Khô mực khi ở cữ có ăn được không?
Khô mực là món ăn ngon, tuy nhiên khi ở cữ có nên ăn không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Thành phần dinh dưỡng của mực tươi và mực khô
Mực tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g mực tươi có chứa những chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 92 kcal
- Protein: 15.6g
- Cholesterol: 223mg
- Carbohydrate: 3.1g
- Vitamin B1: 1% DV*
- Vitamin B2: 24% DV
- Vitamin B3: 11% DV
- Vitamin B6: 3% DV
- Vitamin B12: 22% DV
- Vitamin A: 1% DV
- Vitamin C: 8% DV
- Chất béo: 2% DV
- Đồng
- Canxi
- Sắt
- Photpho
- Magie
- Kẽm...
Trong đó, * DV là giá trị dinh dưỡng hằng ngày.
Cần tới 4 - 4.5kg mực tươi để phơi khô thành 1kg mực khô. Vì vậy, mực tươi có lượng calo thấp hơn khô mực. Trong 100g mực tươi chỉ có 92 calo, còn trong 100g khô mực chứa 291 calo.
Khô mực có nhiều dưỡng chất, trong 100g khô mực có chứa những chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 291 calo
- Photpho: 287 mg
- Nước: 32,6g
- Canxi: 27 mg
- Vitamin B1: 0,13 mg
- Vitamin B3: 0,17 mg
- Vitamin PP: 6,8 mg
- Protein: 60,1 gram
- Sắt: 5,6 mg
- Lipid ( chất béo): 4,5g
- Chất đường bột: 2,5g
- Selen
- Kẽm
- Mangan
- Nó còn chứa cả testosterone ( hormone nam).
Mực có công dụng gì đối với người ở cữ?
Khô mực có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bỉm. Sản phụ có thể ăn mực tươi với liều lượng vừa phải trong thời gian ở cữ để giúp cơ thể hồi phục.
- Theo Đông y, mực là loại hải hản có hàm lượng đồng dồi dào, khi bổ sung mực giúp kích thích sản xuất hồng cầu và bổ máu. Nhờ vậy nên cũng có lợi cho tình trạng máu bị hao hụt trong quá trình sinh sản. Bên cạnh đó, mực còn có tác dụng tích cực giúp lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt và có lợi cho tim mạch.
- Theo Tây y, mực có chứa nhiều khoáng chất, các loại vitamin, đặc biệt mực có hàm lượng canxi cao. Do đó, bổ sung thêm mực cũng giúp cung cấp dưỡng chất, cải thiện hệ miễn dịch và hệ thần kinh, có lợi cho xương và răng.
Khô mực khi ở cữ có ăn được không?
Thời gian ở cữ là giai đoạn cần ăn uống khoa học, đủ chất và tránh ăn uống tùy ý. Mặc dù có nhiều món ăn bình thường có thể rất tốt tuy nhiên không hẳn là phù hợp cho phụ nữ sau sinh tẩm bổ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bỉm ở cữ, đang cho con bú không nên ăn khô mực.
Khô mực được làm từ mực tươi, quá trình phơi nắng nhiều ngày khó tránh khỏi việc bị rồi nhặng bu vào và có thể sản sinh vi khuẩn. Do đó, phụ nữ ở cũ không nên ăn khô mực để đảm bảo an toàn. Trong thời gian ở cữ hệ tiêu hóa của mẹ bỉm cũng dễ bị ảnh hưởn nếu ăn uống không lành mạnh. Đặc biệt, ăn khô mực kém chất lượng còn dễ bị tiêu chảy, rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé do bé bú sữa mẹ.
Ngoài ra, hàm lượng cadmium của một số loại mực cao hơn so với mức bình thường, mực khô hàm lượng dinh dưỡng cũng không bằng mực tươi, vì vậy mẹ nào đang ở cữ và cho con bú tuyệt đối không nên ăn mực khô nhé.
Mực khô phụ nữ sau khi sinh bao lâu thì ăn được?
Để nói cụ thể thời gian thì còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Mực tươi thì sau 1 tháng mẹ bỉm có thể dùng được, tuy nhiên, bạn cần lưu ý xem mình có thuộc tuýp người ăn được mực không nhé, mực là hải sản có tính hàn, do đó người bị dị ứng, bụng yếu, đang bị cảm lạnh thì không nên ăn mực. Mẹ bỉm cũng chỉ nên ăn 2-3 lần/ tuần, tránh ăn nhiều mực trong bữa ăn cũng như ăn liên tục nhiều ngày, để tránh ảnh hưởng tiêu hóa.
Mực khô thì chuyên gia khuyến cáo không nên ăn trong thời gian ở cữ. Theo quan niệm dân gian thì cần sau 3 tháng 10 ngày thì có thể ăn mực khô. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mực tươi và mực khô, không nên tự ý sử dụng. Khi ở cữ hay hết thời gian ở cữ cũng không được ăn quá nhiều, nhất là mẹ bỉm còn đang cho con bú.
Tóm lại, mẹ bỉm nên chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác để ăn thay vì dùng mực khô.
Những món ăn vặt bà mẹ bỉm có thể dùng
Khô mực không phù hợp cho mẹ bỉm, vì nó chỉ là món ăn phụ, phụ nữ sau khi sinh con cần bổ sung dưỡng chất và các thức ăn dễ tiêu. Dưới đây là một số món ăn vặt mẹ bỉm có thể ăn:
Sinh tố và sữa chua
Sữa chua rất có lợi cho tiêu hóa, nhờ hàng tỷ lợi khuẩn giúp chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Sữa chua cùng có lượng canxi cao giúp xương chắc khỏe. Mẹ bỉm có thể dùng 1- 2 hũ sữa chua/ ngày (có thể ăn loại không đường thì càng tốt). Kết hợp sữa chua cùng trái xây cũng tạo nên một ly sinh tố bổ dưỡng.
Các loại trái cây
Các loại trái cây cũng là nhóm thực phẩm mà mẹ bỉm có thể bổ sung, có thể ăn các loại trái cây như vú sữa, chuối, bơ, ...Trái cây là loại có lượng chất xơ dồi dào, tăng cường đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa.
Các loại hạt dinh dưỡng
Phụ nữ sau khi sinh con có thể bổ sung các hạt dinh dưỡng lành mạnh như: Hạt macca, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều,.... Các loại hạt ngũ cốc này đều là những loại giàu dưỡng chất, có hàm lượng cao các chất như omega 3, vitamin B, sắt, chất xơ, axit folic...
Các dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng, bổ máu, có lợi cho hệ tiêu hóa...ngoài ra, các hạt này còn có lợi cho trí não của bé.
Lời kết
Khi ở cữ phụ nữ sau sinh không nên ăn khô mực, hãy bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh để giúp mẹ và bé khỏe mạnh.