Bệnh Suy Giáp Uống Cà Phê Được Không?
Cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng liệu người bị suy giáp có uống được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Bệnh suy giáp là gì?
Bệnh suy giáp, còn được gọi là nhược giáp hay giảm chức năng tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormon cần thiết cho cơ thể như như thyroxine, T3, T4. Gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong.
Đây là một bệnh lý nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp, nhưng vẫn có thể phòng và trị bệnh, tuy nhiên cũng có trường hợp nặng có thể không phục hồi được và cần điều trị cũng như phẫu thuật.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp:
Teo tuyến giáp
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tuyến giáp, lúc này tuyến giáp không sản xuất đủ hormon cần thiết. Lý do gây nên tình trạng này có thể do nhiều yếu tố như do viêm tuyến giáp, di truyền hay do ảnh hưởng của thuốc.
Nguyên nhân thứ phát sau điều trị cường giáp
Trong quá trình trị bệnh cường giáp có thể gây ra suy giáp, lý do là những loại thuốc này có thể làm cản trở hay làm giảm quá trình tạo ra hormon giáp. Điều này dẫn đến bệnh lý suy giáp.
Bị suy giáp bẩm sinh hoặc thứ phát sau khi bị tác động do bệnh tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
Suy giáp bẩm sinh này có thể do trẻ không có tuyến giáp hay không hoạt động hiệu quả. Ngoài ra còn có nhiều lý do khác cũng có thể gây nên suy giáp như ung thư tuyến yên, bệnh tuyến thượng thận...
Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto
Là tình trạng tuyến giáp bị viêm do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến giáp từ đó làm suy giảm lượng hormone cơ thể cần.
Thiếu i-ốt
Tuyến giáp muốn sản xuất hormone đầy đủ cho cơ thể thì không thể thiếu i ốt. Do đó, trong quá trình ăn uống hàng ngày bạn cần bổ sung đủ lượng i ốt cần thiết để tuyến giáp làm việc hiệu quả, sản sinh đủ hormone giáp.
Bệnh suy giáp uống cà phê được không?
Đối với những người mắc bệnh suy giáp, việc lựa chọn thức ăn và đồ uống cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Cà phê, mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, lại không phải là lựa chọn tốt cho những người này.
Uống cà phê, đặc biệt là cùng thời điểm hoặc ngay sau khi dùng levothyroxine - một loại thuốc điều trị suy giáp phổ biến, có thể gây cản trở quá trình hấp thu thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều người bị tuyến giáp thường dùng thuốc vào buổi sáng.
Còn theo một nghiên cứu cho rằng, tiêu thụ cà phê sau khi sử dụng thuốc levothyroxine sẽ làm giảm việc hấp thụ thuốc tới 25%.
Ngoài ra, caffein có trong cà phê cũng có thể làm che khuất các triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, và nhịp tim chậm - những dấu hiệu của bệnh suy giáp, khiến việc theo dõi tình trạng bệnh trở nên khó khăn hơn. Do đó, người bị suy giáp hay rối loạn tuyến giáp không nên uống cà phê để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Người bị suy giáp nên ăn thực phẩm nào?
Người bị suy giáp nên chú trọng vào việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Dưới đây là một số thực phẩm được mà người bị bệnh suy giáp nên ăn:
Thực phẩm chứa nhiều selen
Selen giúp bảo vệ tuyến giáp và cần thiết cho việc sản xuất hormon giáp. Các nguồn selen bao gồm các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hoặc bạn cơ thể bổ sung cá hồi, bánh mì nguyên cám....
Trung bình mỗi ngày cần nạp khoảng 60 - 70g selen.
Trái cây
Trái cây cung cấp nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ăn cà chua, cam, chuối... có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép để sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều tyrosine
Amino acid này cần thiết cho việc sản xuất hormon giáp. Thực phẩm giàu tyrosine bao gồm thịt, cá, sữa, các loại hạt...
Liều lượng trung bình cần nạp khoảng 100- 150mg/kg.
Thực phẩm giàu iốt
Iốt là một thành phần quan trọng cho việc tổng hợp hormon giáp. Thực phẩm giàu iốt mà người bị suy giáp nên bổ sung, bao gồm hải sản như cá, tôm, sò điệp, rong biển, muối biển chứa nhiều iot, trứng, sữa chua và cá loại sữa...
Trung bình mỗi ngày cần cung cấp khoảng 100- 300g i ốt.
Cung cấp vitamin D3
Vitamin D3 có thể hỗ trợ tuyến giáp, bạn có thể bổ sung bằng các loại cá như cá mòi, cá thu, hay gan bò...
Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Kẽm cần thiết cho việc tổng hợp hormon giáp. Thịt bò, thịt gà, hàu, các động vật có vỏ là nguồn kẽm tốt mà bạn có thể bổ sung. Bạn nên cung cấp lượng kẽm vừa đủ, nếu bổ sung quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trung bình mỗi ngày bạn cần khoảng 40g kẽm.
Rau lá xanh
Rau lá xanh giàu vitamin và khoáng chất hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Bạn có thể sử dụng các loại rau như rau muống, mồng tơi, diếp cá...
Người bị suy giáp nên tránh thực phẩm nào?
Người bị suy giáp nên tránh thực phẩm chứa goitrogens, gluten.... vì chúng có thể làm giảm chức năng tuyến giáp. Hãy nhớ rằng, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp nên được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.
Thực phẩm giàu gluten
Những thực phẩm có hàm lượng gluten cao có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và tăng viêm nhiễm cho người bệnh, do đó, nếu bị suy giáp thì nên tránh các loại gạo lứt, lúa mạch, lúa mì...
Thực giàu chứa nhiều goitrogen
Những thực phẩm có nhiều goitrogen là nhóm thực phẩm mà người bị tuyến giáp cần tránh vì nó có thể làm cản trở chức năng tuyến giáp, bao gồm bông cải xanh, rau bina, bắp cải,...
Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh khiết bao gồm, mật ong, đường, siro mía...
Trong khi thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm cholesterol tăng cao và có hại cho tim mạch, bạn cần tránh sử dụng các loại như mỡ động vật, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa béo...
Thực phẩm chứa chất kích thích
Người bị suy giáp nên tránh sử dụng các đồ uống chứa caffein, nước có gas, nước tăng lực,... vì nó có thể tác động đến chức năng tuyến giáp, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, căng thẳng.
Thực phẩm chứa nhiều oxalate
Những thực phẩm này làm cản trở cơ thể hấp thu i ốt, bạn cần tránh ăn rau mồng tơi, củ cải, cần tây, cà chua... nhưng bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn vào thực đơn ăn uống của mình, bạn chỉ nên ăn ít và kiểm soát lượng thực phẩm phù hợp.