu đường.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, cũng như tình trạng bệnh mà liều lượng ăn xoài có thể khác nhau, người tiểu đường có thể ăn 82,5g xoài/ ngày, tương ứng với 12.5g carbs để kiểm tra phản ứng và lượng đường huyết của mình. Sau đó, điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.
Kết hợp với chế độ ăn uống cân đối
Việc ăn xoài nên được kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao.
Đo lường đường huyết thường xuyên
Người bị tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để theo dõi cách cơ thể phản ứng sau khi ăn xoài và các thực phẩm khác.
Nhớ rằng mỗi người có thể có sự phản ứng khác nhau với thực phẩm, nên quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên cá nhân và chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của họ.